Đạo Là Gì? Giải Nghĩa Chữ Đạo? | GĐHĐ TRUNG CHÍNH
Có thể bạn quan tâm
ĐẠO LÀ GÌ?
Nghĩa lý chữ Đạo rất cao siêu, khó mà giải rõ được, vì Đạo không có hình trạng như các sự vật ở thế gian.
Đức Thích Ca gọi Đạo là Chơn Như, là Phật Tánh, là Bồ Đề.
Đức Lão Tử gọi Đạo là Cốc Thần, là nguồn sanh ra Vũ Trụ vạn vật.
Đức Khổng Tử gọi Đạo là Thái Cực, là Thiên lý.
Danh từ tuy khác nhau, chớ tựu trung điều chỉ cái nguồn cội của Càn Khôn Vũ Trụ và Vạn Vật. Cái nguồn cội ấy khi còn bất động gọi là Đạo. Còn khi đã động mà chuyển hóa thì gọi là Đấng Tạo Hóa, là Thượng Đế, là Trời vậy.
Đức Lão Tử lại nói:
“Đạo mà nói ra được thì chẳng phải Chơn Đạo, Danh mà gọi là được thì không phải thiệt danh”.
Kinh Phật lại nói:
“Đạo khó mà nói ra. Học giả phải tự mình tỏ ngộ lấy”.
Tỷ thí một người câm thấy cảnh chiêm bao như thế nào rồi mà mô tả lại cho người khác biết. Chúng ta muốn giải lý cho rõ cái Đạo thì chẳng khác nào người câm muốn giải rõ chuyện chiêm bao kia vậy.
Bởi vì Đạo là chơn lý tuyệt đối, bổn tánh của Đạo là Hư-không lặng lẽ, xem chẳng thấy, lóng chẳng nghe, rờ không đụng, không lớn, không nhỏ, không trước, không sau, không thể dùng lời nói mà diễn tả được, hoặc đem ra mà so sánh. Đạo sanh ra Trời Đất vạn vật, lưu hành trong Vũ Trụ, tàng ẩn trong muôn vật, cho nên vật nào cũng có phần linh diệu bên trong để điều hòa, trưởng dưỡng cho nó. Đạo là tinh thần của Trời, Đất, Vạn vật mà Trời, Đất, Vạn vật là bản thể của Đạo.
Nhưng Đạo vốn vô hình, cho nên muốn trình bày cái Đạo ra, tất phải mượn hữu hình để phô bày cái “Dụng” mà thiệt hành cái “Thể”.
Ví dụ ta có một tư tưởng nào, cái tư tưởng ấy vốn vô hình, mà muốn trình bày nó ra cho người ta biết, cần phải mượn văn chương là vật hữu tình.
Vì lẽ đó mới phát sanh nhiều tôn giáo là những cái “Dụng” của Đạo như Phật giáo, Tiên giáo, Nho giáo, v.v…
Thế thì các tôn giáo vốn một gốc mà ra vẫn tôn thờ Đấng Chúa Tể, Càn Khôn Thế giới, chỉ vì khác ngôn ngữ mà xưng tụng bằng danh hiệu khác nhau.
Như Phật giáo gọi Đấng ấy là A Di Đà, Do Thái giáo gọi là Jéhovah, Hồi giáo gọi là Allah, Ấn Độ giáo gọi là Brahma, Ai Cập gọi là Osiris, Công giáo gọi là Đức Chúa Trời, người Việt Nam gọi là Thượng Đế (Ông Trời), ngày nay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gọi là Cao Đài.
Mặc dầu các tôn giáo khác nhau về cách tổ chức và Lễ nghi tế tự, nhưng vẫn giống nhau ở chỗ lấy từ bi bác ái mà dạy chúng sanh, lấy sự “Chuyển mê khải ngộ” làm tôn chỉ, lấy sự giải thoát luân hồi làm cứu cánh.
Vậy tôn giáo vẫn có một.
————
GIẢI NGHĨA CHỮ ĐẠO (道)
Nếu dùng ngữ nguyên học phân tách chữ Đạo ra mà xem xét cách cấu tạo của nó, ta thấy Ông Thương Hiệt (người đặt ra văn tự nước Trung Hoa) dụng ý một cách sâu xa mỗi phụ ngữ đều có ý nghĩa hay của nó.
Viết chữ Đạo, bắt đầu là hai phết (丷) tượng trưng âm dương nhị khí, dưới gạch một ngang (一) tượng trưng âm dương hiệp nhứt là cơ sanh hóa. Kế dưới là chữ Tự (自) là mình, tự mình nghĩa là con người phải tự tri, tự giác, tự giải thoát, chớ chẳng ai làm những điều đó cho mình được. Trên dưới lại ráp thành chữ Thủ (首) là đầu, là trước hết, vì Đạo là đầu mối, là nguồn gốc của Càn Khôn vạn vật. Bên trái chữ Thủ lại có chữ Tẩu (辶) là chạy, là vận động, tượng trưng cơ vận chuyển, cơ biến hóa của Đạo, tức Pháp luân thường chuyển.
Đại Đạo Học Đường Hội Thánh
Đánh giá:
Chia sẻ:
- Thêm
- Tumblr
- In
Có liên quan
Từ khóa » Chữ đạo Trong Phật Giáo Có Nghĩa Là Gì
-
Đạo (triết Học) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chữ đạo Nhà Phật - .vn
-
GIỚI THIỆU ĐẠO PHẬT 1. Chữ Đạo Nghĩa Là Gì? Chữ ... - Facebook
-
Chữ Đạo Trong Phật Giáo | Thích Nhật Từ - YouTube
-
Phật Học Phổ Thông: Bài 1 – ĐẠO PHẬT - Viên Giác Thiền Tự
-
CHỮ ĐẠO - Tu Viện Quảng Đức
-
Hiểu Về Chữ “Bạn” Trong đạo Phật (Tỳ Kheo Thích Nhân Tánh)
-
ĐẠO PHẬT NGHĨA LÀ GÌ?
-
Chữ Tâm Trong đạo Phật | Giác Ngộ Online
-
Chữ đạo Trong Phật Giáo Có Nghĩa Là Gì - Blog Của Thư
-
Ý Nghĩa Chữ Vạn Trong Phong Thủy Và Những điều Cần Biết
-
Trong Đạo Phật Chữ "Định" (phát Triển Tinh Thần) được Hiểu Như Thế ...
-
Vài Nét Về Cách Xưng Hô Trong đạo Phật | Sở Nội Vụ Nam Định
-
Đôi Nét Về đạo Phật Và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam