Đào Hoa Tạp Luận - Quách Ngọc Bội
Có thể bạn quan tâm
Đào Hoa tạp luận- Quách Ngọc Bội -
1, Dẫn nhập
Trước đây, mỗi dịp Tết đến Xuân về, hay trong những đám cưới đám hỏi, người ta vẫn thường được nghe giọng cô đào Linda Trang Đài hát véo von rằng:"Chúng bạn thường hay bảo em rằng: phước đầy nhà, có được người yêu nổi danh là đấng hào hoa.Đời vui biết dường nào, tình say đắm ngọt ngào, hỏi bạn rằng có người nào mà không mơ ước...Thế mà lòng em vẫn chưa được mấy hài lòng, dẫu rằng người yêu của em cũng khá thủy chung.Đời đâu biết mà ngờ, hào hoa số nặng nề, bởi vì hào hoa cũng là… là Đào Hoa vậy thôi!Hào hoa là gì nếu không hào hoa là gì, Đào Hoa là gì nếu không Đào Hoa là gì..."
Vậy chàng trai kia, chắc là có Đào Hoa chiếu mệnh! Thế thì Đào Hoa nó là cái rì mà chúng bạn ở bên ngoài lại mơ ước, và lại coi cô bạn là phước đầy nhà, còn cô nàng lại chẳng mấy hài lòng về số đào hoa của người yêu mình và coi như là số nặng nề?
Trong môn Tử Vi Đẩu Số của người Việt thì Đào Hoa là một sao rất đặc sắc, cái sắc ấy không thể lẫn vào đâu được, cái sắc thắm tô điểm mùa xuân (các sách Tử vi Việt đều giảng nghĩa rằng Đào Hoa là bông hoa Đào, sắc màu rực rỡ), cái sắc bao hàm sự vui vẻ, tươi đẹp, lả lướt,… Và cái sắc thái riêng trong huyền học của người Việt, đã sáng tạo ra để mà ứng dụng cho phù hợp.
So với sao tương tự là Hàm Trì của các chi phái Tử Vi bên Tàu thì sao Đào Hoa khác biệt ở chỗ mang hành Mộc, trong khi Hàm Trì thuộc Thủy.Chính sự khác biệt này đã dẫn đến khá nhiều cách cục mà chỉ có ở trong Tử vi Việt như “Đào-Hồng-Hỉ = Tam Minh: sáng sủa, vui vẻ, rõ ràng,…” rất cần để bổ trợ cho những trường hợp Nhật Nguyệt thất huy (bị mất ánh sáng), “Nhật-Đào-Sát = mắt to mắt nhỏ (mắt bồ câu con đậu con bay)”, “Thiên Không - Đào Hoa cư Tật ách = ho hen, suyễn”, “Phi Liêm - Đào - Hồng - Thiên Không = ho lao, cùi hủi”,…
Xét lại cách an sao, Hàm Trì thuộc về vòng Tướng Tinh, an theo Địa chi, dựa vào Tam Hợp Cục mà xác định vị trí.Vòng Tướng Tinh này có 12 sao, là các “thần” và các “sát” (thường gọi chung = “các thần sát”) của năm, lần lượt theo thứ tự: Tướng Tinh, Phan An, Tuế Dịch (còn gọi là Dịch Mã, Thiên Mã), Tức Thần, Hoa Cái, Kiếp Sát, Tai Sát, Thiên Sát, Chỉ Bối, Hàm Trì (Đào Hoa), Nguyệt Sát, Vong Thần.
- Hợp cục Thủy [Thân - Tý – Thìn]: Tướng Tinh tại Tý,… Tuế Dịch (Mã) tại Dần,… Hàm Trì (Đào Hoa) tại Dậu,… các sao khác cứ theo ngôi thứ, tuần tự thuận chiều mà chọn vị trí để tọa.- Hợp cục Mộc [Hợi - Mão – Mùi]: Tướng Tinh tại Mão,… Tuế Dịch (Mã) tại Tị,… Hàm Trì (Đào Hoa) tại Tý,…- Hợp cục Hỏa (Dần Ngọ Tuất): Tướng Tinh tại Ngọ,… Tuế Dịch (Mã) tại Thân,… Hàm Trì (Đào Hoa) tại Mão,…- Hợp cục Kim (Tị Dậu Sửu): Tướng Tinh tại Dậu,… Tuế Dịch (Mã) tại Hợi,… Hàm Trì (Đào Hoa) tại Ngọ,…
Dễ dàng nhận thấy, sao chủ của vòng Tướng Tinh luôn đóng tại vị trí thuộc tứ chính (Tý, Ngọ, Mão, Dậu) nơi mà quyết định tính chất ngũ hành của Tam Hợp Cục (thí dụ như với Hợp Cục Hỏa thì Tướng Tinh ở Ngọ - cung Ly hỏa, Hợp Cục Thủy thì Tướng Tinh ở Tý - cung Khảm thủy,…)
Đối với Hàm Trì (Đào Hoa), đứng vị trí thứ 10 trong vòng này cũng do có cái Lý của nó. Khởi đầu của vị trí vòng Tướng Tinh năm Tý thì Tướng Tinh tại Tý còn Hàm Trì (Đào Hoa) ở ngay cung Dậu thuộc Kim, phía Tây. Điều này phù hợp với sự phân bố chòm sao trong Thiên Văn cổ, sao Hàm Trì vốn thuộc Tây cung. Hình tượng ở trên thiên đình thuộc về cung Diêu Trì của Tây Vương mẫu. Tức là khởi đầu của ngôi sao Đào Hoa này phải được mô phỏng ở đúng vị vốn có của nó trong thiên văn.
Cung Diêu Trì này vốn nhiều tiên nữ đẹp như hoa như ngọc (nơi hoan lạc của Thượng Đế), lại còn là nơi tổ chức tiệc hội, ca múa, vui vẻ lắm,… nhớ năm xưa Tôn Ngộ Không phải trông vườn Đào, không được mời dự tiệc Bàn Đào nên con khỉ này mí tức khí nhảy chồm chồm lên phá đám. Cũng may là con khỉ đó chỉ thích ăn đào tiên chứ không có ham sắc dục như con mẹ Tham Lang là Thiên Bồng nguyên soái (Trư Bát Giới). Giả như con khỉ ấy mà lỡ sàm sỡ mấy cô tiên nữ, thì không biết sau đó còn đánh nhau to đến mức nào.
Khi viết về các công trình của những bậc thánh vương ở phương Đông thì ông Léon Wieger có chép: Hoàng Đế tổ chức triều thần để trị dân, lập chức Tả Hữu sử để ghi chép lịch sử, san định lại văn tự, lập thiên văn đài gọi là Linh đài để quan sát thiên tượng, thời tiết; qui định Can Chi để tính năm; lập Lịch số, Toán số, qui định cân lượng, cung điện, sáng tác nhạc phẩm Hàm Trì, lập chế độ áo mão, y thường, chế tạo khí giới, dụng cụ, xe thuyền; lập những qui tắc cho công việc xây cất nhà cửa, tế lễ Thượng Đế, và dạy dỗ dân, tổ chức tiền tệ để tiện buôn bán, viết Nội Kinh. Vợ ngài là Luy Tổ dạy dân nuôi tằm.
Khúc nhạc và điệu múa Hàm Trì này sau được coi như là tác phẩm thuộc hàng kinh điển của giới văn nhân, trí thức. Thi bá Tào Tuyết Cần (tác giả Hồng Lâu Mộng) khi viết bài “Phù dung nữ nhi lụy” cũng từng viết rằng:...Lên vùng Tung Nhạc, hỏi Phi Tử đâu đây,Dạo núi Ly Sơn, tìm lão tiên nào thấy?Lượn qua sông Lạc, rùa hiện điềm lành,Hát khúc Hàm Trì, vui cùng điệu nhảy…
Nói gần nói xa, chẳng qua muốn nói thẳng, tôi dẫn ra những chứng cớ đó để thấy rằng những tính chất của Hàm Trì (Đào Hoa) vốn là được tổng hợp từ Thiên văn, Thiên tượng, Ngũ hành, Ngũ sự,... chứ không phải người xưa tự nhiên vô cớ bịa ra, mà đều do có cái lý của nó.
Từ Lý đến Số cũng rất gần mà thôi…
2, Từ Lý đến Số
Trở lại với nguyên lý an sao, Lý gì mà người xưa lại dùng Địa Chi, Tam Hợp Cục để an vòng Tướng Tinh và thiết lập vị trí sao Hàm Trì. Hay nói cách khác, Lý gì mà trong tử vi Việt lại dùng Tam Hợp Địa Chi để an sao Đào Hoa?
Thực ra rất đơn giản, cổ nhân khi luận về Lý Khí đã cho rằng tinh đẩu thực trên trời kể cả hai vầng Nhật Nguyệt cũng đều do khí tụ lại mà thành. Khi vào trong Số thì các sao mô phỏng (phi tinh, giả tinh) cũng chính là mô phỏng cái Khí kết lại mà thôi. Đã là Khí thì hoàn toàn có thể phân chia tính chất theo cái Lý của âm dương ngũ hành, an ở đâu, tọa ở đâu là do Khí theo Lý mà kết lại ở đó.
Tựu chung thì cách an các sao vòng phụ tinh khác cũng dựa vào Âm dương Ngũ hành mà thôi. Như, vòng Tướng Tinh an theo Ngũ hành của Tam Hợp Cục, lấy hình ảnh vượng suy của vòng Tràng Sinh để mà nói, cứ ở nơi là vị trí Vượng của hành khí nào thì Tướng Tinh được an vào chỗ đó.
Dương Tử Vân (tức Dương Hùng, tự là Tử Vân, ở Thái Nguyên thời Tây Hán) khi luận về luật của âm thanh đã thiết lập: [Giáp, Kỷ, Tý, Ngọ: nạp số 9], [Ất, Canh, Sửu, Mùi: nạp số 8], [Bính, Tân, Dần, Thân: nạp số 7], [Đinh, Nhâm, Mão, Dậu: nạp số 6], [Mậu, Quý, Thìn, Tuất: nạp số 5], [Tị, Hợi: nạp số 4].
Số Thái Huyền ấy, đem phối vào 12 cung Địa Chi, được mô tả như sau:4……9……8……75………..…………66………..…………57……8……9……4
- Hợp cục Thủy (Thân-Tý-Thìn), nạp số [7,9,5], từ Ngọ tới Dần là 21 – chỗ của Tuế Dịch, đi tiếp tới Dậu an Hàm Trì (Đào Hoa).Mô tả thông qua vòng Tràng Sinh của Hợp cục Thủy: Tràng Sinh tại Thân, thì sao Hàm Trì (Đào Hoa) ứng với vị trí Mộc Dục ở Dậu.
Tiếp theo chuyển nghịch chiều.- Hợp cục Kim (Tị-Dậu-Sửu), nạp số [4,6,8], từ Ngọ tới Hợi là 18 – chỗ của Tuế Dịch, đi tiếp tới Ngọ an Hàm Trì (Đào Hoa).Mô tả thông qua vòng Tràng Sinh của Hợp cục Kim: Tràng Sinh tại Tị, thì sao Hàm Trì (Đào Hoa) ứng với vị trí Mộc Dục ở Ngọ.
Tiếp theo chuyển nghịch chiều.- Hợp cục Hỏa (Dần-Ngọ-Tuất), nạp số [7,9,5], từ Tý tới Thân là 21 – chỗ của Tuế Dịch, đi tiếp tới Mão an Hàm Trì (Đào Hoa).Mô tả thông qua vòng Tràng Sinh của Hợp cục Hỏa: Tràng Sinh tại Dần, thì sao Hàm Trì (Đào Hoa) ứng với vị trí Mộc Dục tại Mão.
Tiếp theo chuyển nghịch chiều.- Hợp cục Mộc (Hợi-Mão-Mùi), nạp số [4,6,8], từ Tý tới Tị là 18 – chỗ của Tuế Dịch, đi tiếp tới Tý an Hàm Trì (Đào Hoa).Mô tả thông qua vòng Tràng Sinh của Hợp cục Mộc: Tràng Sinh tại Hợi, thì sao Hàm Trì (Đào Hoa) ứng với vị trí Mộc Dục tại Tý.
Ta thấy, sao Hàm Trì (Đào Hoa) luôn luôn tương ứng với vị trí Mộc Dục của hành Khí trong chu kỳ vượng suy của Tam hợp cục. Và chúng ta cũng đã biết, vị trí Mộc Dục chính là nơi mô tả giai đoạn nảy sinh dục tính của vạn vật. Tính chất nầy chính là tương ứng với tính chất của Hàm Trì (Đào Hoa) vậy.
Khí tụ mà kết thành sao, Ngũ hành cũng như Lý tính đều đi theo Khí. Cho nên trong phương pháp luận của Tử Vi, có người luận theo Ngũ hành cũng ra kết quả đúng, có người chẳng trọng Ngũ hành mà luận theo lý tính của Tinh đẩu vẫn đưa đến kết quả đúng. Nhiều người luận đúng theo Ngũ hành, kẻ lại luận đúng theo Lý tính, thế rồi phân chia Khí Tông và Kiếm Tông, tham hợp Vi-Bình, coi trọng ngũ hành, loại bỏ ngũ hành,…
Rốt cuộc cãi nhau chán rồi khi xong xuôi tất cả lại về, nhà ai nấy ở. Ai thuận tay nào thì dùng, dùng quen tay thì lực sẽ mạnh hoặc xuất chiêu sẽ chuẩn xác, dù là bợp tai 1 cái thì lực cũng đủ làm đối phương nhìn thấy đủ 108 sao tử vi bay loạn xạ.
Bốn vòng sao [(Bác Sĩ) Lộc Tồn – Thái Tuế - Tràng Sinh – Tướng Tinh], nhiều phái coi đó là Tứ Tượng (hai vòng chính tinh là Âm Dương) nên đến nay họ vẫn dùng đủ cả. Ở xứ ta, có lẽ trước đây tiền nhân trọng ứng dụng Tam Tài (coi vòng Thiên can thuộc tài Thiên, vòng Địa chi thuộc tài Địa, vòng Trường Sinh thuộc tài Nhân) nên đã phải chấp nhận sự tương đối mà lược bỏ bớt đi 1 vòng Tướng Tinh, chỉ giữ lại có 4 sao là Tuế Dịch (đổi thành Thiên Mã), Hoa Cái, Kiếp Sát và Hàm Trì (đổi thành Đào Hoa).
3, Tượng theo Lý mà hiện
Trì (trong Hàm Trì) vốn có nghĩa là cái ao, hồ, nơi tắm gội (mộc dục), là cái hào bao xung quanh thành quách; lại có nghĩa là cái sân (khấu), bãi đất phẳng phiu để các cô đào ca múa,… Huyền sử còn chép truyện mẹ Hi Hòa tắm cho con ở cái ao hàm Trì để gột rửa những uế tạp trước khi bước vào đời.
Tục ngữ có câu “sắc nước hương trời” là để ám chỉ nói về vẻ đẹp tuyệt trần của người thiếu nữ, bởi thế mà Hàm Trì ngoài nghĩa đen như trên thì với nghĩa bóng cũng cho thấy nó thuộc về hành Thủy là không có gì bất hợp lý.
Nhưng ai cũng biết, từ xa xưa, những người phụ nữ đẹp diễm lệ, đẹp như tiên nữ cũng được gọi ẩn ý là “má đào” vì nét đẹp mà người khác có thể nhìn thấy ngay được ở phụ nữ thì rõ nhất là trên đôi má ửng hồng như cánh hoa đào phơi phới xuân. Ngay từ thời Xuân Thu, trong Tả Truyện đã chép rằng:Nàng Tức Vỉ, vợ của Tức Hầu đời Xuân Thu, có sắc đẹp tuyệt trần. Sở Văn Vương mê nàng nên đã tìm cách diệt Tức Hầu rồi đem nàng về phong làm phu nhân.Tức Vỉ chẳng những có dáng hình tha thướt, yểu điệu mà đặc biệt hai má lúc nào cũng đỏ au như cánh hoa đào, vì thế nàng được người đương thời tặng cho biệt danh "Đào Hoa Phu Nhân".
Bài Đào Nguyên ký của Đào Tiềm cho hay:Vào đời Tấn (245-419) có người thuyền chài ở Vũ Lăng, một hôm chèo thuyền đi ngược dòng suối, thấy có nhiều hoa đào trôi theo dòng nước đổ xuống, sau lạc vào nơi trồng cơ man là cây đào, ở đây người ta sống rất an vui hạnh phúc.
Về sau, chữ "động đào" hay "đào nguyên" đều được dùng chỉ nơi tiên cảnh, nơi hạnh phúc vui vẻ ngập tràn. Thi bá Thôi Hộ (618-907) từng viết:Khứ niên, kim nhật, thử môn trungNhân diện, đào hoa tương ánh hồngNhân diện bất tri hà xứ khứĐào hoa y cựu tiếu đông phongNghĩa là:Năm ngoái, ngày này cũng nơi đâyHoa đào má thắm đỏ hây hâyChẳng hay người đẹp đi đâu vắngHoa vẫn tươi cười với gió xuân.(Đông phong = gió xuân, vì địa lý ở Trung Nguyên, vào mùa Xuân thì gió từ phía Đông thổi tới nên gọi là Đông Phong. Trong lý số thì hướng Đông thuộc Mộc và cũng chủ mùa Xuân).
Đó là bài thơ trong thiên tình sử nổi tiếng của ông ta, vào một lần dự hội Đạp Thanh mà lạc bước đến Đào Hoa Trang gõ cửa xin nước uống. Một thiếu nữ ra mở cổng, rụt rè đưa nước cho chàng. Nàng rất đẹp, vẻ mặt e lệ, hai má đỏ hây như càng đỏ hơn dưới bóng cây hoa đào. Chàng cũng ngượng ngùng, đỡ bát nuớc uống rồi vội vã từ giã ra về.Năm sau đến ngày hội xuân, Thôi Hộ háo hức trở lại Đào Hoa Trang, nhưng nơi đây cửa đóng then cài, người xưa vắng bóng, chỉ có ngàn hoa đào vẫn rực rỡ đang mỉm cười. Bồi hồi, chàng đã phóng bút đề bài thơ tứ tuyệt nói trên lên cửa nhà nàng.
Tết Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung sau khi đem đoàn quân tốc chiến đại phá được 20 vạn quân Thanh liền sai quân sĩ chọn lấy một cành bích đào đẹp nhất Thăng long, cho ngựa phi gấp mang vào Phú Xuân để tặng công chúa Ngọc Hân, thay cho thiệp báo tin mừng đại thắng.
Nguyễn Du cũng từng viết:Chém cha cái số hoa đàoCởi ra rồi lại buộc vào như chơiNghĩ đời mà chán cho đờiTài tình chi lắm cho trời đất ghen.
Tản Đà lại viết:Lá đào rơi rắc lối Thiên ThaiSuối tiễn, oanh đưa, những ngậm ngùiNửa năm tiên cảnh,Một bước trần ai…
Biết bao câu chuyện về Đào Hoa mà ta có thể thấy được trong kho tàng văn học, lịch sử, từ ý nghĩa chỉ nét đẹp của Thiên Thai và chốn tiên cảnh Đào Nguyên, đến nét đẹp của sự vui vẻ tưng bừng mừng đại thắng, câu chuyện tình đầy xúc động của Thôi Hộ, nỗi niềm trách phận số hoa đào của Kiều và vì Đào Hoa Phu Nhân của mình mà Tức Hầu phải mang họa.
Những đặc điểm tình ái, phong trần, vui vẻ, đẹp đẽ,… cho đến bẽ bàng, họa phong lưu, ách ái tình,… đều đã được các cụ nhà ta gom cả lại trong tính lý của 1 ngôi sao trong môn Tử Vi trên đất Việt. Với những dẫn chứng trên thì chẳng thể có cái tên nào hợp lý bằng Đào Hoa. Theo cái lý đó, tượng của sao này chính là bông hoa Đào rực rỡ sắc xuân. Thuộc tính ngũ hành của Đào Hoa cũng vì đó theo cả nghĩa đen và tính lý mà được chuyển thành hành Mộc như cây Đào và hoa Đào.
Vì sao lại phải đổi tên từ Hàm Trì sang Đào Hoa?Đơn giản đó là do đã có sự điều chỉnh tính lý mà những dẫn chứng đã chỉ ra, Đào Hoa đâu có đặc trưng là tính dâm như Hàm Trì. Đào Hoa có tính đặc trưng là ái tình, lãng mạn,… tính dâm của nó chỉ là do khi cộng hưởng tính lý với các sao tình ái khác mà thành. Đôi khi “tính dâm” đó cũng là do sự quy chụp của chế độ bất bình đẳng nam nữ trong xã hội phong kiến: Đàn ông khi lui tới chốn lầu xanh (phân nửa có khi chỉ nghe đàn xem hát, cười cợt với mí cô gà móng đỏ) thì được gọi là phong lưu công tử. Còn phụ nữ mà bén mảng đến đó xem, hoặc giả chỉ cần ra đường cười cợt (Đào Hoa thì vui vẻ, vui tính mà) với anh nào thì bị chụp ngay cái tên “tiện nữ”, "dâm phụ",… Thiệt là bất công quá đi!
4, Càn khôn nhất hí trường
Trong lịch sử môn Tử Vi ở Việt Nam, khởi đầu người ta được biết đến Đào Hoa với cái cách “Hồng - Đào - Hình – Tham” cư Nô tại Tý dẫn đến họa vì tình ái khiến Đoàn Nhữ Hài suýt nữa mất mạng vì dám yêu đương mí một cô cung nữ của vua Trần Anh Tông.Chính lần đầu bỡ ngỡ bước ra hí trường (sân khấu) lại phải thủ vai trong một vở bi hài kịch đầy hỉ nộ ái ố này cũng khiến cho Đào Hoa trở nên nổi tiếng.
Rõ khổ thân em Đào, những tưởng là sung sướng khi được đi với số chàng Nhữ Hài văn hay chữ tốt, cùng tá cửu trùng ở điện vàng bằng cách cục “Nhật Nguyệt tịnh minh”. Ai ngờ anh chàng này lại sinh năm Kỷ Mão nên em Đào bị xếp vào nhà dưới, tức là ở cung Nô tại Tý, ăn cùng mâm, ngủ cùng giường mí cả cô nàng Hồng Loan và Tham Lang. Mà cái con mẹ Tham Lang ở chỗ này, tính cũng dâm đãng dục dịch lắm cơ, năm Kỷ thì trong tay ả có tý Quyền, nên át vía và sai khiến được cả thằng giám sát viên Thiên Hình ở đó. Vì thế mà thằng Hình nó có nghiêm khắc răn dạy được 2 em Đào Hồng là bao nhiêu đâu, chủ yếu là tại con mẹ Tham Lang kia hết. Vì ở vào cung lục hại mí cả cung Mệnh anh Hài, nên thía nào cũng có dịp là là nó xúi anh Hài u mê làm chuyện tầm bậy tầm bạ.
Cũng may mà Thượng Hoàng Trần Nhân Tông anh minh tài ba đã lường trước được sự việc, bèn ban cho Nhữ Hài một cái lệnh bài miễn tử, đại ý là ban Quyền vào Mệnh của anh ta để chế lại Hình Quyền ở thế lục hại Mệnh. Đã thế, Thượng Hoàng còn cẩn thận viết thêm 4 chữ Tứ Đại Giai Không, dùng cái Không của nhà Phật, biến thành cái Không Vong vào mệnh Vô chính Diệu của Nhữ Hài. Ý rằng:“Này chú Hài, mệnh chú hơi yếu, Tham Hình Quyền nó mà tát một phát thì chú răng mí môi bánh trôi xuống ruột. Giờ bần tăng cho chú thêm Không Vong, nó tát chú thì khác gì đánh vào chỗ hư không. Thôi, yên tâm mà giúp vua nhé. Về đi cho bần tăng tụng kinh”.
Đấy, em Đào bị oan nhá, có phải tại nó dâm đâu cơ chứ. Cho nên đời sau mới có thơ rằng:Đào Hoa mọc ở Nô cungGái ngoan mang tiếng bất trung cùng chồng.
Thấy chưa, GÁI NGOAN rõ ràng đấy nhé và là MANG TIẾNG thoai chứ không phải tại cháu, thằng máu hơn nó chạy mất rồi.
Xem cái cách mà Thượng Hoàng đã hóa giải bại cách cho Đoàn Nhữ Hài, đủ thấy rằng không phải tự nhiên mà trong quyển Tử Vi Đại Toàn của nhà Thanh lại phải ca ngợi phái Đông A trong việc ứng dụng Tử Vi Đẩu Số để chế hóa và quản lý nhân sự.
Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ vụ án trên, nếu bạn lý luận rằng Tham Lang đã hóa Quyền thì nó phải tốt chứ???Thưa rằng, xin hãy xem lại hai câu sau:Đào Hồng cùng Thiên Hình tụ hộiGái tiết trinh hiền nội tề gia.
“Đào - Hồng – Hình” đồng cung/hội chiếu = trinh tiết, hiền hậu, đảm đang, tề gia nội trợ.Vậy thì vụ kia không do con mẹ Tham Lang tại Tý thì còn đổ tội cho ai nữa đây hả trời.
Giờ lại xét cụ tỉ hơn tí nữa về cái cách Đào Hồng Hình này khi nó nhập mệnh.
- “Đào - Hồng" + Hình hội chiếu ở phía cánh tả (bên trái) là hay nhất, vì bên trái chủ về Dương/người nam nhân, tức là ở nhà thì được Cha, Anh giáo dục và dạy dỗ nghiêm khắc, khi xuất giá thì được Chồng dạy dỗ cẩn thận từ thuở bơ vơ mới về làm dâu.
- “Đào - Hồng" + Hình hội chiếu ở phía cánh hữu (bên phải) thì Đào Hồng lại đồng cung với Thiên Diêu, tính tình trăng hoa, dâm đãng. Tuy được mẹ, bà nghiêm khắc giáo dục nhưng chẳng may có lúc bản năng dục vọng nó thôi thúc mà mắc lỗi thì có khi bà mí cả mẹ lại bao che, biện hộ này nọ kia,… cái này có khi gọi là con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
- “Đào - Hồng" + Hình đồng cung, chỉ có người tuổi Mão/Dậu và phải sinh tháng Tị/Hợi mới có. Và chỉ xuất hiện ở hai nơi đó là các cung Tý/Ngọ. Như ta đã biết sinh vào các tháng Tị (tháng 4) hoặc Hợi (tháng 10) thì cung Mệnh lại xơi luôn bộ Không Kiếp.Từ đây lại sinh ra 2 cách rất không hay là “Hình-Diêu-Không-Kiếp” và “Đào-Hồng-Không-Kiếp”.+ Đối mí cách “Hình-Diêu-Không-Kiếp” thì tối kị rơi vào mệnh số đàn bà, chủ bị bạc tình, chồng phụ tình đi theo gái (Riêu nằm bên cánh trái chiếu về), nếu gặp thêm Kị, Phục thì chồng sẽ đi mà không bao giờ trở lại (Kị Phục = cấm kị trở lại, không quay về), hoặc giả mấy bà vợ đó tức quá liền cầm cây kéo đe rằng “mày ngon thì đi luôn đi, quay lại là bà cắt… ku”. Thế thì bố bảo cũng không thằng nào dám quay về. Cách này rơi vào nam mệnh thì có lẽ đỡ hơn, cứ xem như số và cuộc đời ông Henri Kissinger thì biết, trình bày ra đây lại dài dòng mất thời gian bạn đọc. Mà cái cách Hình Riêu này, trước đây bác Kim Hạc từng nói là riêng nó tạo thành bộ “Hình-Diêu Kiếm Phổ” có mấy chục chiêu biến hóa đa đoan lắm.+ Đối mí cách “Đào-Hồng-Không-Kiếp” mà gặp phải (nhất là phận gái) thì cũng thảm lắm vì “mệnh trung Hồng ngộ Kiếp Không, mạc đàm phú quý”. Tại sao mà bảo là đừng có bàn chuyện phú quý nữa? Thưa, là do đây là một cách chết yểu đối với tiểu nhi, đã yểu rồi thì còn nói gì đây nữa người, hic hic… Giả như không yểu thì lớn lên cũng nhiều bệnh tật, phiêu lãng giang hồ, tình diên nận đận, phận gái gặp phải thì dễ bị dụ dỗ, lừa gạt, cưỡng bức,… Do Đào, Hồng như cánh hoa với sợi tơ mong manh, gặp trận cuồng phong bão táp của Kiếp Không thì hoa vùi liễu dập, tan nát hết cả.
May mắn thì mệnh hoặc vận gặp các cát tinh, quý nhân tinh thì còn được cảnh:Giữa đường gặp cánh hoa rơiGiơ tay đón lấy cũ người mới taTức là được người nâng niu sau lần tan vỡ mới được hưởng hạnh phúc.
Nhưng chẳng may mà mệnh, vận toàn gặp các sát, bại tinh thì đúng là oan trái:Giữa đường gặp cánh hoa rơiGiơ chân dẫm nát, không chơi hoa tàn.
Ấy gọi là:Càn Khôn nhất hí trường, nhân sinh thị bi kịch.(Trời Đất như là cái sân khấu, đời người như vở bi kịch).
5, Phiêu lãng Đào Hoa
Truyện rằng, tiến sĩ Ðàm Thận Huy (vốn từng làm quan Thượng Thư) khi từ quan để về mở trưởng dạy học, một hôm vừa giảng bài xong thì trời sập mưa lớn, học trò không về được nên đều phải ngồi lại. Ông Huy nhân thấy vậy, bèn ra một đề đối để thử các học trò:Vũ vô kiềm toả năng lưu khách. Nghĩa là:Mưa không có then khoá mà giữ (chân) được khách ở lại.
Nguyễn Giản Thanh lập tức đối ngay:Sắc bất ba đào dị nịch nhân. Nghĩa là: Sắc đẹp chẳng phải sóng gió mà làm đắm đuối người ta.
Ông Huy khen rằng: "Câu đối này hay lắm, giọng văn này có thể đỗ Trạng được, nhưng sau tất mê đắm vào vòng sắc dục làm hại lây đến sự nghiệp".
Nguyễn Chiêu Huấn lại đối:Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân. Nghĩa là: Mặt trăng giống cái cung mà chẳng bắn ai.
Ông Huy phê: "Câu này thiếu sắc sảo, chưa bằng câu kia, nhưng tỏ ra khí chất hiền hoà, sau này sẽ làm nên, cuộc sống sẽ chu toàn"
Có một anh học trò khác đối rằng:Phân bất uy quyền dị sử nhân. Nghĩa là: Phân cứt chẳng uy quyền gì mà dễ khiến người lánh, sợ.
Ông Huy phê: "Sau giàu sang nhưng là hạng bỉ lậu"
Quả nhiên, sau này Nguyễn Giản Thanh đỗ Trạng Nguyên (năm Mậu Thìn -1508) đời vua Lê Uy Mục, làm quan lễ bộ Thượng thư, nhưng vì say đắm cô đào ở kinh thành mà bị sự nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Còn Chiêu Huấn chỉ đỗ tiến sĩ, làm quan và sống yên ổn. Riêng anh học trò kia sau cũng vào bậc hào phú trong vùng, nhưng ai cũng chê hắn là hạng thô lỗ, bỉ ổi.
Chẳng rõ ông Đàm Thận Huy có phải bậc thầy về lý số không, chỉ căn cứ vào câu đối mà đoán việc như thế thì cũng phải gọi là thần toán.
Vũ vô kiềm toả năng lưu kháchSắc bất ba đào dị nịch nhân.Cũng theo đó mà trở thành một trong những câu đối kinh điển của văn thơ Việt Nam. Lưu ý rằng, chữ “đào” ở trên không phải là Hoa Đào mà có nghĩa là con Sóng (ba = sóng nhỏ, đào = sóng cả). Ở đây ta chỉ lấy cái chữ “sắc” để nói.
Về chuyện Nguyễn Giản Thanh đỗ Trạng cũng chính là nhờ vào Sắc của ông ta và cũng đúng vào mùa hoa Đào ở Thăng Long đang khoe sắc. Tương truyền rằng, tay này đẹp giai lắm, không biết so với chàng Phan An thì thế nào nhưng có lẽ Beckham mí cả Tom Cruise vẫn chưa phải là đối thủ, may ra có chàng Don Juan mới được xếp vào cùng chiếu
Năm đó (Mậu Thìn), khoa thi nhằm đúng mùa Xuân, bài thi của Giản Thanh được các quan chấm đỗ Bảng Nhãn còn bài của Hứa Tam Tỉnh được chấm đỗ Trạng Nguyên. Nhưng khi vào yết kiến Vua, bà Kinh phi (lúc ấy là Thái Hậu) thấy Giản Thanh đẹp giai, khôi ngô tuấn tú quá liền chỉ vào mà hỏi:- Trạng Nguyên đây phải không?Quan chủ khảo lúng túng: - Thưa, hai người này tài học ngang nhau. Xin Thái Hậu và Hoàng Thượng định đoạt.
Vua Uy Mục bèn ra đề là “Phụng hoàng xuân sắc” để mỗi người làm một bài Phú. Hứa Tam Tỉnh liền làm một bài Phú rất hay chữ Hán, Giản Thanh biết mình làm Phú chữ Hán thì thua ngay liền làm bài phú Nôm cho dễ hiểu (đối với Thái Hậu), dễ chọn câu từ bóng bẩy, uyển chuyển,… trong đó có đoạn viết:Liễu Chương Đài mây ngọc dờn dờnĐào Thượng Ủy má hồng rỡ rỡSáo phượng, lầu kia mới thổi, lòng nguyệt dễ xuiTrống rồng, điểm nọ lại thôi, nhị hoa đua nở…
Thái Hậu cứ tấm tắc xuýt xoa khen là hay, hỏi ra lại biết Giản Thanh cùng quê với mình (làng Ông Mặc tục gọi là làng Me, Đông Ngàn – nay là Từ Sơn, Bắc Ninh) nên giục Uy Mục chấm cho làm Trạng Nguyên.
Vậy đấy, Trạng Me này nhờ may mắn và sắc của Đào Hoa mà thành công rồi sau cũng vì Đào Hoa mà gặp họa với má đào. Cho nên, những ai có Đào Hoa chiếu mệnh khi gặp may cũng chớ vội mừng, những ai không có thì cũng đừng quá ham hố mà vơ vào, phúc họa chưa biết đâu mà lần!!! Một khi mà muốn lần xem nó ra mần răng, thời lại phải quay lại mí cả Tử Vi.
“Sắc chẳng phải sóng gió mà làm người ta say đắm” vì Sắc mà người ta có thể say như say rượu, như say sóng, có thể bị đắm chìm, vùi dập lên bờ xuống ruộng… cho nên trong Tử Vi, sao Đào Hoa đại diện tiêu biểu cho Sắc còn có các tượng khác nữa là rượu, là cái hố,…
Phú viết rằng: “Đào Hoa ngộ Phi Liêm, Nguyễn Tịch tấn triều vi túy khách”.Nguyễn Tịch (cuối thời Tam Quốc, đầu đời Tấn) vốn có dung mạo khôi ngô tuấn tú, học rộng tài cao, tính tình hoạt kê vui vẻ, lại rất thích đàn sáo và uống rượu. Cũng nhiều phen đã từng nhờ rượu mà trốn thoát được tai họa. Lúc ông làm Đại tướng quân tòng sự trung lang, Tư Mã Ý muốn thử lòng hỏi “có người giết mẹ thì sao?”. Tịch bảo:- Giết cha còn được, sao lại giết mẹ?Tư Mã Ý cật vấn:- Giết cha là tội ác cực kỳ trong thiên hạ, mà nói còn được sao ?Tịch trả lời:- Cầm thú biết có mẹ mà không biết có cha, giết cha là cùng một loại với cầm thú, giết mẹ còn không bằng cầm thú!
Người ngồi đó phục ông biện luận giỏi. Ấy là một trong những cách ông dùng lời nói khôi hài để biện giải những đạo lý thâm sâu. Tư Mã Ý muốn cầu con gái của Tịch cho con mình là Tư Mã Viêm, Tịch biết tránh không khỏi, bèn uống rượu say một trận luôn sáu mươi ngày, không nói chuyện gì được, Ý đành phải bỏ qua. Chung Hội mấy lần lại chỗ Tịch hỏi chuyện khó khăn, muốn lựa lời để gán ghép tội, Tịch chỉ biết say sưa làm cớ, mà không phải trả lời, do đó được thoát khỏi. Đấy là kiểu ông quen lấy chuyện say rượu làm cớ để tỵ họa.
Tấn thư còn chép: "Tịch giỏi văn chương, làm Vịnh Hoài thi hơn 80 bài, thế gian rất trọng vọng".Thế rồi cũng vì rượu mà về sau Nguyễn Tịch trượt dần vào cảnh bần khổ, ứng với Vận ngộ Địa Kiếp, Thiên Không, Nguyễn Tịch hữu bần cùng chi khổ. Lưu ý Thiên Không ở đây chính là sao Địa Không trong Tử vi Việt.
Đúng là một đời tài hoa mà bạc mệnh.
Vậy nên, mùa hoa Đào năm nay, vui thì vui chứ các vị chớ có uống rượu (Đào Hoa) say túy lúy quá nhe, có say thì đi ngủ chớ đừng say đến mức sàm sỡ sắc đẹp (Đào Hoa) hoặc tham gia lái xe phóng ẩu trên đường, kẻo bạc mệnh một cách lãng xẹt :D
Từ khóa » đào Hoa Chiếu Ngọc ánh
-
Đào Hoa Chiếu Ngọc Án - Mi2MANGA
-
Đào Hoa Chiếu Ngọc Án - Chapter 2 - Mi2MANGA
-
Đào Hoa Chiếu Ngọc Án [Tới Chap 25] - DocTruyen3Q
-
Đào Hoa Chiếu Ngọc Án - Chapter 2 - Mi2MANGA
-
Đào Hoa Chiếu Ngọc Án [Tới Chap 25] Tiếng Việt - Cocomic
-
Đào Hoa Chiếu Ngọc Án [Tới 1] - Truyện Tranh - Vcomycs
-
Đào Hoa Chiếu Ngọc Án [Tới Chap 25] Tiếng Việt - Comics24h
-
Thủy Tiên - Review Phim " Tam Sinh Tam Thế, Thập Lý Đào Hoa ...
-
Bộ Phim Nào Khiến Trương Ngọc Ánh ám ảnh 3 Tháng Không Dám ...
-
Nhan Sắc U50 Của Trương Ngọc Ánh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Top 5 đặc điểm Chỉ Có ở Tướng Phụ Nữ đào Hoa - Vntuvanluat
-
Đào Hoa Chiếu Ngọc Án [Tới Chap 25] Tiếng Việt - Comics24h
-
Đề Đăng Ánh Đào Hoa - Wiki Dịch Tiếng Hoa
-
Top 21 Bộ Phim Trung Quốc Mới Nhất 2021, Sắp Chiếu 2022