Đất Nông Nghiệp Dự Trữ Là Gì? Nên Hay Không Nên Mua?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Đất nông nghiệp dự trữ là gì? 
  • 2 2. Phân loại đất nông nghiệp dự trữ:
  • 3 3. Nên hay không nên mua đất nông nghiệp dự trữ: 

1. Đất nông nghiệp dự trữ là gì? 

– Đất nông nghiệp dự trữ được hiểu là đất nông nghiệp nhưng phần đất nông nghiệp này lại thuộc diện quy hoạch dự trữ của các địa phương. Đất nông nghiệp dự trữ được dùng với mục đích phục vụ cho nhu cầu mở rộng đất nông nghiệp trong tương lai, bên cạnh đó còn phục vụ cho những mục tiêu phát triển của các địa phương có đất nông nghiệp dự trữ. Chính vì điều này mà đất nông nghiệp dự trữ là một trong những loại đất luôn có khả năng bị thu hồi để sử dụng vào những mục đích phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.

– Có thể thấy nhóm đất nông nghiệp bao gồm những loại đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đó là diện tích đất trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn, đất trồng các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như dừa, cam, chanh, bưởi…

– Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trong đó có đất rừng tự nhiên và đất rừng trồng.

– Ngoài ra, có những loại đất nông nghiệp khác như: đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác; đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa cây cảnh.

– Ở Việt Nam, nhóm đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong vốn đất đai của cả nước, loại đất này được phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước và đóng vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước.

– Trong những năm gần đây, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao, đặc biệt là đất trồng lúa nước và sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm hơn. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá. Mặc dù chúng ta có chuyển một số diện tích đất nông nghiệp để sử dụng vào các mục đích khác nhưng vì làm tốt việc khai hoang và tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa nên diện tích đất nông nghiệp vẫn ổn định, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, có dự trữ và xuất khẩu mạnh.

Đất nông nghiệp dự trữ tiếng Anh là: Reserve agricultural land

2. Phân loại đất nông nghiệp dự trữ:

– Phân loại nhóm đất nông nghiệp :  Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật đất đai năm 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;

– Đất nuôi trồng thuỷ sản;

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác.

– Như vậy, có thể thấy nhóm đất nông nghiệp bao gồm những loại đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đó là diện tích đất trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn, đất trồng các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như dừa, cam, chanh, bưởi…

– Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trong đó có đất rừng tự nhiên và đất rừng trồng.

– Ngoài ra, có những loại đất nông nghiệp khác như: đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác; đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa cây cảnh.

– Ở Việt Nam, nhóm đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong vốn đất đai của cả nước, loại đất này được phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước và đóng vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước.

– Trong những năm gần đây, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao, đặc biệt là đất trồng lúa nước và sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm hơn. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá. Mặc dù chúng ta có chuyển một số diện tích đất nông nghiệp để sử dụng vào các mục đích khác nhưng vì làm tốt việc khai hoang và tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa nên diện tích đất nông nghiệp vẫn ổn định, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, có dự trữ và xuất khẩu mạnh.

– Đất công ích: Sau một thời gian thực hiện quy định của pháp luật đất đai về việc để lại quỹ đất công ích 5% cho xã (còn gọi là quỹ đất dự phòng), những địa phương có đất công ích đã giải quyết tốt việc cải tạo và chỉnh trang cơ sở hạ tầng nông thôn làm đổi mới bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền cơ sở trong việc xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục thể thao ở nông thôn.

– Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua cho thấy việc hình thành, quản lý và sử dụng quỹ đất này rất khác nhau giữa miền Nam và miền Bắc, giữa đồng bằng và miền núi. Đặc biệt, có thời gian quỹ đất công ích không được thi hành ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trong quản lý đất đai ở đây hầu như không có khái niệm về quỹ đất công ích, vì vậy, các tỉnh này gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các chương trình xã hội. Mặt khác, do quản lý lỏng lẻo nên có sự khác nhau giữa quỹ đất công ích trên thực tế và quỹ đất trên giấy tờ, thường quỹ đất trên thực tế nhiều hơn.

– Việc để lại quỹ đất công ích ở mỗi địa phương được thực hiện khác nhau. Có nơi chỉ lấy đất nông nghiệp trồng cây hàng năm để sử dụng cho quỹ đất này trong khi pháp luật quy định là lấy từ quỹ đất nông nghiệp nói chung, có nơi để quỹ đất công ích liền khoảnh, tập trung, có nơi không xác định được vị trí cụ thể mà đan xen vào diện tích đất giao ổn định cho hộ gia đình rồi tính sản lượng để thu quỹ. Vì vậy, người thuê đất công ích lại được sử dụng với thời hạn bằng thời hạn Nhà nước giao đất nông nghiệp. Ngoài ra, có nơi thời hạn thuê là một nhiệm kì của UBND xã, có nơi thời hạn thuê là 10 năm.

– Để khắc phục những bất cập kể trên, Luật đất đai năm 2003 đã quy định khá chi tiết, rõ ràng về vấn đề này tại Điều 72. Hiện nay, những quy định này được kế thừa tại Điều 132 Luật đất đai năm 2013, từ các loại đất được dùng làm nguồn hình thành nên quỹ đất công ích đến các quy định cụ thể về việc quản lý sử dụng quỹ đất này như sau:

– Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương. Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

– Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

– Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa tích đất chưa sử dụng vào mục đích công ích thì UBND xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức đấu giá để cho thuê.

– Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do UBND xã, phường, thị trấn quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

– Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

3. Nên hay không nên mua đất nông nghiệp dự trữ: 

– Như đã nói ở trên, đất nông nghiệp dự trữ là loại đất có khả năng bị thu hồi, nằm trong diện quy hoạch của nhà nước nên do đó khi mua đất nông nghiệp dự trữ sẽ có thể gặp phải những khó khăn như

+ Dễ dàng bị thu hồi: bởi lẽ đất nông nghiệp dự trữ nằm trong quỹ đất được dự trữ với mục đích phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội, do đó việc đất nông nghiệp dự trữ rất dễ bị thuộc quy hoạch của nhà nước và có thể sẽ bị thu hồi theo quy định của pháp luật.

+ Mức bồi thường thấp: theo quy định của pháp luật, giá đền bù đất nông nghiệp thường sẽ thấp hơn so với giá những loại đất khác.

+ Không thể chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở

+ Pháp luật không quy định về việc cấm mua đất nông nghiệp dự trữ, tuy nhiên nhìn vào những phân tích ở trên thì có thể rút ra được kết luận đó là không nên mua đất nông nghiệp dự trữ bởi những khó khăn khi người mua gặp phải.

Từ khóa » đất Dự Trữ Phát Triển Là Gì