Quy định Về Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Kế Toán Trưởng

Quy định về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán trưởng Kế toán là ngành nghề được rất nhiều người lựa chọn theo đuổi trong quãng đời sự nghiệp của mình. Nghề kế toán là một ngành nghề đồi hỏi các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ mà người thực hiện công việc kế toán cần phải đáp ứng được.

1. Luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến kế toán

Đối với người thực hiện công việc kế toán`thì mục tiêu nghề nghiệp trở thành kế toán trưởng là mục tiêu quan trọng mà ai cũng mong muốn hướng tới. Công việc kế toán cần nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nhưng để trở thành kế toán trưởng không chỉ cần chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều mà cần có chứng chỉ kế toán trưởng theo quy định của pháp luật.

Vậy để được cấp chứng chỉ kế toán, nâng coa trình độ chuyên môn và có mức lương lý tưởng hơn nữa trong quá trình thực hiện công việc thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì theo quy định của pháp luật. Để được giải đáp các vấn đề liên quan đến vấn đề này để bản thân có thể chuẩn bị tốt nhất cho các điều kiện để cấp chứng chỉ kế toán trường thì bạn có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được chúng tôi giải đáp các vướng mắc liên quan theo quy định pháp luật.

2. Quy định về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán trưởng

Nội dung câu hỏi: E đã tốt Nghiệp ĐH Tài Chính Marketing hệ đại học chính quy, chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp và đã đi làm kế toán được 3 năm. Hiện tại e muốn học lớp Bồi Dưỡng Kế toán trưởng tại ĐH Kinh Tế, Tuy nhiên, trường hợp của em thì sau khi học chỉ được cấp chứng chỉ Bồi Dưỡng kế toán trưởng do Trường Đại học Kinh tế phát hành, không phải do Bộ Tài Chính cấp. Vậy cho em hỏi, với chứng chỉ do ĐH Kinh tế cấp thì e có được làm kế toán trưởng cho công ty tư nhân được hay ko, và có sai phạm gì về quy định không ạ, em cám ơn.

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của abjn chúng tôi xin tư vấn như sau

Để trở thành kế toán trưởng, bạn cần đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Luật kế toán 2015. Cụ thể:

“Điều 54. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;

b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;

c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.”

Phụ thuộc vào tổ chức, đơn vị mà kế toán trưởng chịu trách nhiệm, Chính phủ có quy định chi tiết tiêu chuẩn và điều kiện trở thành kế toán trưởng tại Điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP như sau

“Điều 21. Tiêu chuẩn và Điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán

1. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định này. Bộ Tài chính quy định về việc tổ chức, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng.

2. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên, bao gồm:

...

g) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp Luật Việt Nam không có vốn nhà nước, có vốn Điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng;

h) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn Điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng.

4. Đối với các tổ chức, đơn vị khác ngoài các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đại diện theo pháp Luật của đơn vị quyết định phù hợp với quy định của Luật kế toán và các quy định khác của pháp Luật liên quan.

5. Đối với kế toán trưởng, phụ trách kế toán của công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước hoặc là doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm trên 50% vốn Điều lệ phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 05 năm.

6. Tiêu chuẩn, Điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định.”

Như vây một trong những điều kiện để được bổ nhiệm kế toán trưởng là phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán trưởng. Việc cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng được quy định tại Thông tư 199/2011/TT-BTC như sau:

“Điều 8. Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng

1. Phôi “Chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán trưởng” (Phụ lục số 04) và Mã số đơn vị đào tạo, bồi dưỡng kế toán trưởng do Bộ Tài chính cấp và quản lý thống nhất trong phạm vi cả nước.

2. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khoá học kế toán trưởng phải có trách nhiệm theo dõi, quản lý phôi chứng chỉ được cấp (Số đã nhận, số đã sử dụng, số bị hỏng và số chưa sử dụng) và định kỳ 6 tháng (1/1 và 1/7 hàng năm) gửi báo cáo về Bộ Tài chính để làm cơ sở tổng hợp chung toàn quốc.

Điều 9. Cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng”

1. Học viên có kết quả thi đạt loại trung bình trở lên (Học viên đạt yêu cầu) được Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ra quyết định tổ chức khoá học cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán trưởng”.

2. Kết thúc mỗi khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng, đơn vị tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng gửi “Quyết định công nhận kết quả đạt yêu cầu khoá học” kèm theo “Danh sách học viên đạt yêu cầu khoá học” (Phụ lục số 03) về Bộ Tài chính, để xem xét, chấp thuận và cấp phôi Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng. Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (hoặc cấp phó được Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng uỷ quyền) mới có quyền ký, cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.

3. Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng phải được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng đóng dấu nổi vào giáp lai ảnh của học viên.

4. Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Kế toán. Quá thời hạn 5 năm học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng.

5. Những người có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đã đủ điều kiện và được bổ nhiệm làm kế toán trưởng 1 lần thì Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đó vẫn có giá trị để bổ nhiệm kế toán trưởng từ lần thứ hai trở đi, trừ khi khoảng thời gian không làm kế toán trưởng giữa 2 lần bổ nhiệm đã quá 5 năm.

6. Chứng chỉ bị mất, thất lạc học viên liên hệ với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (nơi cấp chứng chỉ) để làm thủ tục cấp lại.”

Do đó phôi Chứng chỉ do Bộ tài chính cấp và chứng chỉ được cơ sở đào tại đóng dấu nổi và đóng giáp lai. Bạn cần xem lại chứng chỉ của mình đã phù hợp với quy định của pháp luật chưa. Trường hợp chứng chỉ của bạn không phải do Bộ tài chính cấp thì không được công nhận.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Từ khóa » Bằng Kế Toán Trưởng Có Thời Hạn Bao Lâu