Danh Tu Phat Hoc

Danh từ Phật học

amitabha-lotus.gif (3470 bytes)

Phật

Phật là tiếng Phạn , nói cho đầy đủ là Phật – Đà – Da và cũng là Bố -Đạt –Da . NgườiTrung Hoa có thói quen hay dùng văn tự tắt , nên chỉ đơn giản dùng một chữ ‘ Phật” . Người Trung Hoa nhận biết được chữ Phật , nhưng nếu bảo giải nghĩa , thì họ không giải nghĩa được . Phật nghĩa là Giác-giả , tức là Người Giác Ngộ . Có 3 loại giác ngộ : Bổn –giác , Thủy –giác và Cứu –cánh giác . Bổn-giác nghĩa là Phật tánh sẵn có , là vốn đã giác ngộ rồi , không cần phải tu hành nữa . Thủy-giác tức là mới vừa bắt đầu giác ngộ . Chúng ta đều vốn có Phật tánh , đều có thể thành Phật ; nhưng vì chưa giác ngộ , nên chỉ có Bổn-giác mà không có Thủy-giác . Khi chúng ta mới bắt đầu phát tâm muốn học Phật Pháp , muốn nghiên cứu đạo lý của Phật , thì gọi là Thủy-giác , tức là bắt đầu giác ngộ . Sau đó mỗi ngày chúng ta sẽ giác ngộ nhiều hơn , ví dụ như chúng ta nghe Phật Pháp , nghe nhiều lần thì càng hiểu được nhiều hơn , cho đến khi hoàn toàn thấu hiểu rồi thì cũng là lúc chúng ta thành Phật , đây gọi là Cứu-cánh giác .

Giác ngộ cũng có nghĩa là Tự giác , Giác tha , Giác hạnh viên mãn . Tự-giác là tự mình giác ngộ . Người đã tự giác với phàm phu thì không giống nhau , vì phàm phu thì chưa giác ngộ . Ai mới có thể gọi là bậc tự giác? Là người thuộc hàng Nhị-thừa , tức là Thanh-văn , Duyên-giác . Họ chỉ có thể tự giác mà không thể giác tha , nên gọi là hàng Nhị-thừa hay Tiểu-thừa .

Giác-tha là hạnh nguyện của bậc Bồ-tát . Bồ-tát và Nhị-thừa thì không giống nhau . Nhị-thừa và phàm phu cũng không giống nhau . Thế nào gọi là Giác-tha? Tức là sau khi chúng ta đã giác ngộ được đạo lý này rồi , bèn đem đạo lý ấy phát dương rộng ra và giảng giải cho mọi người , hy vọng ai ai cũng đều được giác ngộ: đây gọi là Giác-tha . Bồ-tát là tự lợi , lợi tha , nghĩa là khi tự mình đã đạt được lợi ích rồi , mới dùng sự lợi ích này để làm lợi cho tất cả chúng sanh . Nhị-thừa thì không phải như vậy , họ chỉ biết tự lợi mà không biết lợi tha , chỉ biết tự mình hiểu đạo lý này là được rồi , không màng đến những chúng sanh khác , vì vậy Phật gọi hàng Nhị-thừa là ‘Tự Liễu Hán” (Vị A-la-hán chỉ lo tự cứu lấy mình) và khiển trách họ là ‘tiêu nha , bại chủng” (mầm khô , giống hư) .Bởi vì họ không thể đem ánh sáng Phật Pháp phát dương rộng ra thì như cây mới vừa đâm chồi lại bị khô đi , không chi sinh trưởng được , và cũng như hạt giống đã được gieo xuống đất , nhưng lại là hạt giống hư .

Bồ-tát có thể giác tha nhưng chưa thể giác hạnh viên mãn . Giác Hạnh Viên Mãn tức là hoàn thành hai hạnh nguyện Tự-giác và Giác-tha . Đức Phật đã hoàn tất ba hạnh giác ngộ này , Giác-hạnh viên-mãn , vạn đức đều hoàn bị , nên Ngài đã thành Phật .

Trở về trang nhà | Về đầu trang

Từ khóa » Bổn Giác