Đặt Câu Với Từ đồng âm - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Từ đồng âm là gì?
  • Ví dụ từ đồng âm
  • Đặt câu với từ đồng âm
  • Đặt câu với từ đồng âm: giá
  • Đặt câu với từ đồng âm: chiếu

Tiếng Việt là thứ tiếng đẹp, giàu hình ảnh âm thanh và sức biểu đạt. Có thể thấy trong cuộc sống hoặc trong văn chương ta bắt gặp rất nhiều các từ đồng âm. Để làm rõ về từ đồng âm Luật Hoàng Phi xin đặt câu với từ đồng âm qua nội dung bài viết sau đây.

Từ đồng âm là gì?

Hiện nay theo định nghĩa từ đồng âm chuẩn sách giáo khoa Ngữ Văn 7 đưa ra thì từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì đến nhau.

Có thể hiểu từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ. Tức nhìn vào từ chưa chắc đã đoán được nghĩa mà cần đặt vào hoàn cảnh cụ thể để xác định mang nghĩa nào.

Ví dụ từ đồng âm

Trong ba từ đồng âm “Chân trời; Chân của Mai; chân bàn” có thể thấy cả ba từ chân có cùng cách phát âm chân nhưng nghĩa mỗi từ chân qua ví dụ lại khác nhau. Chân trời là điểm cuối cuối cùng của bầu trời. Chân của Mai là chân người, nâng đỡ cơ thể. Chân bàn là vật tiếp xúc với đất.

Đặt câu với từ đồng âm

Do bản chất của từ đồng âm là những từ có cách pháp âm giống nhau nhưng ngữ nghĩa khác hoàn toàn nhau nên trong giao tiếp, trò chuyện người nghe, người đọc cần phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ mà người nói, người viết dẫn đến hiểu lầm. Nên suy luận và phân tích từ đồng âm và xét nhiều ngữ cảnh khác nhau để đưa ra kết luận và hiểu rõ được ý nghĩa của nhiều từ đồng âm đó. Để làm rõ hơn bài viết xin đặt câu với từ đồng âm để bạn đọc hiểu hơn:

+ Sau mỗi bữa ăn tối ngồi quây quần quanh bàn ăn, gia đình tôi đều bàn bạc rôm rả về các việc của các thành viên.

+  Những loài sâu thường xuyên ẩn mình sâu dưới những kẽ lá để tránh sự phát hiện của kẻ thù.

Thu đi để lại lá vàng (Thu chỉ mùa thu)

+ Công ty thu mỗi người 20.000đ để ủng hộ lũ lụt miền Trung (Thu chỉ hành động thu tiền)

Ba tôi thường đưa tôi đi học bằng ô tô (Ba chỉ người bố)

+ Nhà tôi có ba thành viên (ba chỉ số đếm)

+ Chim sáo có bộ lông rất đẹp. (sáo chỉ loài chim sáo)

+ Thổi sáo là một môn nghệ thuật đặc biệt. (sáo chỉ một nhạc cụ)

+ Em gái Na có môi hồng (môi chỉ 1 bộ phận trên cơ thể)

+ Chị Na làm nghề môi giới bất động sản (môi chỉ hành động môi giới)

+ Chú ấy câu được nhiều cá quá!

+ Vài câu nói ấy thì được cái gì!

+ Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

+ Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

+ Em gái Na có môi hồng (môi chỉ 1 bộ phận trên cơ thể)

+ Chị Na làm nghề môi giới bất động sản (môi chỉ hành động môi giới)

– Đặt câu với từ đồng âm: bàn

+ Cái bàn này đẹp quá

+ Bố mẹ tớ đang bàn bạc việc xây nhà.

– Đặt câu với từ đồng âm: cờ

+ Lá cờ Tổ Quốc bay phấp phới trong gió

+ Cờ vua là môn thể thao yêu thích của em.

– Đặt câu với từ đồng âm: nước

+ Cậu có uống nước không?

+ Nước ta có hình nhữ S uốn cong.

Đặt câu với từ đồng âm: giá

– Chiếc áo này giá bao nhiêu tiền?

– Mẹ tôi hỏi giá chiếc áo sơ mi trắng.

– Cuốn sách được đặt ngay ngắn trên giá.

– Giá sách của Mai rất đẹp.

– Mùa đông thật lạnh giá.

– Giá đỗ dùng để làm nem.

– Giá sách của chị ấy đẹp quá!

– Giá tiền của cuốn sách này là bao nhiêu?

– Chỉ đồ ăn giá

– Cái giá đỡ của tôi bị hỏng.

– Giá của chiếc bút này rẻ.

– Cây hoa của tôi mua với giá rất rẻ.

– Tôi để cặp lên giá sách.

– Sách của tôi được xếp gọn gàng trên giá sách. 

– Giá đỡ kệ bàn đã lung lay.

– Mùa giá đỗ đã đến.

– Giá đỗ được làm từ những hạt đậu.

– Những cây này đã có giá niêm yết.

– Giá tiền của quyển vở rất rẻ.

– Giá tiền là mức định giá trị của sự vật.

– Một buổi chiều đi chợ, tôi thấy một chiếc giá sách rất ưng ý.

Đặt câu với từ đồng âm: chiếu

– Mặt trời chiếu qua khe cửa.

– Mẹ em dải chiếu để ăn cơm.

– Đúng là tấm chiều mới chưa từng trải.

– Ánh trăng chiếu xuống mặt hồ lung linh.

– Làng em có nghề làm chiếu.

– Chiếu là đồ vật dùng để ngồi.

– Cái chiếu có họa tiết đẹp và lạ quá!

– Sinh viên đại học là những tấm chiếu mới.

– Ánh mắt tôi đổ dồn về ánh trăng chiếu sáng trên bầu trời.

– Tôi đang dải chiếu để ăn cơm.

– Cần chiếc chiếu rộng hơn để mọi người ngồi cho thoải mái.

– Gương chiếu hậu trên xe ô tô.

– Chiếu mới được phơi trên dây cho khô.

– Những dây cói được dùng để làm chiếu.

– Có một tia sáng chiếu xuống phía Nam trông thật lạ.

– Chiếu một vật thể để kiểm tra.

– Các bác sĩ đang soi chiếu dạ dày của bạn kia.

– Cái chiếu nhà chị ấy đã bị cũ.

– Anh ấy đã vứt cái chiếu đó đi.

– Tôi đến thăm một ngôi làng có truyền thống làm chiếu.

– Chiếu là vật dụng hữu ích.

– Những cái chiếu mới thật đẹp.

Hy vọng với nội dung giải nghĩa cũng như ví dụ đặt câu với từ đồng âm trong mục Văn học của Luật Hoàng Phi, Quý khách hàng có thể tham khảo các bài viết khác tại tbtvn.org.

Từ khóa » đặt Câu Với để