Đặt Câu Với Thành Ngữ Yêu Nước Thương Nòi - Toploigiai

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Đặt câu với thành ngữ Yêu nước thương nòi” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Tiếng Việt 5

Mục lục nội dung Trả lờ câu hỏi: Đặt câu với thành ngữ Yêu nước thương nòiKiến thức tham khảo về thành ngữ 1. Thế nào là thành ngữ?2. Thành ngữ có cấu tạo ra sao?3. Bài tập về thành ngữ

Trả lờ câu hỏi: Đặt câu với thành ngữ Yêu nước thương nòi

- Mỗi chúng ta cần phải biết giữ gìn truyền thống yêu nước thương nòi.

- Thầy giáo dạy học trò phải yêu nước thương nòi, hiếu nghĩa với cha mẹ.

Kiến thức tham khảo về thành ngữ 

1. Thế nào là thành ngữ?

- Thành ngữ là những cụm từ được sử dụng để chỉ một ý cố định. Chúng không tạo thành một câu có có ngữ pháp hoàn chỉnh. Vì vậy mà ngôn ngữ của chúng không thể thay thế hay sửa đổi. Nói cách khác, thành ngữ ở đây chính là tập hợp từ không đổi. Chúng cũng không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên chúng.

2. Thành ngữ có cấu tạo ra sao?

- Có nhiều cách phân loại về cấu tạo của chúng. Đầu tiên thành ngữ được cấu tạo dựa trên số lượng từ. Thành ngữ có kết cấu 3 tiếng như: “Nhanh như chớp” hay “bụng bảo dạ”,… Ở đây hình thức của câu là sự kết hợp của 3 tiếng tạo thành. Tuy nhiên xét về mặt kết cấu thì đây là sự kết hợp từ một từ đơn và một từ ghép. Kết cấu của chúng như một cụm từ. Cũng có khi thành ngữ được kết cấu từ hai từ ghép hay bốn từ đơn. Chúng kết hợp nối tiếp hoặc xen kẽ nhau để tạo thành một thành ngữ. Chẳng hạn như: ác giả ác báo, phong ba bão táp,….

Đặt câu với thành ngữ Yêu nước thương nòi

- Tác giả chia ra làm hai kiểu thành ngữ đó là thành ngữ có láy ghép và thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép. Chẳng hạn như: ăn bớt ăn xén hay nhắm mắt xuôi tay,….

- Không chỉ vậy thành ngữ cũng có kết cấu từ năm tiếng hoặc sáu tiếng như treo đầu dê bán thịt chó,….

- Ngoài ra còn có một số thành ngữ có kết cấu từ bảy đến mười tiếng. Nó có thể được tạo bởi 2-3 ngữ đoạn hoặc 2-3 mệnh đề liên hợp. Chẳng hạn như: vén ay áo xô đốt nhà táng giày,…..

Thành ngữ còn được tạo nên từ kết cấu ngữ pháp. Câu có kết cấu chủ ngữ-vị ngữ và có trạng ngữ hay tân ngữ đi cùng. Ví dụ như: Chuột sa chĩnh gạo,…  Câu có kết cấu như C-V hoặc V-C như: Mẹ tròn con vuông,….

3. Bài tập về thành ngữ

Bài tập 1: Nhận xét về cấu tạo các cụm từ "lên thác xuống ghềnh" trong các câu ca dao sau:

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

a. Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không?

b. Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác, xuống ghềnh.

Trả lời:

a) Không thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng từ khác. Cũng không thể chêm xen một vài từ khác cụm từ ấy. Lại càng không thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ trên.

b) Cụm từ "Lên thác xuống ghềnh" là một thành ngữ. Đó là một loại tổ hợp từ (cụm từ) cố định. Nói như vậy nghĩa là các từ trong thành ngữ khó thay đổi, thêm bớt, vị trí của các từ cũng không thay đổi.

Bài tập 2:

 a. Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì? Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh?

b. Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Tại sao lại nói là nhanh như chớp.

Trả lời:

a) Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là lặn lội khó khăn vất vả, hiểm nguy.

- Thác: Chỗ dòng sông có vực đá làm cho nước chảy dốc xuống.

- Ghềnh: Vũng sâu nước chảy xoáy mạnh.

=> Do đó lên thác xuống ghềnh quả là công việc vất vả, khó khăn, nguy hiểm.

b) Nhanh như chớp: rất nhanh, cực kì nhanh.

- Chớp: là cái ánh sáng lóe ra rất nhanh.

- Nói nhanh như chớp là cụ thể hóa cái nhanh ấy.

Bài tập 3: Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ  giải nghĩa các thành ngữ ấy.

Lời giải chi tiết:

- Nhà tranh vách đất: nhà có mái tranh, tường làm bằng đất ⟹ cảnh nghèo xơ xác.

- Thuần phong mĩ tục: phong tục, tập quán, lối sống tốt đẹp, mang bản sắc riêng của một dân tộc.

- Vững như bàn thạch: Bàn thạch tức là bàn bằng đá ⟹ rất vững vàng, không gì lay chuyển được.

- Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ: Biểu thị việc làm vừa phải, phù hợp với khả năng và sức lực của mình.

- Mèo mù vớ cá rán: Sự may mắn bất ngờ ngoài khả năng.

- Ruột để ngoài da: Đểnh đoảng hay quên, vô tâm, vô tính.

- Gan vàng dạ sắt: Biểu thị phẩm chất cao quý của con người trung thành, kiên định không gì lay chuyển.

- Chó cắn áo rách: Đã nghèo khổ, khó khăn lại còn gặp thêm tai nạn.

- Ruột nóng như cào: Rất suốt ruột, bồn chồn, không yên lòng.

- Nhắm mắt làm ngơ: Cố tình lảng tránh, làm ra vẻ không hay biết gì về sự việc đang diễn ra.

Từ khóa » Thành Ngữ Yêu Nước Thương Nòi