Đất Kiềm Là Gì? Biện Pháp Cải Tạo đất Kiềm Hiệu Quả Mà Bạn Nên Biết

Tình trạng đất kiềm xảy ra khá phổ biến trên 1 số vùng đất bởi tác động của môi trường. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới cây trồng. Kết quả cuối cùng sẽ làm giảm năng suất đáng kể, dẫn đến việc thiệt hại về kinh tế cho các hộ nông. Bởi vậy, nhà nông cần thường xuyên theo dõi tình trạng của đất trồng. Từ đó đưa ra các biện pháp cải tạo đất kiềm phù hợp. Hãy cùng Ecomco.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • Các giai đoạn bón thúc cho lúa đạt năng suất cao, chất lượng tốt
  • Dưa hấu trồng tháng mấy? Cách chăm sóc dưa hấu đúng kỹ thuật
  • Trồng gừng vào tháng mấy cho năng suất cao, chất lượng tốt?
  • Cách bón kali cho cây ổi đạt năng suất cao, trái ngọt
  • Cách bón phân kali cho cây ăn quả đạt hiệu quả cao, trái ngọt

Mục lục

  • 1 Đất kiềm là đất gì?
  • 2 Nguyên nhân gây đất kiềm
  • 3 Ảnh hưởng của đất kiềm đối với cây trồng và vi sinh vật
    • 3.1 Ảnh hưởng của đất kiềm đối với cây trồng
    • 3.2 Ảnh hưởng của đất kiềm đối với vi sinh vật
  • 4 Các biện pháp cải tạo đất kiềm
    • 4.1 Biện pháp sinh học
    • 4.2 Biện pháp hoá học

Đất kiềm là đất gì?

Đất kiềm là đất có sự thay đổi về đặc tính so với đất trồng thông thường. Đất kiềm có độ pH dao động từ 7.5-9. Độ pH của đất kiềm cao hơn độ pH so với đất thông thường. Bởi vậy đất kiềm sẽ có tính axit nhiều hơn và không tốt cho cây.

dat-kiem-la-gi

Loại đất này thích hợp trồng các loại cây họ Đậu. Nó làm cho các nguyên tố như Mangan( Mn), Sắt( Fe),…, bị giảm khả năng hòa tan gây mất cân bằng với Canxi( Ca). Điều này dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.

Nguyên nhân gây đất kiềm

Đất kiềm không phải ngẫu nhiên xảy ra mà nó còn xuất phát từ thói quen chăm sóc và xử lý đất trồng của các hộ nông dân. Sau đây là 3 nguyên nhân chính gây ra tình trạng đất kiềm:

– Do kết cấu đất: mỗi loại đất sẽ có một thể kết cấu khác nhau. Bởi vậy, đối với những loại đất nào mà chứa nhiều tính kiềm như Canxi, Magie, Kali,.. thì sẽ khó hoà tan trong đất và bị đất giữ chặt lại gây ra tình trạng đất kiềm.

– Do quá trình sử dụng phân bón không hợp lý: Nhiều nhà nông đã sử dụng quá mức các loại phân có tính kiềm. Việc này khiến cho cây không thể tiêu thụ hết và dẫn đến việc dư thừa. Trong môi trường đất lại tích tụ lại tính kiềm. Cây trồng phải mất một thời gian dài mới có thể sử dụng hết được. Khi đó, cây sẽ chịu tác động lớn từ bên ngoài làm giảm giá trị dinh dưỡng.

– Do sử dụng vôi cải tạo sai cách: Giống như phân bón, khi lạm dụng vôi quá nhiều sẽ làm giảm nồng độ axit đó bị hòa tan đáng kể. Từ đó là mất cân bằng độ pH của cây trồng. Vậy nên, đó cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tính kiềm trong đất.

Ảnh hưởng của đất kiềm đối với cây trồng và vi sinh vật

Đất kiềm có thể gây ra những hậu quả rất khôn lường. Bởi vậy bà con cần phải tìm các biện pháp cải tạo đất kiềm nhanh và hiệu quả. Đặc biệt đối với cây trồng và vi sinh vật thì khi xảy ra tình trạng đất kiềm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nông sản.

Ảnh hưởng của đất kiềm đối với cây trồng

Sự thay đổi của môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển ổn định của cây. Bởi vậy khi xảy ra trường hợp đất bị kiềm sẽ gây ra hiện tượng vàng, úa ở một số bộ phận non. Đặc biệt là gây ra các bệnh thối rễ, làm chết cây.

anh-huong-cua-dat-kiem-doi-voi-cay-trong

Điều này gây nên hệ quả trực tiếp tới việc làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng ở cây trồng. Cây sẽ khó ra hoa, kết trái, năng suất thấp, ảnh hưởng tới nguồn thu nhập của các hộ nông dân. Bên cạnh đó, đất kiềm lại rất thích hợp để trồng các loại cây họ Đậu.

Ảnh hưởng của đất kiềm đối với vi sinh vật

Trái lại việc ảnh hưởng xấu tới thực vật thì môi trường đất kiềm lại là một nơi lý tưởng cho vi sinh vật xấu phát triển, ức chế khả năng sinh sôi của vi sinh vật có lợi.

Điều này là không tốt cho cây trồng và trong quá trình sản xuất nông nghiệp.Vì vi sinh vật đóng nhiều vai trò quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của cây. Trong đó vai trò phân giải các chất hữu cơ, chất khó tan cho cây trồng sử dụng có ảnh hưởng lớn. Nếu cây không có vi sinh vật hoạt động thì sẽ mất đi nguồn dinh dưỡng tự nhiên.

Các chất dinh dưỡng được tưới cho cây sẽ bị tích tụ lại trong đất. Hoặc những chất không được hấp thu này sẽ bị rửa trôi, gây lãng phí đồng thời gây ô nhiễm môi trường.

anh-huong-cua-dat-kiem-doi-voi-vi-sinh-vat

Các biện pháp cải tạo đất kiềm

Có rất nhiều cách cải tạo đất kiềm. Dưới đây là những biện pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Biện pháp sinh học

Biện pháp sinh học được coi là cách làm giảm độ kiềm của đất rất hữu hiệu. Và đây là những cách mang lại hiệu quả cao thường được bà con áp dụng nhiều:

– Bổ sung các chất cho cây trồng như: lưu huỳnh, sắt sunfat, đá vôi. Các chất này sẽ giúp chuyển hoá thành axit, muối cacbonat natri, dung hòa lượng kiềm trong đất để cân bằng độ pH.

– Trồng các loại cây ưa kiềm như: củ cải đường, mía,.., giúp đất giảm độ kiềm.

– Bổ sung các chất hữu cơ như: rêu than bùn, gỗ vụn ủ và mùn cưa để làm giảm độ pH.

– Lựa chọn phân bón hữu cơ để thay thế: Đây là biện pháp cải tạo lâu dài và bền vững để ổn định môi trường đất, mặc dù quá trình phân giải chất hữu cơ sinh ra axit nhưng không nhiều, không làm ảnh hưởng đến đất và cây trồng.

Biện pháp hoá học

Đây là một cách khắc phục đất kiềm mang lại hiệu quả nhanh chóng. Với cách này, bà con có thể sử dụng thuốc AT cân bằng pH 500ml. Đây là loại thuốc nâng pH, cân bằng độ pH lâu dài. Ngoài ra, thuốc còn giúp tăng hiệu quả sử dụng phân bón đối với cây trồng, làm đất tơi xốp thoáng khí, chống hiện tượng thối rễ, úng rễ mùa mưa.

che-pham-cai-tao-dat-kiem

Loại thuốc này bà con có thể sử dụng trong mọi giai đoạn của cây trồng. Để nhanh chóng đạt hiệu quả cao, Bà con nên tưới 2-3 lần/ năm giúp cân bằng pH trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.

Trên đây là những thông tin về đất kiềm là gì và biện pháp cải tạo đất kiềm mà chúng tôi muốn đem tới cho các bạn. Mong rằng những gì chúng tôi cũng cấp sẽ giúp bạn thành công trong việc xử lý tình trạng đất kiềm. Để mua được thuốc chính hãng hoặc giải đáp những vấn đề còn thắc mắc, đừng ngần ngại gọi đến hotline của CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM 09 622 41 635 để được hỗ trợ kịp thời.

Từ khóa » đất Nhiễm Kiềm Khi