Danh Nhân
Có thể bạn quan tâm
Thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ đầu độc lập
Bát nạn tướng quân Vũ Thị Thục Nương (thế kỷ I): quê ở Phong Châu (Vĩnh Phú), về vùng Tiên La (Ðoan Hùng, Hưng Hà) lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Hán, sau là một nữ tướng kiệt xuất của Hai Bà Trưng.
Lý Bí: còn có tên là Lý Bôn, quê ở Long Hưng (Thái Bình ngày nay), người anh hùng dân tộc lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Lương, sáng lập nên nhà nước Vạn Xuân, lên ngôi lấy hiệu là Lý Nam Ðế.
Trần Lãm (thế kỷ X): quê ở Kỳ Bá (nay thuộc thành phố), là một trong những sứ quân mạnh nhất thời loạn 12 sứ quân, là người đào tạo và giúp đỡ cơ sở ban đầu cho Ðinh Bộ Lĩnh trở thành người dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
Bùi Quang Dũng (thế kỷ X), một nhà hoạt động chính trị, quân sự nổi tiếng thời Ðinh. Ông có nhiều công lao tổ chức khai phá, mở mang kinh tế vùng Bố Hải khẩu.
Thời Lý
Ðỗ Ðô (1042-?): quê ở Song Lãng, Vũ Thư, một thiền sư nổi tiếng thời Lý.
Tiến sĩ Ðặng Nghiêm (thế kỷ XII): quê ở làng An Ðể - xã Hiệp Hoà - huyện Vũ Thư, là người Thái Bình đầu tiên thi đỗ đại khoa (tiến sĩ) năm 1185.
Thời Trần, Hồ
Trần Thủ Ðộ (1194-1264): quê ở làng Phù Ngự (nay thuộc Liên Hiệp - Hưng Hà), nhà hoạt động chính trị, có công sáng lập triều Trần.
Trần Thị Dung (?-1259): quê làng Phù Ngự (nay thuộc Liên Hiệp - Hưng Hà), người phụ nữ nổi tiếng, có nhiều công lao trong việc sáng lập và củng cố vương triều nhà Trần, có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, Mông, là vợ của Trần Thủ Ðộ.
Tiến sĩ Nguyễn Thành (cuối thế kỷ XIV - đầu XV): quê ở Thăng Long - Ðông Hưng, có công trong kháng chiến chống quân Minh, là Tế tửu Quốc tử giám (hiệu trưởng trường đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam) ở cả hai triều Hồ, Lê.
Phạm Nhữ Dực (thế kỷ XV): còn có tên là Phạm Ðộc Lâm, quê ở An Mỹ - Quỳnh Phụ, nhà thơ cổ nhất của Thái Bình, có hơn 60 bài thơ được chép trong Toàn Việt thi lục của Lê Quí Ðôn.
Thời Lê
Tam nguyên trạng nguyên Phạm Ðôn Lễ (thế kỷ XV): quê làng Hải Triều (nay thuộc xã Tân Lễ, Hưng Hà), đỗ đầu cả 3 kỳ thi hương, hội, đình; làm chánh sứ sang Trung Quốc, học được nghề dệt chiếu về mở mang ở quê, đến nay còn gìn giữ và phát triển.
Nguyễn Thị Lộ (thế kỷ XV): quê ở làng Hải Hồ (nay thuộc xã Tân Lễ, Hưng Hà), bà cùng chồng là Nguyễn Trãi góp nhiều công lao xây dựng và củng cố vương triều nhà Lê.
Thám hoa Quách Ðình Bảo (thế kỷ XV), quê làng Phúc Khê (nay thuộc Thái Phúc, Thái Thuỵ), tham gia biên soạn bộ Thiên nam dự hạ tập và là người có nhiều đóng góp trong việc cải cách giáo dục, khoa cử, đào tạo nhân tài thời Lê sơ.
Hoàng giáp Quách Hữu Nghiêm (thế kỷ XV), em ruột Quách Ðình Bảo, là người nổi tiếng về tài năng học rộng, đỗ cao, thơ hay, sứ giỏi.
Tiến sĩ Ðoàn Huệ Nhu (thế kỷ XV) quê làng Phù Ngự (nay thuộc Liên Hiệp, Hưng Hà), tham gia Tao Ðàn nhị thập bát tú do vua Lê Thánh Tông sáng lập.
Trạng nguyên Ðỗ Lý Khiêm (thế kỷ XVI) quê làng Ngoại Lãng (nay thuộc Song Lãng, Vũ Thư), làm chánh sứ, trên đường về đã hy sinh tại Bằng Tường (Trung Quốc).
Ðình nguyên Hoàng giáp Bùi Sĩ Tiêm (1690 - 1733) quê làng Kinh Lũ (nay thuộc Ðông Kinh, Ðông Hưng), làm quan có khí phách cứng cỏi, nhiều lần dâng sớ can ngăn vua chúa.
Tiến sĩ Nguyễn Tông Quai (1693 - 1767) quê làng Sâm (nay thuộc Hoà Tiến, Hưng Hà), một học quan có tiết tháo, nhà thơ tài ba.
Tiến sĩ Phạm Công Thế (1702 - ?) quê làng Hoàng Xá (nay thuộc Ðông Phương, Ðông Hưng), làm quan Ðông các hiệu thư, liên kết với các sĩ phu giúp cuộc khởi nghĩa Lê Duy Mật, việc bại lộ, ngang nhiên chịu chém và bị đục tên khỏi bia tiến sĩ.
Tiến sĩ Ðoàn Nguyễn Thục (1718 - 1775) quê làng Hải An (nay thuộc Quỳnh Nguyên, Quỳnh Phụ), nhà ngoại giao, nhà thơ lớn (thân phụ Ðoàn Nguyễn Tuấn).
Tam nguyên bảng nhãn Lê Quý Ðôn (1726 - 1784) quê làng Diên Hà (nay thuộc xã Ðộc Lập, Hưng Hà), nhà bác học lớn nhất Việt Nam thời phong kiến.
Cử nhân Ðoàn Nguyễn Tuấn (thế kỷ XVIII) quê làng Hải An (nay thuộc Quỳnh Nguyên, Quỳnh Phụ), trọng thần thời Tây Sơn, nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà thơ nổi tiếng.
Tiến sĩ Uông Sĩ Ðiển, còn có tên là Uông Sĩ Lãng (1733 - ?) quê làng Vũ Nghị (nay thuộc xã Thái Hưng, Thái Thuỵ), nhà sử học nổi tiếng.
Hoàng Công Chất (thế kỷ XVIII) quê làng Hoàng Xã (nay thuộc Nguyên Xá, Vũ Thư), lãnh tụ nông dân khởi nghĩa chống triều đình Lê-Trịnh lớn vào bậc nhất thế kỷ XVIII.
Thời Nguyễn
Cử nhân Doãn Uẩn tức Doãn Ôn (1795 - 1849) quê làng Ngoại Lãng (nay là Song Lãng, Vũ Thư), nhà hoạt động xã hội,, nhà quân sự, nhà thơ.
Tiến sĩ Phạm Thế Hiển (1803 - 1861) quê Luyến Khuyết (nay thuộc Thuỵ Phong, Thái Thuỵ) là người Thái Bình đầu tiên trong triều đình Huế kiên trì chủ chiến, tử thủ giữ thành Gia Ðịnh và hy sinh anh dũng.
Phan Bá Vành (thế kỷ XIX) quê làng Minh Giám (nay thuộc Vũ Bình, Kiến Xương), lãnh tụ nông dân khởi khởi nghĩa chống triều đình phong kiến.
Tiến sĩ Doãn Khuê (1813 - 1882) quê làng Ngoại Lãng (nay thuộc Song Lãng, Vũ Thư), nhà giáo yêu nước, có nhiều đóng góp trong buổi đầu chống Pháp.
Nguyễn Mậu Kiến (1819 - 1879) quê Ðộng Trung (nay thuộc Vũ Trung, Kiến Xương), nhà văn thân yêu nước nổi tiếng ở Bắc Kỳ.
Ðình nguyên Hoàng giáp Nguyễn Quang Bích (1832 - 1890) quê Trình Phố (nay là xã An Ninh, Tiền Hải), nhà thơ, nhà văn thân yêu nước chống Pháp.
Cử nhân Bùi Viện (1839 - 1878) quê Trình Phố (nay là xã An Ninh, Tiền Hải), người Việt Nam đầu tiên mở đường ngoại giao sang Mỹ, nhà cải cách xã hội.
Cử nhân Nguyễn Doãn Cử (1821 - 1890) quê Dũng Nghĩa (nay thuộc xã Duy Nhất, Vũ Thư), nhà giáo giàu tài năng và uy tín, nhà thơ.
Cử nhân Phạm Huy Quang (1846 - 1888) quê Phù Lưu (nay thuộc xã Ðông Sơn, Ðông Hưng), một sĩ phu yêu nước chống Pháp.
Tạ Hiện (? - 1887) quê Quang Lang (nay thuộc xã Thuỵ Hải, Thái Thuỵ), một võ tướng giàu mưu lược, là thủ lĩnh vũ trang Cần Vương kháng Pháp.
Nguyễn Hữu Bản (1814 - 1883) quê Ðộng Trung (nay thuộc xã Vũ Trung, Kiến Xương), con trai nhà văn thân yêu nước Nguyễn Mậu Kiến, đã hy sinh trong trận chiến đấu giữ thành Nam Ðịnh năm 1883.
Cử nhân Nguyên Thành Thà (? - 1895) quê xã Thăng Long (Ðông Hưng), một võ sư, cha con, ông cháu kế tiếp nhau duy trì vũ trang kháng Pháp ở miền Ðịnh, Tu (Nam Ðịnh - Thái Bình - Hưng Yên).
Ðốc Ðen tức Bùi Như Quảng, quê làng Yên Lũ (nay thuộc xã Ðông Quang, Ðông Hưng), một trong những thủ lĩnh kiệt xuất trong phong trào vũ trang Cần Vương chống Pháp ở Thái Bình nửa cuối thế kỷ XIX.
Phó bảng Trần Xuân Sắc (1848 - 1919) quê làng Ðông Thành (nay thuộc xã Nam Hải, Tiền Hải), nhà yêu nước, nhà giáo, đã đào tạo được nhiều thế hệ học trò yêu nước.
Kỳ đồng Nguyễn Văn Cẩm (1875 - 1929) quê làng Ngọc Ðình (nay thuộc xã Văn Cẩm, Hưng Hà), nhà yêu nước, nhà thơ, người Việt Nam đầu tiên đậu bằng tú tài khoa học ở Angiêri.
Cử nhân Phạm Tư Trực (1869 - 1921) quê làng Hoàng Xá (nay thuộc xã Nguyễn Xá, Vũ Thư), nhà yêu nước, nhà giáo, nhà thơ.
Ðinh nguyên Hoàng giáp Ðào Nguyên Phổ (1860 - ?) quê Thượng Phúc (nay thuộc Quỳnh Hoàng, Quỳnh Phụ), nhà sử học, nhà hoạt động chính trị có danh tiếng trong phong trào Ðông Kinh nghĩa thục.
Ngô Quang Ðoan (1872 - 1945) quê Trình Phố (nay là xã An Ninh, Tiền Hải), con cả danh nhân Nguyễn Quang Bích, một trong những yếu nhân của phong trào yêu nước ở Bắc kỳ.
Thời kỳ thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
Nguyễn Công Thu (1894 - 1976) quê xã Vũ Trung, Kiến Xương (cháu nội danh nhân Nguyễn Mậu Kiến), một trong những người đầu tiên được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc huấn luyện tại Quảng Châu (Trung Quốc) vào những năm 1925 - 1926, có nhiều đóng góp đưa đón thanh niên yêu nước sang Quảng Châu du học và hình thành tổ chức cộng sản ở Hà Nội.
Nguyễn Danh Ðới (1905 - 1943) người xã Vũ Trung (cháu 4 đời danh nhân Nguyễn Mậu Kiến), bí thư kỳ bộ thanh niên đầu tiên ở Bắc Kỳ, tham gia sáng lập Ðảng cộng sản Ðông Dương.
Nguyễn Ðức Cảnh (1908 - 1932) quê Diêm Ðiền, Thái Thuỵ, tham gia sáng lập Ðảng cộng sản Ðông Dương, sáng lập Công hội đỏ (tiền thân của Tổng Liên doàn lao động Việt Nam).
Vũ Trọng, quê làng Trình Phố (nay thuộc xã An Ninh, Tiền Hải), là bí thư một trong hai chi bộ cộng sản đầu tiên ở Thái Bình.
Nguyễn Văn Năng (1902 - 1964) quê làng Thượng Phú (nay thuộc xã Ðông Phong, Ðông Hưng), bí thư tỉnh bộ đầu tiên của Thái Bình.
Từ khóa » Một Danh Nhân Là Gì
-
[PDF] Truyền Thống Tôn Vinh Danh Nhân Của Người Việt Và Vấn đề Văn Hoá ...
-
Nêu đánh Giá Của Em Về Một Số Danh Nhân Văn Hoá Tiêu Biểu TK XV ...
-
Nên Gọi Họ Là Vĩ Nhân Văn Hóa - Tiền Phong
-
Một Số Danh Nhân Văn Hoá Xuất Sắc Của Dân Tộc | SGK Lịch Sử Lớp 7
-
Top 10 Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới được UNESCO Công Nhận
-
Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới Là Gì
-
Đôi điều Suy Nghĩ Về Danh Nhân Văn Hoá
-
4 Danh Nhân Kiệt Xuất Của Việt Nam được UNESCO Vinh Danh - NTO
-
"Gọi Người Sống Là Danh Nhân, Buồn Cười” - Tin Tức - 24H
-
DANH NHÂN XỨ THANH - CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ...
-
Dạy Học Về Danh Nhân Lịch Sử - Một Cách Giáo Dục Thâm Thúy
-
Tìm Hiểu Lịch Sử Với Hành Lang Danh Nhân