Đào Tạo Sau đại Học – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)

Đào tạo sau đại học là hình thức đào tạo dành cho các đối tượng đã tốt nghiệp đại học với mục tiêu trang bị những kiến thức sau đại học và nâng cao kỹ năng thực hành nhằm xây dựng đội ngũ những người làm khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của Việt Nam. Đào tạo sau đại học thường gồm hai cấp đào tạo: Thạc sĩ và Tiến sĩ, giúp cho học viên cao học được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở đại học; hiện đại hóa những kiến thức chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo.

Hình thức đào tạo sau đại học

[sửa | sửa mã nguồn]

Có hai dạng bằng phân cấp chính ở mức đào tạo sau đại học: bằng cấp hàn lâm và bằng cấp chuyên nghiệp. Ngoài ra còn hình thức học tập lấy bằng không phân cấp hay bồi dưỡng sau đại học để nhận các dạng bằng và chứng chỉ.

Bằng cấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Đào tạo sau đại học theo hướng hàn lâm hay chuyên nghiệp đều thường gồm hai cấp đào tạo: Thạc sĩ và Tiến sĩ. Bằng cấp chuyên nghiệp trong y khoa Việt Nam gồm hai cấp là bằng bác sĩ chuyên khoa một và bác sĩ chuyên khoa hai.

Đào tạo Thạc sĩ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đào tạo thạc sĩ cần đạt được mục tiêu là Thạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng; có năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. Thời gian đào tạo Thạc sĩ theo hình thức tập trung là 2 năm và không tập trung là 3 năm.

Chương trình đào tạo Thạc sĩ gồm 3 phần:

  • Phần 1: Kiến thức chung
  • Phần 2: Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
  • Phần 3: Luận văn Thạc sĩ

Đào tạo Tiến sĩ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiến sĩ được đào tạo ra phải đạt mục tiêu là có trình độ cao về lý thuyết, thực hành; có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn; Phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa học-công nghệ.Thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức tập trung là 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; từ hai đến 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ. Thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức không tập trung là 5 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; Từ 3 đến 4 năm đối với người có bằng thạc sĩ.

Chương trình đào tạo Tiến sĩ gồm:

  • Phần 1: Các môn học của chương trình Thạc sĩ
  • Phần 2: Các chuyên đề Tiến sĩ
  • Phần 3: Luận án Tiến sĩ

Bồi dưỡng sau đại học

[sửa | sửa mã nguồn]

Bồi dưỡng sau đại học là loại hình đào tạo nhằm bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ trong nước và trên thế giới.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • x
  • t
  • s
Các loại hình cơ sở giáo dục
Theo giai đoạn giáo dục
Giáo dục mầm non
  • Trường mẫu giáo hoặc Nhà trẻ
Giáo dục tiểu học
  • Trường tiểu học
Giáo dục trung học
  • Trường trung học cơ sở
  • Trường trung học phổ thông
  • Trường trung cấp chuyên nghiệp
  • Trường giáo dưỡng
Giáo dục đại học
  • Trường giáo dục thường xuyên
  • Trường dạy nghề
  • Trường trung cấp chuyên nghiệp
  • Trường dự bị đại học
  • Trường cao đẳng
Đại học
  • Viện đại học
  • Đại học (Việt Nam)
  • Trường đại học
  • Học viện
  • Viện công nghệ
Giáo dục sau đại học
  • Cao học
  • Nghiên cứu sinh
Theo quỹ/tài chính
  • Trường công lập
  • Trường bán công
  • Trường tư thục
  • Trường phi lợi nhuận
  • Trường miễn phí
Theo phong cách giáo dục
  • Trường bán trú
  • Trường nội trú
  • Giáo dục tại nhà
  • Trường quốc tế
  • Trường công giáo
Theo phạm vi
  • Dự bị đại học
  • Giáo dục cưỡng bách
  • Giáo dục dân chủ
  • Giáo dục năng khiếu
  • Giáo dục kỹ năng cơ bản
  • Giáo dục nghề nghiệp
Trong lịch sử
  • Các cơ sở học tập bậc cao thời cổ đại
    • Học viện Platon
    • Lyceum (Classical)
  • Monastic school
  • Cathedral school
  • Đại học thời Trung cổ
Trường dành chongười bản địa
  • Canadian Indian residential school system
  • Native schools
  • Native American boarding schools
Không chính thức hoặc bất hợp pháp
  • Hedge school
  • Krifo scholio
  • Katakombenschule
  • Thể loại Thể loại
  • Trang Commons Commons

Từ khóa » Trình độ đại Học Là Gì