Đáo Hạn Là Gì? Phân Biệt Giữa đáo Hạn Và đảo Nợ Ngân Hàng?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Đáo hạn là gì?
  • 2 2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
  • 3 3. Phân biệt giữa đáo hạn và đảo nợ ngân hàng?
    • 3.1 3.1. Hoạt động được thực hiện:
    • 3.2 3.2. Hình thức, ý nghĩa thực hiện:
    • 3.3 3.3. Bản chất thực hiện:
    • 3.4 3.4. Kết quả của các hành vi:
    • 3.5 3.5. Tính hợp pháp theo quy định pháp luật:

1. Đáo hạn là gì?

Đáo hạn:

Đáo hạn là ngôn ngữ chung dùng để chỉ ngày đến hạn theo hợp đồng. Tại thời điểm xác định, bên có nghĩa vụ cần thanh toán hợp đồng hay trả nợ khi vay vốn ngân hàng. Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng bạn phải trả hoàn tất số tiền đã vay. Được hiểu là đến ngày đáo hạn, các nghĩa vụ phải được thực hiện hoàn tất. Ngày đáo hạn sẽ được quy định theo hợp đồng mà bạn ký kết với ngân hàng.

Đáo hạn là hình thức gia hạn thêm thời gian vay của khách hàng đối với ngân hàng. Thực hiện trong nhu cầu cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ. Hoặc còn có thể hiểu là hình thức tái vốn vay khi đã hết hạn vay cũ nhưng chưa thể trả hết nợ. Giúp kéo dài thêm thời gian có thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đó và được ngân hàng chấp nhận.

Bằng hình thức này người đi vay có thể gia hạn thêm được thời gian vay vốn của mình đối với ngân hàng. Họ không cần thực hiện các nghĩa vụ của khoản vay ở thời điểm đến hạn. Để thuận tiện hơn trong việc sử dụng vốn vay làm ăn, kinh doanh.

Trong trường hợp khách hàng thực hiện các khoản tiền gửi tại ngân hàng cũng có thể yêu cầu đáo hạn. Khi đó, họ được gửi thêm thời gian nữa với các quy định thỏa thuận hợp đồng và lãi suất không thay đổi.

Đáo hạn ngân hàng:

Là dịch vụ gia hạn thêm thời gian vay của khách hàng đối với ngân hàng. Hoặc tất toán thêm thời gian vay nếu họ đang thực hiện các khoản tiền gửi tại ngân hàng.

Đáo hạn ngân hàng được tiếp tục tại thời điểm ngày đáo hạn. Đến ngày phải trả hoặc rút cho những khoản vay, gửi đã được quy ước khi ký hợp đồng, khách hàng có thể thực hiện nhu cầu đáo hạn. Nếu bạn chưa có đủ kinh phí để trả, hoặc chưa muốn rút khoản tiền gửi đó. Đây là quyền lợi được trao cho khách hàng nếu không muốn xác lập các giao dịch hay hợp đồng mới. Vẫn đảm bảo triển khai các quyền và nghĩa vụ cho các bên bằng tài sản bảo đảm.

Ý nghĩa thực hiện đáo hạn:

Bằng hình thức này người đi vay có thể gia tăng thêm thời gian vay vốn của mình đối với ngân hàng. Từ đó không phải thực hiện nghĩa vụ ở thời điểm đáo hạn. Họ có thể sử dụng khoản vay để thuận tiện hơn trong việc làm ăn, kinh doanh,… Hoặc có thêm thời gian để tìm kiếm đủ các tài chính thực hiện nghĩa vụ sau đó.

Còn đối với người gửi thực hiện theo các hình thức gửi tiền ở ngân hàng. Trong trường hợp bạn muốn rút số tiền đã gửi bạn cần ra ngân hàng và đáo hạn. Nếu bạn không đáo hạn theo hợp đồng thì ngân hàng sẽ tự hiểu rằng bạn muốn tiếp tục gửi số tiền đó và ngân hàng sẽ tự động gia hạn hợp đồng gửi cho bạn. Khi đó, các thỏa thuận và lãi suất cũ vẫn được áp dụng. Chỉ khác là tiếp tục gia hạn thời gian tiền gửi đến thời điểm đáo hạn mới trong quy định của ngân hàng đã được phổ biến cho khách hàng trước đó.

Ví dụ:

Bạn vay ngân hàng A 1 tỷ trong kỳ hạn vay là 1 năm với lãi suất 7% vào ngày 8/6/2017. Như vậy sau một năm, đến ngày 8/6/2018 sẽ là ngày kết thúc hợp đồng khoản vay. Cũng như xác định thời điểm đáo hạn phải thực hiện các nghĩa vụ nợ gốc và lãi.

Nhưng gần đến ngày kết thúc hợp đồng mà bạn không có khả năng chi trả số tiền đã vay. Bạn có thể thực hiện nhu cầu đáo hạn khoản vay theo quy định của ngân hàng. Khi đó, tùy vào quy định mà ngân hàng sẽ ra hạn khoản vay đến thời điểm đáo hạn mới. Bạn chưa cần thực hiện các nghĩa vụ ở thời điểm 8/6/2018, mà được dịch sang thời điểm đáo hạn mới. Bạn có thể dùng khoản vốn đó để thực hiện các nhu cầu đầu tư, kinh doanh tìm kiếm lợi ích mới.

2. Các thuật ngữ tiếng Anh:

Đáo hạn tiếng Anh là Maturing.

Đảo nợ ngân hàng tiếng Anh là Bank debt island.

3. Phân biệt giữa đáo hạn và đảo nợ ngân hàng?

3.1. Hoạt động được thực hiện:

Đảo nợ:

Được thực hiện trong thủ tục vay mới để thanh toán cho các nghĩa vụ nợ đang đến hạn. Để chuyển một khoản vay cũ sắp đến hạn trả nợ nhưng chưa có khả năng trả thành một khoản vay mới nhằm kéo dài thời gian trả nợ. Có thể là khoản nợ của cá nhân hay doanh nghiệp. Đảo nợ giúp cho khoản vay mới được thực hiện, giúp gia hạn thời gian thực hiện nghĩa vụ mới. Dùng tiền mới vay được để đập sang các nghĩa vụ đang đến hạn mà không có tài sản bảo đảm.

Đáo hạn khoản vay:

Là hình thức đáo hạn khi khoản nợ vẫn chưa trả xong. Đáo hạn giúp gia hạn thêm thời gian thực hiện đối với các nghĩa vụ đang đến hạn. Không làm thay đổi về bản chất các thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ ban đầu. Chỉ có thêm thời gian để khách hàng tiếp tục thực hiện vốn đã vay.

3.2. Hình thức, ý nghĩa thực hiện:

Đảo nợ ngân hàng:

Khoản vay mới này vay tại chính ngân hàng này hoặc từ ngân hàng khác. Được thực hiện trong sự liên kết và lợi ích lớn, bên cạnh rủi ro cao mà các ngân hàng muốn nhận. Tuy nhiên, các rủi ro này cũng chính là nguyên nhân nhà nước nghiêm cấm thực hiện đảo nợ ngân hàng.

Đảo nợ ngân hàng là thực hiện khoản vay mới để đập vào các nợ cũ chưa được thanh toán. Thực hiện với một trong ba hình thức:

+ Đảo nợ trong cùng một ngân hàng. Được chính ngân hàng cho vay thực hiện khoản vay với thời gian gia hạn mới. Tiền vay được dùng để đập sang nghĩa vụ đang đến hạn. Về bản chất chỉ là nhằm kéo dài thời gian có thể thực hiện khoản vay.

+ Đảo nợ bằng cách vay dịch vụ bên ngoài lãi suất cao để thanh toán nợ ngân hàng. Sau đó vay lại ngân hàng để trả nợ cho dịch vụ vay bên ngoài. Cuối cùng vẫn là thực hiện mới khoản vay để đập sang các nghĩa vụ đang đến hạn thanh toán.

+ Đảo nợ bằng cách chuyển khoản vay từ ngân hàng này sang ngân hàng khác có lãi suất thấp hơn.

Đáo hạn:

Là hình thức gia hạn thêm thời gian vay của khách hàng đối với ngân hàng. Hợp đồng vay ban đầu vẫn được đảm bảo thực hiện trong nội dung ký kết, thỏa thuận. Thực hiện đáo hạn tại chỗ ở ngân hàng ban đầu hoặc đáo hạn chuyển vùng sang ngân hàng khác. Cả hai hình thức đều cần đến tài sản bảo đảm. Đây là cách thức mang đến độ an toàn trong dịch vụ được ngân hàng cung cấp. Cũng như đây là dịch vụ được các ngân hàng thực hiện dưới sự cho phép của nhà nước.

3.3. Bản chất thực hiện:

Bản chất của đảo nợ trong ngân hàng:

Là ngân hàng yêu cầu khách hàng tìm cách trả hết khoản nợ cũ bằng một trong ba hình thức trên. Sau đó vay lại khoản mới, để đập sang thanh toán các nghĩa vụ, thực chất là tiếp tục khoản nợ cũ. Nhiều chi nhánh ngân hàng đã dùng cách này để che giấu nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Khi không có khả năng thanh toán nợ đến hạn, họ tìm cách gia hạn thêm thời gian thực hiện khoản vay. Để không thể hiện khó khăn trong hoạt động của tổ chức.

Bản chất của đáo hạn:

Kéo dài thời gian đối với khoản vay ban đầu, đảm bảo trong nghĩa vụ vẫn bảo đảm thực hiện. Không phát sinh khoản vay mới. Có tài sản bảo đảm nên chắc chắn về hiệu quả thực hiện, thanh toán nghĩa vụ đến hạn.

3.4. Kết quả của các hành vi:

Đảo nợ:

+ Biến khoản vay cũ thành khoản vay mới nhằm che dấu nợ xấu.

+ Không kèm theo điều kiện nên khả năng thu hồi khoản nợ cũ thấp hơn.

Đáo hạn:

+ Gia hạn thêm thời gian vay khi đã hết hạn khoản vay cũ mà chưa thể trả hết nợ.

+ Có kèm theo các điều kiện từ ngân hàng để đảm bảo khoản nợ có khả năng chi trả hoặc phục hồi.

3.5. Tính hợp pháp theo quy định pháp luật:

Những năm qua việc đảo nợ ngân hàng diễn ra khá phổ biến dù Ngân hàng Nhà nước nghiêm cấm việc này. Nhưng do chưa có hành lang pháp lý rõ ràng nên việc này vẫn diễn ra. Các rủi ro cũng như khó khăn trong việc kiểm soát và quản lý nhà nước được thể hiện. Các khoản nợ xấu không được đảm bảo thanh toán sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong thị trường. Cũng như gây ra các rủi ro, tổn thất nghiêm trọng trong tổ chức và quản lý nhà nước.

Nhưng từ 15/3/2017, việc đảo nợ chính thức bị cấm và chỉ có một số trường hợp ngoại lệ được thực hiện. Theo nội dung quy định tại Thông tư 36/2016/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước. Chỉ Chính Phủ mới được phép thực hiện nghiệp vụ này. Thường dùng để đảo nợ vay nước ngoài và nợ công trong hoạt động quản lý nhà nước.

Đáo hạn là quyền lợi nhà nước dành cho các đối tượng vay hoặc thực hiện khoản tiền gửi tại Ngân hàng. Giúp kéo dài thời gian thực hiện khoản vay theo nhu cầu của họ. Có tài sản bảo đảm để thực hiện khoản vay, nhờ đó mà khách hàng có thể sử dụng và khai thác hiệu quả hơn các lợi ích từ vốn vay. Cũng như kéo dài thời gian thực hiện tiền gửi khi chưa có nhu cầu sử dụng tiền cho các mục đích khác. Tính chất an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro được xác định đối với đáo hạn được thực hiện trong dịch vụ Ngân hàng.

Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:

– Thông tư 36/2016/TT-NHNN Ban hành quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành Ngân hàng.

Từ khóa » đáo Hạn Vay Thế Chấp Là Gì