ĐẤT AXIT – ĐẤT TRUNG TÍNH – ĐẤT KIỀM LÀ GÌ? - Biotec

pH là chỉ số đo độ axit hoặc độ kiềm của một chất. Thang đo độ pH có phạm vi từ 0 đến 14; độ pH gần 0 là cực axit, độ pH gần 14 là cực kiềm, và độ pH 7 là trung tính tuyệt đối. Trong lĩnh vực làm vườn và trồng trọt, độ pH trong đất trồng cây có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự khỏe mạnh và tăng trưởng của cây. I.ĐẤT AXIT (ĐẤT CHUA) LÀ GÌ?

Đất Axit là đất có giá trị pH từ 3.0 – 6.5

Đặc điểm:

+ Loại đất có tính axit cao (đất rất chua),

+ Nồng độ các vi chất Mn, Al và ion tăng mạnh

+ Các dưỡng chất Kali, Canxi, Magie, P, Bo, Molipden…giảm hoặc khó hòa tan, bị đất giữ chặt.

Nguyên nhân:

+ Do kết cấu đất: Đất có kết cấu nhẹ, đất dốc, đất pha cát, sỏi đá thường dễ bị rửa trôi và trở thành đất chua.

+ Nước mưa và nước tưới dư thừa cuốn theo các chất có tính kiềm như Ca (canxi), Mg (Magie), K (Kali) xuống tầng đất sâu hoặc ra sông suối ao hồ. Làm cho đất mất chất kiềm trở nên chua

+ Cây sinh trưởng lâu năm trên đất, hút các dưỡng chất từ đất như N,P,K và các chất trung vi lượng như Canxi, Magie… Lâu dần đất mất các chất kiềm trở nên chua

+ Lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại thuốc kích thích… sau 1 thời gian dài dẫn đến đất chua, chai và cằn

+ Sự phân giải chất hữu cơ: thải ra nhiều loại axit Cacbonic (H2CO3), axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH)…các axit này hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua

+ Bón phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân…cũng làm đất bị chua.

 SUPERMAN 5L

Ảnh hưởng của đất chua đối với cây trồng:

+ Hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, làm giảm sút sản lượng nông nghiệp

+ Đất chua nhiều ion Al cao dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc cho rễ cây, làm rễ bị bó và chùn lại không phát triển được

+ Cây trồng khó hấp thụ các vi chất K, Ca, Mg…dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất này.

+ Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng…

Biện pháp tác động:

cải tạo đất, biến đất chai thành đất nàu nỡ - PH ĐẤT

- Biện pháp tức thời: Bón phân lân ,Bón vôi

- Biện pháp dài lâu: sử dụng PH ĐẤT nhắm Thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật hữu ích.

II.ĐẤT TRUNG BÌNH ( TRUNG TÍNH ) LÀ GÌ?

Đất trung tính là đất có giá trị pH từ 6.5 – 7.5

Đặc điểm

+ Đất axit trung bình (đất trung bình).

+ Thích hợp cho phần lớn các loại cây trồng thông thường, trừ các loại cây ưa vôi.

Ảnh hưởng của đất đối với cây trồng

GIÚP CÂY TRỒNG TỰ KHÁNG BỆNH NANO PRIME

+ Lượng dinh dưỡng có trong đất luôn duy trì trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt..

+ Quá trình hấp thu, trao đổi dinh dưỡng giữa hệ rễ cây và đất được thực hiện thuận lợi giúp cây trồng phát triển mạnh.

+ Các loại vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động tốt trong môi trường có khoảng pH này.

Biện pháp tác động:

+ Loại đất này cơ bản không cần tác động thêm,

+ Lưu ý luôn duy trì trạng thái cân đối giữa hàm lượng vô cơ và hữu cơ để bảo vệ đất.

III.ĐẤT KIỀM LÀ GÌ?

Đất kiềm là đất có giá trị pH từ 7.5 - 9

nh hưởng của đất đối với cây trồng:

SIÊU LÂN ĐỎ 5L

+ Đất có tính hơi kiềm.

+ Thích hợp cho việc trồng các loại cây họ đậu.

+ Các nguyên tố Mangan (Mn), Sắt (Fe)…bị giảm khả năng hòa tan gây sự mất cân bằng với Canxi (Ca) dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.

+ Tỷ lệ vi sinh vật gây bệnh thối rễ trên họ rau thập tự giảm trên loại đất này.

Biện pháp tác động:

Nếu muốn giảm độ kiềm có thể bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như: Lưu huỳnh, sắt sunphat, ….

 

Từ khóa » đất Nhiễm Kiềm Khi