Đào Cam Mộc- Công Thần Khai Quốc Thời Nhà Lý

quê ngoại ở xã Yên Trung, huyện Yên Định.
Quê ngoại của Đào Cam Mộc ở xã Yên Trung, huyện Yên Định.

Đào Cam Mộc sinh ra ở thôn Tràng Lang, xã Định Tiến, huyện định. Sau khi cha mất, ông được mẹ đưa về quê ngoại ở xã Yên Trung, huyện Yên Định.

Tích xưa kể lại: Một hôm, bà mẹ Cam Mộc ra sông Mã gánh nước, có quả bầu trôi cứ quẩn vào chân. Thấy lạ, bà vớt lên đem về nhà. Ít lâu sau, bà mang thai; đến lúc Cam Mộc ra đời, trong nhà có ánh hào quang tỏa rạng, mới biết sinh được quý tử. Sau này, khi mẹ của Đào Cam Mộc qua đời, người dân địa phương xây mộ bà tại vị trí linh thiêng của làng; quanh năm khói nhang thờ phụng bày tỏ lòng biết ơn người mẹ hiền đã có công sinh dưỡng cho quê hương, đất nước một người tài.

Phần mộ mẫu thân Đào Cam Lộc.
Phần mộ thân mẫu Đào Cam Mộc.

Bà Trịnh Thị Tường, Xã Yên Trung, huyện Yên Định: Hàng năm, đến ngày 25 tháng chạp, làng lại ra đắp cho mộ của bà. Cứ như vậy, mộ của bà càng ngày càng lớn, nên dân làng gọi làng đó là làng Mả lớn.

Tương truyền, khi Đào Cam Mộc đến tuổi trưởng thành, nổi tiếng có sức khỏe, trí tuệ hơn người. Một hôm, thuyền vua Lê Đại Hành đi qua sông bị mắc cạn, quân lính đẩy mãi mà không nhúc nhích, Đào Cam Mộc đã ra tay giúp sức, được vua phát hiện tài năng, vời vào cung lo việc triều chính. Ngày nay ở xã Yên Trung, huyện Yên Định vẫn còn khúc sông được đặt tên Cựu Mã Giang.

Khi nhà Tiền Lê suy yếu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, Đào Cam Mộc là người có công phò Lý Công Uẩn lên ngôi, chấn hưng đất nước. Nhờ đó, ông được vua Lý gả con gái, phong là Nghĩa Tín Hầu. Năm 1015, Đào Cam Mộc mất, được phong Thái sư Á vương. Nhân dân quê ngoại ông ở Nam Trịnh (xã Yên Trung) tiếc thương, lập đền thờ phụng. Tại các nơi thờ tự của Đào Cam Mộc thường đề dòng chữ “Sinh vi Lý tướng, tử vi Lê thần”, có nghĩa là: Sống làm tướng nhà Lý, chết làm thần nhà Lê, để thể hiện công lao và khí tiết của ông đối với cả 2 vương triều Nhà Tiền Lê và Nhà Lý.

Đền thờ Đào Cam Mộc ở
Đền thờ Đào Cam Mộc ở xã Yên Trung.

Hơn 1000 năm đã trôi qua, song tấm lòng ái quốc, tinh thần trung hiếu của ông vẫn là tấm gương để các thế hệ cháu con học tập, noi theo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay./.

An Thư - Đức Anh

Từ khóa » đào Cam Lộc