[Đáp án] Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Có Thời Hạn Bao Lâu Chuẩn Nhất?
Có thể bạn quan tâm
1. Đáp án chuẩn nhất về chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn bao lâu?
Kế toán trưởng là một người đứng đầu bộ phận kế toán trong doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm phân công việc cho các nhân viên kế toán trong bộ phận, quản lý nhân viên và các công việc kế toán của doanh nghiệp. Là người đưa ra ý kiến tham khảo với các nhà lãnh đạo về tài chính của doanh nghiệp trong chiến lược đầu tư phù hợp nhất.
Rất nhiều bạn thắc mắc rằng chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn bao lâu là chuẩn nhất. Để đạt được chứng chỉ kế toán trưởng không hề dễ và có được cơ hội việc làm tốt hơn cho mình, tuy nhiên thì mọi người thường thắc mắc về thời hạn của chứng chỉ kế toán trưởng hiện nay ở Việt Nam là bao lâu?
Một nhân viên kế toán sẽ đạt được chứng chỉ kế toán trưởng sau khi tham gia khóa học kế toán trường với kết quả của kỳ thi đạt yêu cầu. Kết thúc bài thi thành công, học viên sẽ được các trung tâm đào tạo hoặc trường học cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng cho mình. Sau khi nhận được chứng chỉ kế toán trưởng, bạn sử dụng ngay lần đầu tiên thì thời hạn chứng chỉ bổ nhiệm kế toán trưởng với thời hạn không quá năm năm sẽ hết hạn. Bạn nhận được quyết định bổ nhiệm thì cần phải đi học ngày chứng chỉ kế toán trưởng để có được chứng chỉ kế toán trưởng cho mình.
Trong trường hợp bạn đã có chứng chỉ kế toán trưởng và đã sử dụng nó trong lần bổ nhiệm kế toán trường đầu tiên sẽ có thời hạn sử dụng trong suốt khoản thời gian bạn kiêm nhiệm vị trí kế toán trường trong doanh nghiệp hoặc công ty. Nếu người này không làm kế toán trưởng ở doanh nghiệp này nữa thì chứng chỉ kế toán trưởng sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm tiếp theo và thời gian được tính bắt đầu từ khi họ nghỉ làm. Khi được bổ nhiệm lại vị trí kế toán trưởng trong lần tiếp theo thì thời hạn của chứng chỉ này sẽ vẫn tính từ lúc nghĩ làm đến dưới 5 năm. Nếu hết 5 năm nhưng bạn chưa vẫn được bổ nhiệm tiếp thì cần đi học lại để được cấp chứng chỉ kế toán trưởng mới cho mình. Như vậy ta có thể thấy rằng, thời hạn của chứng chỉ kế toán trưởng chỉ có hiệu lực trong vòng 5 năm, quá 5 năm sẽ phải học lại để cấp chứng chỉ mới hoặc trong vòng 5 năm bạn không được bổ nhiệm chức kế toán trường thì chứng chỉ này cũng bị mất hiệu lực sử dụng.
Tình trạng chung hiện nay của rất nhiều công ty, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ thường không có kế toán trưởng mà chỉ có các nhân viên kế toán làm việc và chịu trách nhiệm về tài chính cho doanh nghiệp.
2. Điều kiện để sở hữu chứng chỉ kế toán trưởng
Để có thể sở hữu cho mình chứng chỉ kế toán trưởng bạn cần theo học khóa đào tạo để được cấp chứng chỉ kế toán trưởng. Điều kiện nào giúp bạn có thể theo học các lớp đào tạo để có được chứng chỉ kế toán trưởng cụ thể như thế nào:
Thứ nhất, bạn là công dân Việt Nam, hội tụ được các phẩm chất cần có về đạo đức nghề nghiệp, thẳng thắn, liêm khiết, luon trung thực và là một kế toán tuân thủ pháp luật.
Thứ hai, để có thể theo học chứng chỉ kế toán trưởng bạn cần lfa người đã có trình độ chuyên môn trong ngành kế toán, là người có nghiệp vụ kế toán, kiểm toán tài chính được đào tạo từ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học và đã có kinh nghiệm công tác thực tế tại các doanh nghiệp, công ty cụ thể như sau:
+ Bạn cần có ít nhất 2 năm trở lên kể từ người tốt nghiệp được ghi trên bằng đại học của mình với chuyên ngành kế toán, tài chính , kiểm toán. Tức là từ sau ngày tốt nghiệp tính đến ít nhất 2 năm bạn đã có kinh nghiệm làm việc thực tế tại các doanh nghiệp, công ty hoặc tổ chức với vai trò là kế toán hoặc kiểm toán.
+ Nếu bạn học trung cấp và cao đẳng thì mất ít nhất là 3 năm làm việc thực tế kể từ ngày bạn tốt nghiệp ra trường được ghi trên bằng tổ nghiệp thì bạn sẽ đủ điều kiện để đăng ký học chứng chỉ kế toán trưởng.
Thứ ba, để tham gia khóa học thì học việc cần phải nộp đơn xin học, những yêu cầu cần có dấu xác nhận thời gian công tác thực tế của bạn với các vị trí công việc về kế toán, kiểm toán, tài chính tại các cơ quan bạn đang công tác. Đi kèm với bản photo bằng tốt nghiệp các chuyên ngành tài chính, kiểm toán, kế toán của bạn có công chức.
Như vậy, ta có thể khẳng định lại rằng để có thể theo học lớp đào tạo chứng chỉ kế toán trưởng bạn phải đáp ứng được 3 yêu cầu đó là có phẩm chất đạo đức, tổ nghiệp các chuyên ngành kế toán – kiểm toán – tài chính và có kinh nghiệm cũng như thời gian công tác thực tế của bạn thân từ 2 – 3 năm tại các vị trí công việc tương ứng thì sẽ đủ điều kiện để học chứng chỉ kế toán trưởng.
3. Kế toán trưởng trong doanh nghiệp cần thực hiện công việc như thế nào?
Khi bạn là người đứng đầu bộ phận kế toán với vị trí kế toán trưởng trong doanh nghiệp hoặc công ty thì bạn sẽ cần thực hiện các công việc tương ứng với từng nhiệm vụ của mình. Vị trí càng cao trách nhiệm của bạn càng nhiều và công việc của bạn cùng không còn đơn giản như việc làm của một nhân viên kế toán nữa. Vậy công việc của kế toán trưởng – người đứng đầu bộ phận kế toán doanh nghiệp cần thực hiện các nhiệm vụ và công việc cụ thể như sau:
3.1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ và lập kế hoạch của bộ phận kế toán
Với nhiệm vụ này thì công việc của một kế toán trưởng cần thực hiện cụ thể như sau:
+ Với mô hình tổ chức nguồn lực kế hợp với đặc trưng trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp để đưa ra được một tổ chức công việc phù hợp với bộ phận kế toán và phù hợp với từng nhân viên.
+ Phối hợp với các nhân viên trong bộ phân và ngoài bộ phận đẻ lập các mẫu tài liệu và giấy tờ tài chính áp dụng cho từng mô hình doanh nghiệp cụ thể để đảm bảo những tài liệu và giấy tờ đó là hợp pháp và đúng với quy định của pháp luật.
+ Thực hiện việc lên kế hoạch công việc chi tiết và cụ thể cho bộ phận kế toán trong doanh nghiệp theo định kỳ hoặc một thời gian cụ thể.
+ Thực hiện việc tổ chức các hoạt động nhằm kiểm kê tiền, các nguồn tài sản có ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp và liên quan đến hoạt động kinh doanh.
3.2. Làm người quản lý các kế toán viên
Khi đứng đầu bộ phận kế toán – kế toán trưởng thì việc quản lý các kế toán viên trong bộ phận thông qua các công việc cụ thể như sau:
+ Giao công việc, giao nhiệm vụ và phân chia công việc phù hợp cho các kế toán viên theo ngày, theo tuần.
+ Kế toán trưởng chính là người sẽ đánh giá hiệu quả công việc của kế toán viên qua việc giám sát bạn, kiểm tra hiệu quả trong công việc bạn được giao như thế nào.
+ Là người sẽ đào tạo, hướng dẫn nhân viên, giúp họ gỡ những khó khăn gặp phải trong công việc, và chính là người nâng cao chuyên môn cho kế toán viên để đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc.
+ Phối hợp và tham gia cùng bộ phận nhân sự để lựa chọn nhân viên, phỏng vấn ứng viên phù hợp với bộ phận.
3.3. Quản lý sổ sách kế toán tổng, hóa đơn và các chứng từ gốc trong các giao dịch của doanh nghiệp
Với nhiệm vụ là quản lý sổ sách kế toán, các chứng từ, hóa đơn trong các giao dịch của doanh nghiệp thì các công việc cụ thể của một kế toán trưởng sẽ bao gồm như sau:
+ Giám sát viên lập sổ sách kế toán của các kế toán viên, tính thuế, giá thành cho các sản phẩm của doanh nghiệp, đổi chiếu các công nợ của khách hàng, chủ đầu tư và ngân hàng với doanh nghiệp, tính bảo hiểm cho nhân viên công ty, tính toán tiền lương của nhân viên,.. tất cả các hoạt động đều luôn đảm bảo tính chính xác và hợp pháp.
+ Kế toán trưởng là người kiểm soát quy trình lập số sách và các loại tài liệu về tài chính, thực hiện việc kiểm kê tài sản, lập các bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp.
+ Thực hiện theo dõi về hoạt động lưu trữ các tài liệu, số sách có liên quan đến tài chính và các giao dịch về tài chính của doanh nghiệp đảm bảo theo đúng quy ddingj của pháp luật.
3.4. Nhiệm vụ tham mưu về hoạt động tài chính của doanh nghiệp
+ Thực hiện việc giám sát với tài chính để đảm bảo việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Khi gặp các vấn đề về tài chính thì kế toán trường sẽ là người tham mưu các giải pháp về tài chính cho lãnh đạo.
+ Với các vấn đề tài chính cần kịp thời và ngành chóng đưa ra được các giải pháp để có thể thu hút được nguồn tài chính cho các hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.
3.5. Lập báo cáo và trình bày báo cáo
+ Lập các báo cáo định kỳ hoặc các báo cáo tài chính doanh nghiệp theo yêu cầu của ban lãnh đạo công ty.
+ Trình bày bản báo cáo về tài chính mà bạn đã lập cho các lập đạo nghe.
3.6. Các nhiệm vụ khác
Khi ở vị trí là một kế toán trong trong doanh nghiệp không chỉ thực hiện các công việc trên và còn các công việc khác như:
+ Là người ngoại gia trong lĩnh vực tài chính để thực hiện các giao dịch tài chính với bên ngoài.
+ Cung cấp các sổ sách chứng từ kế toán để thực hiện hoạt động kiểm toán.
+ Đưa ra các đề xuất trong việc cải tiến công việc và nhân viên trong bộ phận, đề xuất các biện pháp để làm công việc đạt hiệu quả tốt hơn.
+ Là người tổ chức và điều hành cuộc họp nội bộ bộ phận kế toán.
+ Tham gia các cuộc hơn với các ban lãnh đạo của công ty.
+ Thực hiện các công việc được cấp lãnh đạo yêu cầu.
Qua chia sẻ về chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn bao lâu giúp bạn biết được thời hạn của chứng chỉ này như thế nào. Bên cạnh đó bài viết còn chia sẻ cho bạn thêm các thông tin về điều kiện nào bạn sẽ đủ điều kiện để được học chứng chỉ kế toán trưởng, cùng với đó gợi mở cho bạn biết về một kế toán trưởng trong doanh nghiệp có nhiệm vụ và công việc như thế nào.
Từ khóa » Bằng Kế Toán Trưởng Có Thời Hạn Bao Lâu
-
Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Có Thời Hạn Bao Lâu?
-
Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Có Thời Hạn Bao Lâu (Cập Nhật 2022)
-
Hỏi: Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Có Thời Hạn Bao Lâu?
-
[ Giải đáp ] Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Có Thời Hạn Bao Lâu?
-
Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Có Thời Hạn Không ?
-
Thời Hạn Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng | Thời Báo Tài Chính Việt Nam
-
Quy định Về Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Kế Toán Trưởng
-
Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Có Thời Hạn Bao Lâu? - VCCI
-
Thời Hạn Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Thông Tư 39/VBHN-BTC Văn Bản Hợp Nhất Thông Tư Hướng Dẫn ...
-
Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Có Thời Hạn Bao Lâu Theo Nghị định 199?
-
Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Thời Hạn Bao Lâu - Thả Rông
-
Chứng Chỉ Kế Toán Có Thời Hạn Bao Lâu