Đáp án Trắc Nghiệm Tập Huấn Mô đun 1 Môn Ngữ Văn
Có thể bạn quan tâm
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Mô đun 1 môn Ngữ Văn mà Hoatieu.vn gửi tới các thầy cô sau đây là tài liệu hữu ích, để các thầy cô hoàn thành chương trình tập huấn giáo viên một cách nhanh và hiệu quả nhất. Đáp án gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn Mô đun 1 lựa chọn phương án A, B, C, D liên quan đến các nội dung môn Ngữ Văn. Sau đây là nội dung chi tiết.
Đáp án trắc nghiệm module 1 môn ngữ văn
- 1. Giới thiệu mô đun 1
- 2. 20 câu hỏi trắc nghiệm môn ngữ văn mô đun 1
Bài viết dưới đây là Câu hỏi trắc nghiệm module 1 môn Ngữ văn (gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm module 1) có đáp án, được sử dụng ôn tập và kiểm tra Bài tập cuối khóa module 1 môn Ngữ văn tiểu học, THCS, THPT năm học 2022-2023. Mời thầy cô cùng tham khảo.
1. Giới thiệu mô đun 1
Mô đun 1 “Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 2018” gồm 6 nội dung:
1. Tư tưởng chủ đạo và quan điểm phát triển Chương trình GDPT 2018;
2. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học/THCS/THPT trong chương trình GDPT 2018;
3. Kế hoạch giáo dục, nội dung Chương trình GDPT 2018;
4. Phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018 theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục môn học;
5. Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn học;
6. Các điều kiện thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Module 1 là một trong số 9 mô đun trong Chương trình GDPT mới cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông 3 cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông giai đoạn 2019-2021.
Để hoàn thành tập huấn mô đun 1 - Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 2018 giáo viên phải xem các video, xem các nội dung bải giảng sau đó hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm, hoàn thành 11 câu phân tích kế hoạch bài giảng.... rồi chờ giáo viên cốt cán chấm điểm
Sau đây là 20 câu hỏi trắc nghiệm môn ngữ văn mô đun 1 để các thầy cô tham khảo nhằm hoàn thành chương trình tập huấn giáo viên một cách tốt nhất.
2. 20 câu hỏi trắc nghiệm môn ngữ văn mô đun 1
1. Môn học Ngữ văn có vai trò như thế nào trong việc phát triển phẩm chất, năng lực người học?
A. Hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi đưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.
B. Giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân vẫn.
C. Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic,
D. Góp phần giúp HS phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn để và sáng tạo; năng lực tính toán; năng lực công nghệ thông tin,...
2. Cơ sở khoa học để xây dựng chương trình ngữ văn 2018 là:
A. Các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn hiện đại;
B. Các thành tựu nghiên cứu về văn học, ngôn ngữ học và kí hiệu học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì khác nhau;
C. Kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỷ XXI đến nay và xu thể quốc tế trong phát triển CT nói chung, CT môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là CT của những quốc gia phát triển;
D. Điều kiên kinh tế - xã hội và truyền thông văn hoá
3. Quan điểm cơ bản xây dựng chương trình Ngữ văn 2018 là:
A. Dựa trên mục đích phát triển kiến thức cho học sinh
B. Sắp xếp tác phẩm văn học theo trục thời gian và thể loại.
C. Dựa trên hệ thống kiến thức của lĩnh vực Văn học và ngôn ngữ.
C. Lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học.
4. Chọn phương án đúng nhất: Tính mở của chương trình Ngữ văn 2018 không thể hiện ở:
A. Quy định chi tiết các nội dung giáo dục.
B. Định hưởng thống nhất những nội dung giáo dục cốt lỗi.
C. Định hướng chung các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh.
D. Phát triển chương trình là quyền chủ động và trách nhiệm của địa phương và nhà trường.
5. Chọn phương án đúng nhất: Mục tiêu cụ thể của chương trình Ngữ văn 2018 được quy định ở mỗi cấp học là:
A. Trang bị kiến thức và kĩ năng. Trang bị kiến thức và giáo dục kĩ năng sống.
B. Trang bị kiến thức và giáo dục kĩ năng sống.
C. Trang bị kiến thức và giáo dục tư tưởng tình cảm.
D. Trang bị kiến thức, phát triển năng lực, giáo dục tư tưởng tình cảm.
6. Chọn phương án đúng nhất: Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thủ của môn Ngữ văn là:
A. Năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ.
B. Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
C. Năng lực giao tiếp hợp tác và nắng lực văn học.
D. Năng lực tự chủ và tự học và năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
7. Phát biểu nào dưới đây không chính xác về yêu cầu lựa chọn ngữ liệu dạy học môn Ngữ văn 2018 là:
A. Bảo đảm kế thừa và phát triển các CT Ngữ văn đã có.
B. Bảo đảm đầy đủ các tác phẩm bắt buộc và các tác phẩm bắt buộc lựa chọn.
C. Bảo đảm tỉ lệ hợp lí giữa văn bản văn học với văn bản nghị luận và văn bản thông tin.
8. Nội dung giáo dục trong chương trình Ngữ văn 2018 được xác định dựa trên:
A. Yêu cầu cần đạt của mỗi lớp về mục tiêu phát triển năng lực.
B. Yêu cầu cần đạt của mỗi lớp, gồm: các mục tiêu năng lực và ngữ liệu
c. Yêu cầu cần đạt của mỗi lớp, gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ.
D. Yêu cầu cần đạt của mỗi lớp, gồm: hoạt động đọc, viết, nỏi và nghe; kiến thức (tiếng Việt, văn học); ngữ liệu.
9. Chọn phương án đúng nhất: Các mạch kiến thức tiếng Việt được xác định trong chương trình Ngữ văn 2018 là:
A. Ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp ngôn ngữ.
B. Ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, các phong cách ngôn ngữ.
C. Ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và sự phát triển ngôn ngữ.
D. Từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và sự phát triển ngôn ngữ.
10. Hệ thống kiến thức văn học trong chương trình môn Ngữ văn 2018 bao gồm những nội dung cơ bản:
A. Những vấn để chung về văn học (chủ yếu là lí luận văn học); các thể loại văn học; các yếu tỏ của tác phẩm văn học; một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam.
B. Những vấn đề chung về văn học (chủ yếu là lí luận văn học); các thể loại văn học; các yếu tố của tác phẩm văn học.
C. Những vấn đề chung về văn học (chủ yếu là lí luận văn học); các thể loại văn học; một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam.
D. Những vấn để chung về văn học (chủ yếu là lí luận văn học): các thể loại văn học; các yếu tố của tác phẩm văn học; hệ thống chuyên đề học tập.
11. Dạy học tích hợp trong chương trình Ngữ văn 2018 được hiểu là:
A. Ưu tiên những nội dung giáo dục tiêu biểu của văn học thế giới.
B. Ưu tiên sử dụng những kiến thức xã hội vào giờ dạy học Ngữ văn.
C. Đưa lĩnh vực kiến thức môn học khác vào trong hoạt động dạy học Ngữ văn.
D. Xác định mỗi liên hệ nội môn giữa đọc, viết, nói và nghe; biết tận dụng các cơ hội để lồng ghép hợp lí vào giờ học theo các yêu cầu giáo dục liên môn
12. Trong môn Ngữ văn, giáo viên đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua:
A. Các hành vi, việc làm, cách ửng xử, những biểu hiện về thái độ, tình cảm của học sinh khi đọc, viết, nói và nghe.
B. Bài tự luận yêu cầu học sinh hiểu về nội dụng, chủ đề của văn bản.
C. Kiểm tra bài cũ với việc yêu cầu học sinh ghi nhớ và tái hiện về nội dung, chủ để của văn bản.
D. Việc yêu cầu học sinh lập dàn ý và trình bày về một ý tưởng cho trước.
13. “Chương trình môn Ngữ văn vận dụng các phương pháp giáo dục theo định hướng chung là dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hoá các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh” là định hướng về phương diện:
A. Nội dung giáo dục của chương trình Ngữ văn 2018.
B. Phương pháp giáo dục của chương trình Ngữ văn 2018.
C. Kiểm tra, đánh giá của chương trinh Ngữ văn 2018.
D. Quy trình tổ chức dạy học của chương trình Ngữ văn 2018.
14. Thay đổi cơ bản về nội dung môn Ngữ văn 2018 so với chương trình hiện hành 2006 là:
A. Quy định các nội dụng dạy học cụ thể cho từng lớp, từng cấp.
B. Hướng tới mục tiêu hình thành kiến thức cho học sinh.
C. Xác định các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản.
D. Nội dụng sách giáo khoa là pháp lệnh của chương trình.
15. Điểm giống nhau giữa chương trình Ngữ văn 2018 và chương trinh Ngữ văn hiện hành là:
A. Đề cao kiến thức của môn học.
B. Đề cao tính chất thực hành của môn học.
C. Đề cao tính chất nhân văn của môn học.
D. Đề cao tính chất công cụ và thẩm mĩ - nhân văn của môn học.
16. Ngữ văn mới được xây dựng trên những quan điểm/nguyên tắc nào?
A. Tuân thủ định hướng lớn của CT tổng thể;
B. Theo định hướng mở; dựa trên một trục thống nhất từ tiểu học đến THPT (đọc, viết, nói và nghe);
C. Kế thừa và phát triển; dựa trên các cơ sở lí luận và thực tiễn.
D. Dựa trên những thành tựu nghiên cứu về văn học, sự phát triển kinh tế - xã hội, kinh nghiệm xây dựng CT quốc tế từ xưa đến nay.
17. Vì sao CTGDPT môn Ngữ văn lại phải xây dựng theo hướng mở?
A. Đời sống thay đổi
B. Khoa học, kỹ thuật thay đối rất nhanh;
C. Quốc hội yêu cầu thực hiện một CT và nhiều SGK.
D. Phát triển được kiến thức, kỹ năng của học sinh.
18. Các căn cứ để xác định nội dung dạy học trong môn Ngữ văn là gì?
A. Mục tiêu chung của GD phổ thông,
B. Mục tiêu chung của từng cấp, mục tiêu của môn học;
C. Cơ sở khoa học của bộ môn Ngữ văn (văn học và ngôn ngữ); kế thừa CT hiện hành; yêu cầu trong CT của một số nước.
D. Sự phát triển của văn học trong nước.
19. CTGDPT môn Ngữ văn mới đưa ra những tiêu chí và yêu cầu để xác định ngữ liệu/văn bản dạy học nào?
A. Văn bản phải phục vụ trực tiếp cho việc dạy học phát triển năng lực;
B. Phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi của HS; tiêu biểu, đặc sắc, chuẩn mực về ngôn ngữ, văn hóa, tư tưởng, tỉnh cảm...;
C. Phản ánh được những thành tựu đặc sắc về tư tưởng và văn học nghệ thuật của dân tộc và tinh hoa của văn hóa thể giới.
D. Phản ánh sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới và Việt Nam.
20. Những điểm mới của CTGDPT môn Ngữ văn là gì?
A. Mục tiêu; cách tiếp cận/thiết kế CT; nội dụng dạy học
B. Nội dung cốt lõi, kiến thức và kĩ năng
C. Mục tiêu chung của từng cấp, mục tiêu của môn học;
D. Phản ánh sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới và Việt Nam.
Trên đây Hoatieu.vn đã gửi đến các bạn Đáp án trắc nghiệm tập huấn Mô đun 1 môn Ngữ Văn tiểu học, THCS, THPT gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm về chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp thầy cô hoàn thiện module 1 nhanh chóng, chính xác hơn và đạt kết quả cao trong đợt tập huấn năm học mới này.
Mời thầy cô tham khảo các tài liệu ôn tập module khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Gợi ý Đáp án Module 6
- Gợi ý Đáp án Module 8
- Đáp án trắc nghiệm module 6
- Gợi ý học tập mô đun 3.0
- Gợi ý học tập Mô đun 2 - Tất cả các môn
Từ khóa » đáp án Tự Luận Module 1 Môn Ngữ Văn
-
Đáp Án Tự Luận Module 1 Môn Ngữ Văn / TOP #10 Xem Nhiều ...
-
Đáp Án Tập Huấn Module 1 Môn Ngữ Văn / TOP #10 Xem Nhiều ...
-
Các Câu Trả Lời Của Tập Huấn Modul 1,2 Môn Ngữ Văn
-
Đáp án Trắc Nghiệm Module 1 Môn Ngữ Văn THCS
-
Top 14 đáp An Module 1 Môn Ngữ Văn Thpt
-
11 Câu Hỏi Tự Luận Phân Tích Kế Hoạch Bài Dạy Môn Ngữ Văn - 123doc
-
11 Câu Phân Tích Kế Hoạch Bài Dạy Môn Ngữ Văn THCS, Các Môn ...
-
11 Câu Hỏi Tập Huấn Môn Ngữ Văn Tiểu Học (có đáp án) - Top Lời Giải
-
Top #10 Đáp Án Trắc Nghiệm Module 1 Môn Ngữ Văn Thcs Xem ...
-
Đáp án Tự Luận Mô đun 4 Môn Ngữ Văn THCS
-
MODUL 1 MÔN NGỮ VĂN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG ...
-
Đáp án Tự Luận Mô đun 4 Môn Ngữ Văn THCS - Phần Mềm Portable
-
Đáp án Tự Luận Mô đun 9 Môn Ngữ Văn THCS - Quà Tặng Tiny