Đáp án 30 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Module 4 Môn Lịch Sử THPT
Có thể bạn quan tâm
Câu 1: Bản kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục nhằm thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành được gọi là:
Đáp án: Kế hoạch giáo dục của nhà trường
Câu 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường gồm những nhiệm vụ nào dưới đây?
Đáp án:
Xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện chương trình
Xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
Xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên
Câu 3: Lựa chọn và nối các bước ở cột bên trái tương ứng với các nội dung ở cột bên phải theo đúng tiến trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Câu hỏi | Câu trả lời |
Bước 1 | Xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học |
Bước 2 | Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục theo khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình |
Bước 3 | Hoàn thiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và ban hành thực hiện kế hoạch |
Câu 4: Chọn đáp án thích hợp điền vào dấu (….) khi tiến hành xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học.
Căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm của Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức họp các thành phần liên quan để xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình. Yêu cầu khi xây dựng cần tìm hiểu chương trình GDPT 2018, phân tích điều kiện thực tiễn nhà trường để thực hiện chương trình, xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường , từ đó xây dựng khung thời gian thực hiện chương trình.
Câu 5: Kế hoạch giáo dục của nhà trường cần thể hiện được các nội dung nào dưới đây?
Đáp án:
Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình năm học.
Đặc điểm, điều kiện thực hiện chương trình năm học.
Mục tiêu giáo dục năm học của nhà trường.
Câu 6: Chọn thích hợp điền vào dấu (…) để hoàn thiện đoạn mô tả sau về xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
Đáp án:
Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của tổ chuyên môn trong một năm học , nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và của nhà trường, bảo đảm yêu cầu thực hiện CTGDPT. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn bao gồm xây dựng kế hoạch dạy học môn học và xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn?
Đáp án:
Là cơ sở để xây dựng chương trình giáo dục địa phương
Câu 8: Nối các cột bên trái với nội dung bên phải để có nội dung phù hợp với các nguyên tắc khi xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
Đáp án:
Đảm bảo tính pháp lý | Xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lý cụ thể và các kế hoạch cấp cao hơn |
Đảm bảo tính logic | Sắp xếp các bài học theo thời gian thực hiện một cách phù hợp, chủ trong đến sự thống nhất với các món học và hoạt động giáo dục khác |
Đảm bảo tính linh hoạt | Kế hoạch không cứng nhắc mà có thể được thay đổi trong các trường hợp Cần thiết xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn |
Đảm bảo tính khả thi | Dựa trên việc phân tích đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn và của nhà trường và các yếu tố khác |
Câu 9: Phát biểu sau đây đúng hay sai: “Tất cả các giáo viên trong tổ chuyên môn đều có vai trò tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn”?
Đáp án:
Sai
Câu 10: Những phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn Lịch sử trong năm học
Đáp án:
Kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kì có thể sử dụng hình thức dự án
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn Lịch sử?
Đáp án:
Các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn Lịch sử chỉ được thực hiện trong giới hạn khuôn viên của nhà trường
Câu 12: Để xác định thời lượng (số tiết) cho các bài học cụ thể trong một mạch nội dung, tổ chuyên môn cần dựa trên những căn cứ nào dưới đây?
Đáp án:
Tham khảo Sách giáo khoa địa phương lựa chọn và các hướng dẫn kèm theo.
Số tiết dành cho mạch nội dung đó tính theo tỉ lệ quy định trong chương trình.
Phân tích yêu cầu cần đạt của bài học đã xác định.
Câu 13: Chọn thích hợp điền vào dấu (…) để hoàn thiện đoạn mô tả sau về xây dựng kế hoạch dạy học các chuyên đề lựa chọn
Đáp án:
Khi tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học các chuyên đề lựa chọn, thời gian dạy học chuyên đề cần chú ý đến sự phù hợp với phân phối chương trình các bài học Chuyên đề có tính chất nâng cao và định hướng nghề nghiệp vì thế việc sắp xếp kế hoạch dạy các chuyên đề lựa chọn nên để sau khi học sinh học xong mạch kiến thức hỗ trợ cho chuyên đề đó. Việc lên kế hoạch cũng cần có sự liên kết chặt chẽ với các tổ chuyên môn khác để tránh sự chồng chéo.
Câu 14: Nối các bước và nội dụng phù hợp với các bước đó trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
Đáp án:
Phân tích đặc điểm tình hình | Phân tích tình hình học sinh, giáo viên, tình hình thiết bị dạy học, phòng học, địa điểm có thể tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục |
Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục | Xây dựng phân phối chương trình, kế hoạch các chuyên đề lựa chọn, các bài kiểm tra, đánh giá định kì, các nội dung khác |
Rà soát hoàn thiện dự thảo và thông qua tổ chuyên môn | Rà soát lại các nhiệm vụ để có bản dự thảo hoàn thiện |
Phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn | Trình Hiệu trưởng nhà trường xem xét phê duyệt, tổ chức phân công nhiệm vụ để thực hiện |
Câu 15: Căn cứ trực tiếp để xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên là
Đáp án:
Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhiệm vụ được phân công
Câu 16: Phát biểu sau đây đúng hay sai: “Kế hoạch giáo dục của giáo viên thể hiện sự cá nhân hóa kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo nhiệm vụ được phân công và là căn cứ quan trọng để giáo viên đó xây dựng kế hoạch bài dạy”?
Đáp án: Đúng
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về việc xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên?
Đáp án:
Tên bài học và số tiết cần ghi đúng với kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
Câu 18: Những phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về việc xây dựng kế hoạch bài dạy?
Đáp án:
Căn cứ trên kế hoạch giáo dục của tổ và kế hoạch giáo dục của cá nhân
Được xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị lên lớp
Là sản phẩm mang tính cá nhân của mỗi giáo viên
Câu 19: Nguyên tắc nào dưới đây không vận dụng trong xây dựng kế hoạch bài dạy môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông?
Đáp án: Sử dụng được cho nhiều lớp học khác nhau
Câu 20: Điểm khác biệt nhất khi xây dựng kế hoạch bài dạy Lịch sử theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh so với xây dựng kế hoạch bài dạy trước đây là?
Đáp án:
Mục tiêu bài học được xác định theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Câu 21: Những căn cứ nào dưới đây được sử dụng để xác định mục tiêu của bài dạy?
Đáp án:
Đặc điểm nội dung kiến thức, điều kiện dạy học
Yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài học
Đặc điểm của đối tượng học sinh
Câu 22: Sắp xếp các bước dưới đây theo quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Đáp án:
1 – Xác định mục tiêu bài dạy
2 – Xác định chuỗi hoạt động học
3 – Phát triển các hoạt động dạy học cụ thể
4 – Hoàn thiện kế hoạch bài dạy
Câu 23: Những phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về việc xác định mục tiêu trong xây dựng kế hoạch bài dạy môn Lịch sử?
Đáp án:
Một hoạt động dạy học có thể hướng đến hình thành và phát triển nhiều thành phần phẩm chất và năng lực khác nhau
Mục tiêu phải được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể quan sát, đánh giá được
Các mục tiêu phẩm chất, năng lực có thể khác nhau phụ thuộc vào cách thức dạy học của giáo viên
Câu 24: Nối các cột dưới đây để có sự phù hợp giữa mỗi hoạt động được tổ chức trong bài dạy và ý nghĩa của nó?
Đáp án:
Mở đầu | Tạo hứng thú học tập, kết nối kiến thức cũ và mới, định hướng các vấn đề cần giải quyết trong bài học. |
Hình thành kiến thức mới | Hình thành, phát triển các kiến thức, kĩ năng mới cho học sinh. |
Luyện tập | Rèn luyện, ôn tập lại, hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng đã phát triển qua hoạt động hình thành kiến thức. |
Vận dụng | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn, đặc biệt là các vấn đề gắn thực tiễn. |
Câu 25: Phát biểu sau đây đúng hay sai: “Hoạt động luyện tập có thể được xem như một hình thức đánh giá quá trình”?
Đáp án: Đúng
Câu 26: Biểu hiện nào dưới đây KHÔNG phải là biểu hiện của thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử (thuộc năng lực lịch sử)?
Đáp án:
Khả năng kết nối quá khứ với hiện tại
Câu 27: Biểu hiện nào dưới đây KHÔNG phải là biểu hiện của thành phần năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học (thuộc năng lực lịch sử)?
Đáp án:
Phân biệt được các loại hình tư liệu lịch sử
Câu 28: Trong dạy học Lịch sử, sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề có ưu thế trong việc phát triển năng lực nào của bộ môn Lịch sử?
Đáp án:
Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử
Câu 29: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, các mảnh ghép trong dạy học Lịch sử sẽ góp phần phát triển năng lực chung nào của học sinh?
Đáp án:
Năng lực giao tiếp và hợp tác.
Câu 30: Các mức độ dưới đây mô tả tiêu chí nào trong phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học theo Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH?
Đáp án:
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập
Từ khóa » Trắc Nghiệm Module 4 Thpt
-
Đáp án Trắc Nghiệm Module 4 THPT - Tất Cả Các Môn
-
Đáp án 30 Câu Trắc Nghiệm Mô đun 4 Môn Toán THPT
-
Đáp án Trắc Nghiệm Module 4 THPT – Tất Cả Các Môn Bài Tập Cuối ...
-
Đáp án 30 Câu Trắc Nghiệm Module 4 (Mô đun 4) Môn Tin Học THPT ...
-
ĐÁP ÁN 20 Câu Trắc Nghiệm Bài Tập Cuối Khóa MODULE 4 TIẾNG ...
-
Đáp án Trắc Nghiệm Cuối Khóa Modul 4 Công Nghệ THPT
-
Đáp án Trắc Nghiệm Module 4 THPT - Tất Cả Các Môn - Tass Care
-
Đáp án Câu Hỏi Trắc Nghiệm Cuối Khóa Mô đun 4 Môn Toán THPT
-
Đáp An Trắc Nghiệm Module 4 THPT Môn Sinh Học
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Module 4 Thpt
-
Đáp án Tự Luận Mô đun 4 đại Trà THPT - Câu Hỏi Tương Tác Module 4 ...
-
Đáp án Tự Luận Module 4 đại Trà THPT
-
Top 26 Đáp án Trắc Nghiệm Mô đun 4 Môn Vật Lý THPT đầy đủ Nhất