Danh Sách Các Nước Nam Mỹ Gồm Những Quốc Gia Nào?
Có thể bạn quan tâm
Khu vực Nam Mỹ là một vùng lãnh thổ thuộc châu Mỹ. Mọi người thường chỉ biết đến châu Mỹ có Hoa Kỳ là cường quốc lớn mạnh nhất thế giới. bạn đã từng nghe đến Nam Mỹ nhưng không biết các nước Nam Mỹ bao gồm những nước nào? Văn hóa, phong tục của con người nơi đây? Hãy theo dõi bài viết thể rõ hơn về điều thú vị về phần lãnh thổ này.
||Bài viết nổi bật:
- Thế giới có bao nhiêu quốc gia (nước) và vùng lãnh thổ?
- Các nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trên thế giới
Nội dung bài viết
- 1 Đôi nét về khu vực Nam Mỹ
- 1.1 Vị trí địa lý của khu vực
- 1.2 Lịch sử phát triển
- 1.3 Kinh tế khu vực
- 2 Thông tin về các nước Nam Mỹ
- 2.1 Cộng hòa Argentina
- 2.2 Cộng hòa Bolivarian Venezuela
- 2.3 Cộng hòa liên bang Brazil
- 2.4 Bolivia
- 2.5 Cộng hòa Chile
- 2.6 Colombia
- 2.7 Ecuador
- 2.8 Guyana
- 2.9 Peru
- 2.10 Paraguay
- 2.11 Suriname
- 2.12 Uruguay
Đôi nét về khu vực Nam Mỹ
Nam Mỹ thuộc phần lục địa phía Tây của Nam bán cầu trên đất châu Mỹ. Phân tách với Bắc Mỹ bắt đầu từ phía nam kênh đào Panama xuống. Khu vực Nam Mỹ chiếm phần Latinh là chủ yếu bởi người dân sử dụng tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Vị trí địa lý của khu vực
Nam Mỹ có diện tích 17.840.000km² tiếp giáp với 2 đại dương lớn là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và một phần tiếp giáp Địa Trung hải. Khu vực này nổi tiếng thế giới bởi khu rừng nhiệt đới và con sông Amazon lớn nhất thế giới.
Ngoài ra còn có một vài địa danh nổi tiếng khác như: dãy núi Andes, quần đảo Galapagos, đảo Phục Sinh, bãi biển trải dài Brazil, sa mạc Atacama, thác nước cao nhất thế giới Falls.
Lịch sử phát triển
Trước thế kỷ XVI, nơi đây là khu vực sinh sống của nhiều bộ lạc da đỏ. Trong số đó, bộ tộc hùng mạnh nhất là Inca. Đó là đế chế hùng mạnh cùng mức độ tổ chức cao được phát triển. Trên dãy núi Andes, một nền văn hóa nông nghiệp phát triển rực rỡ đã được xây dựng.
Tuy nhiên, đến năm 1532 sự đổ bộ của đội quân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào bờ biển Peru khiến cho nền văn hóa Inca cũng như các tộc người khác lụi tàn. Và cuối thế kỷ XVI, cuộc thảm sát đẫm máu các dân tộc đã diễn ra. Từ đó phần lớn khu vực biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Trong khoảng từ năm 1804 – 1824, các vùng lãnh thổ là thuộc địa của Tây Ban Nha mới dành được độc lập. Còn tại Brazil thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha đến năm 1822 mới được tuyên bố độc lập bởi con trai vua bồ Đào Nha Dom Jõao VI.
Vì được phát hiện sau nên các quốc gia tại đây không chịu bất cứ ảnh hưởng nào của thế chiến thứ 2.
Kinh tế khu vực
Với 2 thế kỷ phát triển, Nam Mỹ được đánh giá trải qua thời kỳ phát triển kinh tế rực rỡ. Sự phát triển này thể hiện rõ qua các công trình xây dựng như tòa Gran Costanera của Chile hay hệ thống tàu điện ngầm Bogota Metro. Thế nhưng vấn nạn lạm phát luôn cao, đầu tư thì thấp còn tỷ lệ lãi suất thuộc mức cao. Chính những điều đó đã cản trở sự phát triển của các quốc gia Nam Mỹ.
Nền kinh tế của các quốc gia nơi đây phụ thuộc phần nhiều vào việc hàng hóa và tài nguyên thiên nhiên xuất khẩu. Đặc biệt khoảng cách phân biệt giàu nghèo tại nơi này cao nhất thế giới. Chính điều này khiến cho những khu ổ chuột nằm xen kẽ giữa các trung tâm thương mại tại các thành phố lớn.
||Xem thêm bài viết: Danh sách Thủ đô các nước Nam Mỹ
Thông tin về các nước Nam Mỹ
Dựa vào hệ thống lược đồ châu Mỹ của Liên Hiệp Quốc thì Nam Mỹ bao gồm 13 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngay bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số thông tin về những quốc gia này.
Cộng hòa Argentina
– Diện tích: tổng diện tích 2.766.891km2.
– Thủ đô: Buenos Aires
– Ngôn ngữ chính: tiếng Tây Ban Nha
– Vị trí địa lý: Là một trong những vùng thuộc cực Nam của thế giới trải dài từ dãy núi Andes đến biển Đại Tây Dương. Phía Bắc của nó giáp với Paraguay và Bolivia. Phía Đông giáp với Brazil, Uruguay còn phía Tây và nam tiếp giáp Chile.
– Khí hậu: Vì trải dài nên khí hậu đất nước này đa dạng vô cùng. Nhiệt độ trung bình trong một năm khoảng từ 22 độ tại cực Bắc còn cực Nam là -5 độ C.
– Kinh tế: Nền kinh tế quốc gia này lớn thứ 3 ở khu vực chỉ sau Brazil và Mexico. Quốc gia này là nơi sản xuất hướng dương, trà mate, chanh và dầu đậu nành đứng đầu thế giới. Những sản phẩm nông nghiệp khác cũng đều đứng top 5 thế giới. Các ngành công nghiệp như khí đốt, dầu mỏ, đông cơ sinh học cũng dẫn đầu thế giới.
Cộng hòa Bolivarian Venezuela
– Diện tích: 912.050km²
– Thủ đô: Caracas
– Vị trí địa lý: Nằm trong vùng vịnh Caribe trên dãy núi thuộc Andes ở độ cao 5007m. Phía Đông Nam có nhiều cao nguyên dốc đứng, càng gần về vùng trung là các đồng cỏ thấp.
– Khí hậu: Ở những khu vực ven biển là khí hậu nhiệt đới khô, gần núi lại có khí hậu mát mẻ. Tại khu vực đồng bằng từ tháng 12 đến tháng 3 có mùa khô.
– Kinh tế: Venezuela chú trọng phát triển công nghiệp nên ngành này chiếc đến 63%. Tổng lượng dầu mỏ xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới. Về nông nghiệp chủ yếu xuất khẩu mía và cà phê.
Cộng hòa liên bang Brazil
– Diện tích: 8.511.965km²
– Thủ đô: Brasilia
– Vị trí địa lý: Nằm ở phía nam của con sông Amazon lớn nhất thế giới. Nông nghiệp của lãnh thổ này chỉ yếu được cung cấp nước tưới tiêu nhờ con sông này.
- Phía Bắc là các cánh rừng nhiệt đới trù phú
- Phía Nam lưu vực có cao nguyên trung tâm với nhiều đồng cỏ lớn.
- Phía Đông và Nam tiếp giáp vùng núi có các cao nguyên rộng lớn, chia thành nhiều thung lũng màu mỡ.
– Khí hậu: Lưu vực gần với con sống Amazon có khí hậu nhiệt đới với lượng mưa lớn. Những khu vực còn lại mang khí hậu cận nhiệt hoặc khí hậu ôn hòa.
– Kinh tế: Vì có bờ biển được ví như thiên đường nên ngành du lịch nước này chiếm 72,8% nên kinh tế. Tiếp theo là công nghiệp chiếm 21%. Quốc gia này được đánh giá có nền kinh tế phát triển nhất Nam Mỹ. Còn tại châu Mỹ chỉ đứng sau Hoa Kỳ.
Bolivia
– Diện tích: 1.098.580km2
– Thủ đô: La Paz
-Vị trí địa lý: Có vị trí trung tâm của lục địa Nam Mỹ, có dãy Andes với đỉnh Saitama chia thành 2 nhánh song song. Vùng đất thấp thuộc phía Đông và Đông Bắc có rừng mưa nhiệt đới, đồng bằng cận nhiệt, đồng cỏ khô.
– Khí hậu: Vùng Tây Nam của quốc gia này có lượng mưa không đáng kể. Khu vực Đông Bắc lượng mưa lớn, nhiệt độ phân hóa theo độ cao. Bolivia chủ yếu là các dãy núi cao nên khí hậu mang nét nhiệt đới nhiều hơn.
– Kinh tế: So với các quốc gia trong khu vực thì Bolivia tương đối nghèo dù có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Nguồn đầu tư không ổn định, chính trị bất ổn chính là lý do kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước.
Cộng hòa Chile
– Diện tích: 756.950km2
– Thủ đô: Santiago
– Vị trí địa lý: Nằm trong vùng phía Nam của Nam Mỹ, giáp với Nam Thái Bình Dương. Là đất nước nằm giữa Argentina và Peru.
– Khí hậu: Thuộc vùng khí hậu ôn đới có năm nóng đến 43 độ C nhưng có năm chỉ ở rét dưới 40 độ C.
- Miền Bắc: Địa hình của đất nước này trải dài từ Bắc xuống Nam nên khí hậu rất đa dạng. Có sa mạc khô hạn nhất thế giới Atacama, một số nơi còn chưa bao giờ xuất hiện mưa. Nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch đáng kể.
- Miền Trung: Khí hậu cận nhiệt đới địa trung hải. Nơi này có đường bờ biển dài nên nhiệt độ cũng có phần không giống miền Bắc. Vào mùa hè, ban ngày nhiệt độ chỉ khoảng 26 độ C còn đêm xuống đến 13 độ C. Mùa đông thường ngắn, nhiệt độ thấp nhất là dưới 0 độ C còn cao nhất chỉ khoảng 10 – 15 độ vào mùa này.
- Miền Nam: Trong năm thường mưa nhiều, ngày và đêm không có sự khác biệt lớn. Ở những khu vực cận nam thời tiết thường đa dạng hơn, nhiều ẩm ướt, có gió và lạnh.
– Kinh tế: Chile được thiên nhiên ban tặng có nhiều cảnh quan đẹp do đó ngành dịch vụ ở đây rất phát triển. GDP ngành dịch vụ chiếm đến 60% trong tổng GDP cấu trúc ngành. Hiện nay, Chile được đánh giá có nền kinh tế thị trường thông thoáng và mở cửa nhất tại khu vực Mỹ La Tinh. Chính nhờ những cải cách mà đến nay thu nhập người dân đã nâng cao hơn nhiều.
Colombia
– Diện tích: 1.138.910km2
– Thủ đô: Bogota
– Vị trí địa lý: Phần lớn lãnh thổ Colombia nằm ở phía Đông dãy Andes. Nơi có các đồng cỏ và rừng mưa nhiệt đới thuộc lưu vực sông Amazon. Trong khu vực thì đất nước này thuộc phía Bắc Nam Mỹ. Nằm giữa Panama và Venezuela có một mặt giáp với biển Caribe.
– Khí hậu: Vì nằm hoàn trên dãy Andes nên khí hậu có sự phân hóa theo độ cao. Tại vùng thấp của dãy Andes thường có khí hậu ôn hòa, khu vực cao trên 4000m quanh năm tuyết bao phủ. Những phần còn lại mang khí hậu nhiệt đới, nhất là khu vực ven biển hoặc lưu vực sông Amazon khí hậu nóng và ẩm nhiều.
– Kinh tế: Nền kinh tế của đất nước này chỉ ở mức trung bình tại Nam Mỹ. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu chính là cà phê đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil. Một số mặt hàng thương mại xuất khẩu khác có thể kể đến là chuối, mía, thuốc lá và hoa. Tuy nhiên, khoản thu nhập lớn nhất lại đến từ việc trồng cần sa và cocain bất hợp pháp.
Một số khoáng sản có thể kể đến là: bạc, quặng sắt, than, dầu mỏ và khí tự nhiên. Các ngành chính là chế biến thực phẩm, lọc dầu, phân bón, dệt, may mặc,…
Ecuador
– Diện tích: 283.586km2
– Thủ đô: Quito
– Vị trí địa lý: Ecuador thuộc Đông Nam Mỹ, đường biên giới tiếp giáp với Colombia và Peru. Không chỉ thế đường xích đạo của nó còn gần với Thái Bình Dương. Chính dãy núi Andes đã chia đôi đồng bằng ven biển Thái Bình Dương dẫn đến sự phân hóa thời tiết rõ rệt.
– Khí hậu: Khí hậu tại nơi này là nhiệt đới ẩm. Vùng đồng bằng ven biển phía Bắc thì ẩm rõ rệt. Còn phía nam thì khô cằn tại các thung lũng khiến vùng núi mang khí hậu ôn hòa.
– Kinh tế: Vẫn là một đất nước phát triển về ngành dịch vụ bởi cảnh đẹp cũng như văn hóa nơi này. Trong tổng GDP cấu trúc ngành thì dịch vụ chiếm 51%, công nghiệp chỉ 37%, nông nghiệp 12%. Dầu lửa vẫn là nguồn thu ngoại hối chủ yếu, ngoài ra còn có thực phẩm, hàng dệt, kim loại và gỗ.
Guyana
– Diện tích: 214.970km2
– Thủ đô: Georgetown
– Vị trí địa lý: Thuộc phía Bắc của Nam Mỹ nằm giữa Venezuela và Suriname, có một mặt tiếp giáp với biển Bắc Đại Tây Dương.
– Khí hậu: vùng nội địa phía trong mang khí hậu nhiệt đới còn ven biển đồng bằng khí hậu ôn hòa hơn nhiều.
– Kinh tế: Quốc gia này chú trọng phát triển các ngành chính như khai thác Bô-xít, sản xuất đường, gỗ, vàng, thực phẩm, trồng lúa và mía. Ngành chủ lực của Guyana vẫn lấy nông nghiệp làm chính thức.
Peru
– Diện tích: 1,285,220km2
– Thủ đô: Lima
– Vị trí địa lý: Nằm ở vùng đất phía tây của Nam Mỹ, vùng đồng bằng của nơi này thường khô cằn. Cũng nằm trên dãy Andes nhưng lại chịu ảnh hưởng bởi động đất nên chia thành 3 nhánh chạy song song theo chiều Bắc xuống Nam. Diện tích ⅔ thuộc rừng nhiệt đới lưu vực sông Amazon.
– Khí hậu: Khí hậu đa dạng bao gồm: sa mạc cận nhiệt đới ở duyên hải, nhiệt đới mưa nhiều tại lưu vực sông và khí hậu lạnh vùng cao tại dãy Andes.
– Kinh tế: Thiên tai, tỷ lệ sinh cao, chiến tranh và xuất khẩu giảm khiến cho nền kinh tế Peru ảnh hưởng nặng nề. Hiện nay, Peru là nước thất nghiệp, lạm phát ở mức cao và vay nợ nhiều nhất.
Peru có nhiều khoáng sản bao gồm: bạc, đồng , chì, than đá, quặng sắt và dầu lửa. Ngành công nghiệp thủy sản từng đứng đầu thế giới đến năm 1971 thì giảm sút. Đến ⅓ lao động chủ yếu làm nông nghiệp để tự túc về nông nghiệp rồi xuất khẩu. một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu có thể kể đến là cà phê, mía, khoai tây và cocain.
Paraguay
– Diện tích: 406.750km²
– Thủ đô: Asuncion
– Vị trí địa lý: nằm ở vùng phía Nam của Nam Mỹ, phía Đông Bắc tiếp giáp với Argentina. Đất nước chia làm 2 vùng rõ rệt, phía tây sông Paraguay là đồng bằng Goran Chaco nửa khô cằn. Còn phía Đông của sông là cao nguyên uốn nếp có rừng.
– Khí hậu: Nơi đây là kiểu khí hậu cận nhiệt, lượng mưa chênh lệch tương đối lớn giữa miền Tây và miền Đông.
– Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính bao gồm chăn nuôi súc vật, trồng bông và đậu tại các nông trại. Thủy điện của đập trên sông là cơ sở cho công nghiệp. Ngành dịch vụ vẫn chiếm tỷ trong GDP cao nhất của đất nước này.
Suriname
– Diện tích: 163.270km2
– Thủ đô: Paramaribo
– Vị trí địa lý: Thuộc các nước nằm ở khu vực Nam Mỹ. Lãnh thổ của nơi này bao gồm nhiều đồng bằng lầy lội ven biển. Đa số là các vùng cao nguyên, ở giữa là rừng còn núi thì đẩy về phía Nam.
– Khí hậu: Kiểu khí hậu nhiệt đới với lượng mưa lớn.
– Kinh tế: Nền kinh tế của đất nước này thuộc loại trung bình của Nam Mỹ. Ngành công nghiệp khai thác rồi tinh chế Bô-xít là chủ đạo. Nông nghiệp của ngành này chủ yếu là nuôi tôm, trồng mía lấy đường, trồng cam.
Uruguay
– Diện tích: 176.220km2
– Thủ đô: Montevideo
– Vị trí địa lý: Thuộc phần trung của Nam Mỹ, lãnh thổ chủ yếu là đồng bằng thấp cùng cao nguyên. Phần đất Đông Nam có nhiều đồi cao trên 500m.
– Khí hậu: Khí hậu ôn đới với mùa hè ấm còn mùa đông thì ôn hòa.
– Kinh tế: Du lịch là ngành thu ngoại tệ lớn nhất của đất nước này, chiếm 66% trong tỷ trong GDP. Vì 80% diện tích là các bãi chăn nuôi bò và cừu nên sản phẩm nông nghiệp gồm thịt gia súc, da sống, len xuất khẩu chủ yếu.
Nhờ mở cửa thu hút nhà đầu tư và lao động nước ngoài mà đất nước này phát triển. Dù tài nguyên ít nhưng mức sống tại đất nước này luôn ở mức cao.
Trong khuôn khổ bài viết đã giải đáp được thắc mắc “các nước Nam Mỹ gồm những nước nào?”. Không chỉ thế còn cung cấp một số thông tin liên quan đến từng đất nước cho mọi người. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ có ích cho các bạn.
||Bài viết liên quan khác:
- Lá cờ các nước Bắc Mỹ có ý nghĩa như thế nào
- Nước Mỹ có bao nhiêu bang? danh sách các tiểu bang của mỹ
- Quốc kỳ (cờ) các nước châu Phi
- Nam phi có mấy thủ đô
- Danh sách những nước ít dân nhất thế giới
Từ khóa » Brazil đất Nước Nam Mỹ
-
Brazil, đất Nước Lớn Nhất Nam Mỹ - Dịch Vụ Làm Visa Nhanh
-
Nam Mỹ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Brasil – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Nước Nam Mỹ
-
KHÁM PHÁ NAM MỸ BRAZIL – ARGENTINA - VYC Travel
-
KHÁM PHÁ NỀN VĂN MINH NAM MỸ BRAZIL - PERU - ARGENTINA
-
NAM MỸ : BRAZIL - ARGENTINA | Trip24h Việt Nam
-
Tại Sao Brazil Mạnh Nhất Nam Mỹ? - YouTube
-
Du Lịch Nam Mỹ - Người Việt ở Brazil - Kỳ 1: Đến đất Khách, Cùng ...
-
Nam Mỹ - Wikimedia Tiếng Việt
-
Trẻ Em:Nam Mỹ/Brazil – Wikibooks Tiếng Việt
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Nam Mỹ - Vietravel
-
TC0769 | NỀN VĂN MINH NAM MỸ - BRAZIL - ARGENTINA - PERU
-
Nam Mỹ Có Bao Nhiêu Quốc Gia, Gồm Những Nước Nào?