Đáp án đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Văn Tỉnh Thái Nguyên Năm 2020
Có thể bạn quan tâm
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Thái Nguyên năm 2020
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Nguyên năm 2020. Được VnDoc sưu tầm và đăng tải, kèm lời giải chi tiết cho các bạn đánh giá so sánh, hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh ôn tập, chuẩn bị tốt cho kì thi vào lớp 10 THPT sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo
HOT: Điểm chuẩn, điểm thi vào lớp 10 tỉnh Thái Nguyên năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán tỉnh Thái Nguyên năm 2020
- 100 Đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2019
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Thái Nguyên năm 2020 chính thức
Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1: PTBĐ nghị luận
Câu 2: Phép nối bằng quan hệ từ "nhưng"
Phép lặp bằng từ "thói quen"
Câu 3: Thói quen tốt: luôn đúng hẹn, luôn dậy sớm, giữ đúng lời hứa, luôn đọc sách...
→ Đây là thói quen tốt vì nó không gây phiền hà, khó chịu cho người khác, đồng thời đem lại cách lợi ích tốt cho bản thân người thực hiện.
Câu 4: Em đồng ý với ý kiến đó. Bởi có rất nhiều trường hợp như vậy trong thực tế. Rõ ràng họ biết đó là một thói quen xấu, ảnh hưởng đến người khác và bản thân mình. Tuy nhiên họ không tha đổi được. Bỏi vì đó là một thói quen đã ngấm sâu vào cơ thể, họ làm điều đó như một bản năng. Đồng thời, bản thân họ cũng chưa thực sự muốn từ bỏ thói quen đấy. họ sẽ xin lỗi người khác khi thói quen xấu này ảnh hưởng đến mọi người, nhưng lại vẫn duy trì điều đó.
Phần 2: Làm văn
Câu 1: HS không viết quá dài (chỉ từ 15 đến 20 dòng)
1- Mở đoạn
Dẫn dắt giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: ý nghĩa của việc giữ lời hứa
2- Thân đoạn (có dẫn chứng cụ thể cho từng luận điểm)
- Giải thích: lời hứa là gì?
- Khi nào thì chúng ta đưa ra lời hứa hẹn với người khác?
- Biểu hiện, hình thức của những lời hứa?
- Ý nghĩa, giá trị của việc giữ lời hứa (trọng tâm):
- Với chính người hứa
- Với người được hứa
- Với các mối quan hệ trong cộng đồng
- Hệ quả của việc không giữ gìn lời hứa
- Thực trạng của việc giữ lời hứa trong xã hội hiện nay.
- Làm thế nào để giữ lời hứa của mình
- Liên hệ bản thân
3- Kết đoạn
-Tổng kết lại quan điểm của em về ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
Câu 2:
1- Mở bài
- Giới thiệu khái quát về Truyện Kiều, nhà văn Nguyễn Du và 2 đoạn thơ cần phân tích.
2- Thân bài
a- Đoạn thơ trích trong Cảnh ngày xuân: miêu tả khung cảnh ngày xuân
- Hai câu thơ đầu vừa nói đến thời gian, vừa gợi được không gian:
- Thời gian của mùa xuân thấm thoắt trôi mau, đã bước sang tháng ba “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
- Không gian: ánh sáng trong veo, không gian trong trẻo cho những “con én đưa thoi”
⇒ Vừa tả cảnh vừa ngụ ý thời gian trôi qua mau
- Hai câu sau miêu tả bức tranh xuân tuyệt mĩ
- “Vỏ non xanh tận chân trời”: không gian khoáng đạt, giàu sức sống
- “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: Gọi hoa mùa xuân với sắc trắng trong trẻo, thanh khiết, tinh khôi
⇒ Bức tranh mùa xuân sinh động, giàu sức sống
b- Đoạn thơ trích trong Kiều ở lầu Ngưng Bích: hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Thúy Kiều
- 4 câu thơ đầu: bức họa về hoàn cảnh, không gian nơi Thúy Kiều ở: Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả là khung cảnh trước lầu Ngưng Bích qua điểm nhìn từ trên cao, từ tâm trạng của Kiều
- “Khóa xuân”: khóa kín tuổi xuân, ở nơi đây, con người đã chẳng còn mong chờ đến tuổi thanh xuân nữa
- “Non xa- trăng gần” đối nhau: tạo không gian xa rộng, nơi đây Kiều không có một người thân quen
- Tác giả sử dụng từ ghép “bốn bề” đứng cạnh từ láy “bát ngát” gợi không gian rộng lớn không một bóng người,
- Cảnh vật vốn có đường nét, màu sắc nhưng lại không đẹp, đã vậy còn gợi cảm giác cô đơn, rợn ngợp
⇒ Ở đây tác giả sử dụng vô cùng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình.
- 2 câu thơ sau: tình cảnh tội nghiệp, tủi hổ của Kiều
- Từ láy “bẽ bàng”: diễn tả nỗi xấu hổ tủi thẹn của Kiều, trong tâm trí nàng vẫn còn in đậm những sự việc vừa mới xảy ra: bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị ép làm gái lầu xanh rồi giờ bị giam lỏng nơi đây
- Thành ngữ “mây sớm đèn khuya”: chỉ thời gian tuần hoàn khép kín, một mình Kiều nơi đây làm nổi bật nỗi bơ vơ
- So sánh “Nửa tình nửa cảnh như chia tâm lòng”: nỗi lòng Kiều như bị chia ra làm hai, nửa dành cho cảnh nửa dành cho tình
⇒ Sáu câu thơ đầu được xây dựng bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, tả cảnh hoang vắng quạnh hiu để khắc họa rõ tâm trạng cô đơn của Kiều
c. Liên hệ hai đoạn thơ
- Cùng là miêu tả khung cảnh thiên nhiên, nhưng có sự đối lập rõ ràng:
- Đoan thơ trích ở Cảnh ngày xuân mang màu sắc tươi vui, sinh động, tràn đầy sức sống
- Đoạn thơ trích trong Kiều ở lầu Ngưng Bích mang vẻ hoang vắng, y buồn, ảm đạm.
⇒ Bởi tác giả sử dụng bút pháp tả cạnh ngụ tình (bút pháp đặc trưng của VHTĐ), bởi hoàn cảnh của nhân vật sẽ ảnh hưởng đến thiên nhiên, thiên nhiên được miêu tả để làm phương tiện truyền đạt những cảm xúc, tâm tình của nhân vật, đúng như câu "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".
3- Kết bài
- Tóm lược lại những cảm nhận, suy nghĩ của em về 2 đoạn thơ được trích
- Chú ý những đặc sắc nội dung, nghệ thuật tiêu biểu
- Liên hệ đến những tác phẩm thơ thuộc VHTĐ có sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình mà em biết.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Thái Nguyên năm 2020 chính thức
Sở GD&ĐT Thái Nguyên ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Văn |
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, ... là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.
... Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường, SGK Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, 2019)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định 01 phép liên kết được sử dụng trong các câu sau: Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.
Câu 3 (1,0 điểm). Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những thói quen tốt nào? Vì sao đó là những thói quen tốt?
Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng tình với ý kiến: Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa hay không? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 3 – 5 dòng)
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) về ý nghĩa của việc giữ lời hứa,
Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa,
(Trích Cảnh ngày xuân, Truyện Kiều – Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2010)
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều – Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2019)
Tham khảo thêm: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán tỉnh Phú Thọ năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hải Phòng năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Khánh Hòa năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Giang năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hậu Giang năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đà Nẵng năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lào Cai năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Kiên Giang năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ năm 2020
.............................................
Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Nguyên năm 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt
Từ khóa » đề Thi Vào 10 Môn Văn Năm 2020 Thái Nguyên
-
Đáp án đề Thi Vào Lớp 10 Môn Văn Tỉnh Thái Nguyên 2020
-
Đề Thi Vào Lớp 10 Môn Văn Năm 2020 - 2021 Sở Thái Nguyên
-
Đáp án Môn Văn Thi Lớp 10 Tỉnh Thái Nguyên đầy đủ, Chính Xác Nhất
-
Đáp án đề Thi Vào Lớp 10 Môn Văn 2022 Thái Nguyên
-
Đề Thi Vào 10 Môn Ngữ Văn Năm 2022 - 2023 Sở GD&ĐT Thái Nguyên
-
Đề Thi Thử Vào 10 Môn Văn Tỉnh Thái Nguyên Năm 2020 - Tài Liệu Text
-
Đề Thi Thử Vào Lớp 10 Môn Văn 2022 Thái Nguyên Có đáp án
-
Đề Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn Năm 2020-2021 Có đáp án
-
Đề Thi Tuyển Sinh Vào Lớp 10 Năm 2020 - 2021 Sở GD&ĐT Thái Nguyên
-
Đáp án đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Văn Thái Nguyên 2022
-
Đáp án đề Thi Tuyển Sinh Vào 10 Môn Ngữ Văn Tỉnh Thái Nguyên ...
-
Đề Thi Thử Vào 10 Môn Văn Chuyên Thái Nguyên 2020
-
Đề Thi Môn Ngữ Văn Lớp 10 Tỉnh Thái Nguyên Năm 2022 Nhanh, đầy ...