Đặt Câu Với Tình Thái Từ đi, Nào, Với - Hỏi Đáp

Tình thái từ là gì ? Hãy theo dõi Đồng Hành Cho Cuộc Sống Tốt Đẹp trong bài viết này để xem chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hay và hữu ích nào đến bạn về chủ để này nhé !

Nội dung chính Show
  •      Tình thái từ là gì ?
  •         Chức năng của tình thái từ
  •      Phân loại tình thái từ ( Một số tình thái từ )
  •      Cách sử dụng tình thái từ
  • Tình thái từ là gì? Chức năng và ví dụ tình thái từ
  • Tình thái từ là gì?
  • Khái niệm về tình thái từ
  • Chức năng của tình thái từ
  • Phân loại
  • Cách dùng tính thái từ
  • Ví dụ tình thái từ
  • Luyện tập SGK
  • Soạn bài Tình thái từ
  • Câu cầu khiến là gì? Chức năng và ví dụ câu cầu khiến
  • Số từ là gì? Lượng từ là gì? Các ví dụ dễ hiểu
  • Trợ từ thán từ là gì? Vai trò trong câu và các ví dụ
  • Chỉ từ là gì? Khái niệm vai trò trong câu & ví dụ
  • Video liên quan

Tham khảo bài viết khác:

     Tình thái từ là gì ?

– Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán nhằm biểu thị sắc thái, tình cảm của người nói.

– Ví dụ minh họa:

+) Ví dụ 1:

Xe đã đến chưa ạ ?

Anh ấy làm sao vậy chị ?

=> Câu hỏi dạng nghi vấn.

+) Ví dụ 2:

 Anh đi với em qua kia nhé.

Bạn cho mình đi chung với.

=> Câu nói biểu thị cảm xúc gần gũi, thân mật với người khác.

        Chức năng của tình thái từ

– Nó có 2 chức năng chính gồm:

  • Chức năng cấu tạo câu mục đích nói
  • Chức năng biểu thị sắc thái tình cảm

     Phân loại tình thái từ ( Một số tình thái từ )

– Tình thái từ bao gồm các loại:

+) Tình thái từ nghi vấn, thường có các từ ngữ trong câu như à, hả, chăng…

+) Tình thái từ cầu khiến, thường có từ ngữ trong câu như: đi, nào, hãy…

+) Tình thái từ cảm thán, thường có từ ngữ trong câu như: ôi, trời ơi, sao….

+) Tình thái từ thể hiện các sắc thái biểu cảm như: cơ, mà…

     Cách sử dụng tình thái từ

==> Tình thái từ rất thông dụng nhất là các tình huống giao tiếp, căn cứ vào đối tượng giao tiếp mà sử dụng sao cho thật phù hợp. Khi sử dụng tình thái từ cần một số điều chú ý:

– Thể hiện sự lễ phép, lịch sự với người lớn, bề trên nên thêm từ “ạ” phía cuối câu.

– Ví dụ:

Cháu chào ông ạ.

Em chào thầy ạ.

– Biểu thị sự miễn cưỡng, thường đặt từ “vậy” phía cuối câu.

Ví dụ:

Hết giờ chơi game rồi đành phải về nhà vậy.

Đến giờ xe chạy rồi, cháu đành đi vậy.

– Khi cần thể hiện sự giải thích thường dùng từ “mà” ở phần cuối câu.

Ví dụ:

Anh đã giúp em rất nhiều rồi mà.

Thầy khuyên em học hành chăm chỉ rồi mà.

Cám ơn bạn đã theo dõi những nội dung chúng tôi chia sẻ đến bạn về tính thái từ là gì ? Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo trên trang web của chúng tôi !

Từ khóa » đặt 4 Câu Có Sử Dụng Tình Thái Từ Khác Nhau Chỉ Ra Loại Tình Thái Từ đó