Trình độ Học Vấn Là Gì?

Trình độ học vấn là gì?Hướng dẫn cách ghi trình độ học vấnMua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 79.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 79.000đ

Trình độ học vấn là gì? Trình độ học vấn là mục không thể thiếu trong sơ yếu lý lịch hay CV xin việc của một người. Mọi người thường nhìn vào trình độ học vấn để đánh giá năng lực, trình độ của một cá nhân. Vậy trình độ học vấn được hiểu chính xác như thế nào? Sự khác biệt giữa trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng HoaTieu.vn.

Các trình độ học vấn ở Việt Nam

  • 1. Trình độ học vấn là gì?
  • 2. Cách ghi trình độ học vấn
  • 2. Phân loại trình độ học vấn
  • 3. Phân biệt trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa
Trình độ học vấn bao hàm 2 yếu tố là trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của một người.
Trình độ học vấn bao hàm 2 yếu tố là trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của một người.

1. Trình độ học vấn là gì?

Trình độ học vấn được định nghĩa bởi UNESCO (Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc) như sau: Trình độ học vấn của một người là bậc học cao nhất của người đó đã hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học.

Theo Khoản 1 Điều 6 Luật giáo dục 2019 định nghĩa về hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

Trình độ học vấn bao hàm 2 yếu tố là trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của một người.

2. Cách ghi trình độ học vấn

Trình độ học vấn là mục không thể thiếu trong sơ yếu lý lịch hay CV xin việc của một cá nhân.
Trình độ học vấn là mục không thể thiếu trong sơ yếu lý lịch hay CV xin việc của một cá nhân.

- Khi làm sơ yếu lý lịch hay bất cứ giấy tờ, văn bản nào cần thông tin về trình độ học vấn, các bạn cần ghi một cách tóm tắt, ngắn gọn về trình độ của bản thân, tuy nhiên cần nêu được điểm nổi bật là trình độ cao nhất của bản thân đã đạt được tại thời điểm đó để người đọc nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng.

- Nếu như chưa hoàn thành bậc học nào, hoặc đang tiếp tục theo học bậc giáo dục nào đó và chưa có bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận thì vẫn có thể ghi vào trình độ học vấn gần nhất của bản thân hoặc ghi chú là đang tiếp tục theo học.

Ví dụ: Học vấn phổ thông thì đối với những người đã thôi học, trình độ học vấn cao nhất đã đạt được là lớp phổ thông cao nhất đã hoàn thành chương trình học. Còn đối với người đang đi học thì sẽ là lớp phổ thông đã hoàn thành chương trình học từ trước tức là lấy lớp đang học trừ đi 1.

- Điểm trung bình trong quá trình học tập cũng có thể được nêu thêm để làm nổi bật trình độ học vấn. Tuy nhiên chỉ nêu khi điểm trung bình thuộc loại cao trở lên để nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt về người tuyển dung. Nếu điểm trung bình thấp thì không cần đề cập đến phần này.

- Có thể ghi thêm những giải thưởng mà bạn đã đạt được trong quá trình học tập và làm việc.

- Ngoài ra, nên đề cập đến thành tích học tập của bản thân trong phần tóm tắt về trình độ học vấn, những kinh nghiệm (nếu có) trong công việc đã trải qua để làm phong phú thêm thành tích của bản thân đồng thời giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về năng lực của bản thân bạn hơn.

Lưu ý:  Nếu đã có bằng cao học hay cử nhân không cần nêu thêm về bằng giáo dục phổ thông. Vì đây được cho là thông tin thừa. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá về kỹ năng khái quát và tổng hợp của bạn. (Tuy nhiên nếu có phần ghi đầy đủ quá trình học tập theo từng năm thì vẫn ghi đầy đủ thời gian và các cấp học bạn đã hoàn thành).

2. Phân loại trình độ học vấn

Khoản 2 Điều 6 Luật giáo dục 2019 quy định về cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;

- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;

- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;

- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

  • Giáo dục đại học: Trường trung cấp, dạy nghề; Giáo dục hệ cao đẳng; Giáo dục đại học.
  • Giáo dục sau đại học: Giáo dục cao học; Nghiên cứu sinh.

3. Phân biệt trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa

Trình độ học vấnTrình độ chuyên mônTrình độ văn hóa
Khái niệmLà bậc học cao nhất của người đó đã hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học.

Là khả năng và năng lực giải quyết công việc đòi hỏi các kiến thức chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể.

Là mức độ phát triển về nhận thức văn hóa và văn hóa ứng xử dựa theo chuẩn mực xã hội.

Công dụng Thể hiện trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa của một người.

Thể hiện quá trình đào tạo mà một người đã trải qua tại các trường lớp, tổ chức được cấp phép bởi cơ quan quản lý giáo dục Nhà nước.

Là việc thể hiện bạn đã hoàn thành các cấp bậc của chương trình giáo dục nào đó.

Cách ghi trình độGhi tóm tắt trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa nổi bật và cao nhất

Ghi học hàm cao nhất: tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư của chuyên ngành…

Chương trình đào tạo cao nhất: cao học, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp…

Ví dụ: Hoàn thành cấp bậc chương trình giáo dục phổ thông thì ghi trình độ: 9/12,12/12,…

Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi Trình độ học vấn là gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết có liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

  • Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp 2025
  • Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun, tín chỉ
  • Quy định về trình độ giáo viên tiểu học 2025

Từ khóa » Trình độ đại Học Là Gì