Ê-ti-ô-pi-a (Ethiopia) | Hồ Sơ - Sự Kiện - Nhân Chứng

Cộng hoà dân chủ liên bang Ê-ti-ô-pi-a (Federal Democratic Republic of Ethiopia)

c

Quốc kỳ Cộng hoà dân chủ liên bang Ê-ti-ô-pi-a

Vị trí địa lý: Nằm ở vùng sừng châu Phi, giáp Ê-ri-tơ-ri-a, Gi-bu-ti, Xô-ma-li, Kê-ni-a và Xu-đăng. Tọa độ: 8000 vĩ bắc, 38000 kinh đông.

Diện tích: 1.127.127 km2

Quốc khánh: 28/5 (1991)

Thủ đô: A-đi A-bê-ba (Addis Ababa)

Lịch sử: Là một trong những vương quốc lâu đời nhất ở châu Phi. Nhà nước phong kiến Ê-ti-ô-pi-a hình thành trên cơ sở nhà nước chiếm hữu nô lệ Ác-xum vào cuối thế kỷ XIII - XIV. Năm 1935, Ê-ti-ô-pi-a bị I-ta-li-a xâm chiếm. Năm 1941, Ê-ti-ô-pi-a được giải phóng. Tháng 2-1974, trong nước diễn ra cuộc cách mạng chống chế độ quân chủ phong kiến. Ngày 12/9/1974, vua Hai-lê Xê-lát-xi-ê I bị phế truất, Ê-ti-ô-pi-a đổi tên nước là Ê-ti-ô-pi-a Xã hội chủ nghĩa. Tháng 9-1987, Ê-ti-ô-pi-a đổi thành Cộng hòa dân chủ nhân dân Ê-ti-ô-pi-a. Năm 1993, Ê-ri-tơ-ri-a (lãnh thổ do Liên hợp quốc sáp nhập vào Ê-pi-ô-pi-a năm 1952) đã tách ra khỏi nước này và tuyên bố độc lập. Sau cuộc bầu cử năm 1995, Ê-ti-ô-pi-a đổi tên nước như hiện nay.

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa liên bang.

Các khu vực hành chính: 9 bang và 2 thành phố đặc quyền*: Addis Ababa*; Afar Amahara; Benshàngul/Gumuz (Benishàngul-Gumaz); Dire Dawa*; Gambela (Gambella); Harari (Harar); Oromia (Oromiya); Somalia (Somali); Soutern; Tigray (Tigre).

Hiến pháp: Thông qua tháng 12-1994.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống do Hạ viện bầu, nhiệm kỳ 6 năm; Thủ tướng do đảng cầm quyền chỉ định.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm: Thượng viện (117 ghế, do quốc hội các bang lựa chọn, nhiệm kỳ 5 năm) và Hạ viện (548 ghế; được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Liên bang tối cao, Chánh và Phó toà do Thủ tướng đề nghị và Hạ viện phê duyệt; các thẩm phán khác do Hội đồng luật pháp liên bang lựa chọn ứng cử viên, Thủ tướng trình danh sách các ứng cử viên này lên Hạ viện để phê duyệt.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Mặt trận Dân chủ cách mạng nhân dân Êtiôpia (EPRDF), Mặt trận giải phóng Oromo (OLF), Tổ chức Nhân dân All Amhara, Liên minh Dân chủ nhân dân Êtiôpia, v.v..

Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa với sự khác biệt theo khu vực: vùng đông bắc - sa mạc nhiệt đới và bán sa mạc nhiệt đới; phần còn lại - cận xích đạo. Nhiệt độ trung bình hàng tháng: 13 - 180C (ở thủ đô). Lượng mưa trung bình: 150 - 600 mm ở miền Đông Bắc; 1.500 - 1.800 mm ở miền Nam.

Địa hình: Cao nguyên và vùng núi trung tâm bị chia cắt bởi thung lũng Great Rift.

Tài nguyên thiên nhiên: Vàng (trữ lượng nhỏ), đồng, bồ tạt, khí tự nhiên, v.v..

Dân số: 94.100.000 người (ước tính năm 2013)

Các dân tộc: Người O-rô-mo (40%), Am-ha-ra và Tig-ray (32%), Sidamo (9%), dân tộc khác (19%)

Ngôn ngữ chính: Tiếng Am-ha-ric; O-rô-mo, Tig-ray, Xô-ma-li, A-rập và tiếng Anh được sử dụng rộng rãi.

Tôn giáo: Đạo Hồi (45%); đạo Thiên chúa (10%), cổ truyền.

Kinh tế:

Tổng quan: Ê-ti-ô-pi-a là nước có khả năng phát triển về công, nông nghiệp nhưng do thiên tai và nội chiến nên hiện nay là một trong những nước kém phát triển nhất thế giới. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chiếm hơn 50% GDP, 90% sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và 80% lực lượng lao động. Khu vực nông nghiệp chịu ảnh hưởng thường xuyên của hạn hán, phương thức canh tác lạc hậu sản phẩm ít ỏi. Khu vực công nghiệp phụ thuộc nhiều vào đầu ra của khu vực nông nghiệp.

Sản phẩm công nghiệp: Thực phẩm chế biến, đồ uống, hàng dệt, hóa chất, xi măng.

Sản phẩm nông nghiệp: Ngũ cốc, đậu đỗ, cà phê, hạt có dầu, mía, khoai tây, da; cừu, dê.

Văn hoá: Ê-ti-ô-pi-a có tới 200 bộ tộc khác nhau mang rất nhiều nét văn hóa kỳ lạ và độc đáo. Nhiều bộ lạc thích vẽ màu trang trí lên khắp người trong khi phụ nữ đeo đầy trang sức và có truyền thống nhét đĩa vào môi để thể hiện sức mạnh và vẻ đẹp.

Giáo dục: Giáo dục không bắt buộc ở Ê-ti-ô-pi-a. Chỉ có khoảng gần 50% trẻ em ở tuổi đi học đến trường. Giáo dục tiểu học bắt đầu từ năm 7 tuổi và trung học ở độ tuổi 13. Có một số trường đại học, trong đó có một trường Đại học tổng hợp ở A-đi A-bê-ba.

Các thành phố lớn: Dire Dawa, Gonder, Nazret...

Đơn vị tiền tệ: birr (Br); 1 Br = 100 cent

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô A-đi A-bê-ba, hẻm núi Xanh Nin, Thác Xanh Nin ở Tát-si-sát, Gon-đa, v.v..

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 23/2/1976. Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, ECA, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, OUU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v..

Cơ quan đại diện:

Đại sứ quán Ê-ti-ô-pi-a tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam

Địa chỉ: BEIJING 3 Xiushuinanjie, Jianwai

Điện thoại: +86-10-65325258

Fax: +86-10-65325591-7914

E-mail: ethiochina@yahoo.com

Đại sứ quán Việt Nam tại Tan-da-ni-a kiêm nhiệm Ê-ti-ô-pi-a

Địa chỉ: Kawe Road – Plot No: 478. PO Box: 9724 Dar Es Salaam.

Điện thoại: 222781330 / 1328

Fax: 222 781336

Email: vnemb.taz2009@yahoo.com.vn ; vnemb.tz@mofa.gov.vn

Code: 00 255

Ban Tư liệu – Văn kiện

Từ khóa » đất Nước Ethiopia ở đâu