Đất Nước Ethiopia ở Châu Lục Nào Trên Bản đồ Thế Giới? - Sống Đẹp

NỘI DUNG BÀI VIẾT
  • Đất nước Ethiopia ở đâu?
  • Tháng thứ 13 và đồng hồ 12 tiếng
  • Đất nước của lễ hội
  • Cái nôi của loài người hiện đại
  • Nơi khởi nguồn của những ly cà phê
  • 8 khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới
  • Quan niệm lạ về cái đẹp
  • Năm 2017, Ethiopia là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới

Đất nước Ethiopia ở đâu?

Ethiopia (phát âm tiếng việt Ê-ti-ô-pi-a) tên đầy đủ là Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia. Đây là một quốc gia nội lục ở vùng sừng châu Phi có chung biên giới với với Eritrea về phía Bắc, Djibouti về phía Đông Bắc, Somalia về phía Đông, Kenya về phía Nam, Nam Sudan về phía Tây và Sudan về phía Tây Bắc. 

Tính đến năm 2019, quốc gia này có hơn 109 triệu dân, là đất nước có dân số đông thứ 12 trên thế giới và đông thứ 2 tại châu Phi chỉ sau Nigeria và là quốc gia không giáp biển đông dân nhất thế giới. 

Ethiopia có tổng diện tích 1.100.000km2, thủ đô và thành phố lớn nhất là Addis Ababa, nằm cách Khe nứt Đông Phi vài cây số về phía Tây, chia cắt đất nước thành các mảng kiến tạo châu Phi và Somali. 

dat-nuoc-ethiopia-o-chau-luc-nao-tren-ban-do-the-gioi-9
Bản đồ của Ethiopia

Ethiopia là nước duy nhất tại châu Phi không bị thuộc địa hóa, duy trì sự độc lập của mình trong suốt thời kỳ châu Phi bị các nước xâu xé tranh giành thuộc địa. Ngoại trừ giai đoạn từ 1936 - 1941, khi quốc gia này nằm dưới sự chiếm đóng của quân Ý. 

Đến nay, khi nhắc đến quốc gia này, nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh đất nước bất ổn về chính trị, người dân nghèo đói, kém phát triển. Thế những, điều làm nên nét đặc biệt ở Ethiopia  chính là sự đa dạng về nền văn hóa và phong phú về cảnh sắc thiên nhiên. Từng được tạp chí Lonely Planet xếp hạng là một trong mười điểm đến du lịch hàng đầu thế giới vào năm 2017. Miền nam Ethiopia được xem là nơi khởi nguồn của loài người hiện đại. Ở quốc gia này ẩn chứa rất nhiều điều thú vị. Cụ thể:

Tháng thứ 13 và đồng hồ 12 tiếng

Lịch Ethiopia có 12 tháng 30 ngày, gần như giống lịch dương mà chúng ta đang sử dụng. Nhưng có một sự khác biệt nhỏ là họ có tháng thứ 13 (chỉ có năm đến 6 ngày). Những ngày phụ này được gọi là "epagomenal", về cơ bản đây chính là ngày nhuận. 

dat-nuoc-ethiopia-o-chau-luc-nao-tren-ban-do-the-gioi

Những ngày này được bổ sung nhằm đảm bảo rằng, lịch tuân theo các mùa và các giai đoạn của Mặt Trăng. Việc bổ sung này đã dẫn đến sự khác biệt lớn về lịch của Ethiopia và lịch bình thường (chậm hơn chúng ta 7 năm).

Đặc biệt hơn, ở Ethiopia chỉ có 12h mỗi ngày. Thời khắc mặt trời mọc là giờ đầu tiên và lúc hoàng hôn được tính là 12h. Sau đó, đồng hồ sẽ tiếp tục đếm 12h lại từ đầu cho đến hôm sau. 

Đất nước của lễ hội

Người dân Ethiopia rất thích lễ hội. Lễ hội của họ được tổ chức khắp nơi trên đất nước. Trong đó, lễ hội lớn nhất là Timkat (hay còn gọi là Timqat), là lễ hội thường niên được tổ chức trong 3 ngày từ 18 đến 20/1 để tưởng nhớ lễ rửa tội của chúa Giesu trên dòng sông Jordan.

dat-nuoc-ethiopia-o-chau-luc-nao-tren-ban-do-the-gioi-8

Trong những ngày này, hàng nghìn người dân trong trang phục trắng sẽ cùng tham dự các nghi thức tâm linh. Linh mục sẽ cầu nguyện suốt đêm và làm lễ, còn người dân sẽ dự lễ, cắm trại ở khu vực lễ hội, thưởng thức các món ăn ngon.

Cái nôi của loài người hiện đại

Vào năm 1974, nhà khảo cổ học Donald Johanson đã tìm thấy một bộ xương có niên đại tới 3,2 triệu năm tuổi được gọi tên là Lucy tại thung lũng Awash phía bắc Ethiopia, bước đầu khẳng định đây là tổ tiên của loài người. Đến năm 2008, nhóm khảo cổ sinh vật học cho biết, những hóa thạch 4 triệu năm tuổi đã được tìm thấy trên sa mạc ở Ethiopia. Những hài cốt được tìm thấy ở vùng Afar phía đông bắc Ethiopia thuộc về những họ người Australopithecus - một bộ phận của giống người Australopithecus vốn được cho là tổ tiên trực tiếp của loài người, theo một báo cáo được xuất bản trên tạp chí Anh rất uy tín Nature.

dat-nuoc-ethiopia-o-chau-luc-nao-tren-ban-do-the-gioi-7

Nhờ kết quả này mà tạp chí Natural đã vinh danh Ethiopia như "cái nôi của loài người", bởi đây là nơi duy nhất trên thế giới mà 3 giai đoạn tiến hóa của loài người đều được tìm thấy và có tư liệu chứng minh.

Nơi khởi nguồn của những ly cà phê

Nhắc đến Ethiopia không thể không nhắc đến cà phê. Đây là nơi những ly cà phê đầu tiên được ra đời. Theo truyện dân gian Ethiopia kể lại, có một anh chàng chăn dê tên Kaldi người xứ Abyssinia (tên cũ của Ethiopia) trong một lần chăn dê đã phát hiện một loại quả màu đỏ, khi ăn vào bỗng thấy tỉnh táo lạ thường. 

dat-nuoc-ethiopia-o-chau-luc-nao-tren-ban-do-the-gioi-6

Ngờ rằng có phép lạ, anh đã đem loại quả này đến thỉnh giáo một thầy tu, nhưng sau đó lại vứt vào lửa vì sợ rằng đó là trái cấm. Kỳ lạ thay, thức quả đỏ khi cháy xém lại có mùi thơm lạ thường, tựa như món quà của thượng đế.

Anh chăn dê và thầy tu bèn thu lấy, giã nhỏ pha nước uống rồi đem chia cho mọi người. Và đó là lúc ly cà phê đầu tiên trên thế giới ra đời.

8 khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Có truyền thuyết kể lại rằng, Chúa đã xây dựng khu vườn Địa đàng Eden nằm đâu đó gần con sông Ghion, tức là sông Nile Xanh của Ethiopia bây giờ. Ethiopia được thiên nhiên ban tặng nhiều kỳ quan tuyệt diệu, trong đó phải kể đến 8 khu di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, nổi bật là 11 nhà thờ bằng đá khối dưới triều vua Lalibela, và quần thể lâu đài Fassil Ghebbi.

dat-nuoc-ethiopia-o-chau-luc-nao-tren-ban-do-the-gioi-5

Bên cạnh đó, thành phố cổ Aksum cũng là một địa danh được nhiều người nhắc đến với các cấu trúc lăng mộ và đài tưởng niệm rất độc đáo. Công viên quốc gia Thung lũng sông Awas lại nổi tiếng bởi phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Còn vườn quốc gia Simien lại thu hút với cảnh sắc kỳ ảo xen lẫn sương khói và tuyết, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm trên thế giới. 

Quan niệm lạ về cái đẹp

Người Surma ở Ethiopia nổi tiếng với phong tục lồng đĩa vào môi. Với họ đây là vẻ đẹp và đẳng cấp xã hội của phụ nữ trong bộ tộc. Người Người Surma có hai tộc là Suri và Mursi, sinh sống rải rác dọc sông Omo miền tây nam Ethiopia.

dat-nuoc-ethiopia-o-chau-luc-nao-tren-ban-do-the-gioi-4

Phụ nữ thường xẻ môi để lồng đĩa và tạo ra các vết sẹo theo hoa văn trên da, rồi trang điểm bằng đất sét trắng và hoa tươi. Với họ, đĩa càng to thì càng đẹp.

Năm 2017, Ethiopia là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới

Theo Global Economic Prospects của Ngân hàng Thế giới, Ethiopia là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới vào năm 2017. Trong khi tăng trưởng toàn cầu được dự báo là 2,7%, Ethiopia được dự đoán là 8,3%! Mặc dù những con số này nghe có vẻ đáng kinh ngạc, nhưng trên thực tế, tốc độ tăng trưởng cao nhưng Ethiopia vẫn đang chìm sâu trong nợ công.

Xem thêm: Giải mã đảo Deadman - vùng đất được ví như "phim trường của 1 bộ phim kinh dị"

Từ khóa » đất Nước Ethiopia ở đâu