Đất ODT Là Gì? Những Quy định Mới Về đất ODT Cần Biết

Đất ODT là gì? Loại đất này tuy rất phổ biến nhưng những quy định pháp luật liên quan lại không được nhiều người biết đến.

Khái niệm đất ODT, ONT có lẽ khá quen thuộc với người dân, so với những loại ký hiệu đất đai như đất mặt nước MNC, đất giáo dục DGD, đất trụ sở cơ quan TSC, đất NTD, đất DRA,... Tuy nhiên, các quy định về đất đai hiện nay có phần phức tạp, cũng bởi tính chất không hề đơn giản của tài nguyên này trong quá trình quản lý và sử dụng. Do đó, nhiều quy định cần thiết lại không được nắm bắt kịp thời.

Để bạn đọc có thêm kiến thức về luật đất đai, cũng như có cơ sở bảo vệ quyền lợi của mình, thực hiện đúng các nghĩa vụ đối với việc sử dụng đất, bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về loại đất được ký hiệu ODT.

Đất ODT

Đất ODT là gì?

ODT là ký hiệu của đất ở đô thị, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo điều 10 Luật Đất đai 2013. Tương tự như đất ở nông thôn ONT, đất ở đô thị ODT thuộc phân loại đất ở nói chung.

Theo Luật quy hoạch đô thị năm 2009, Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.

Đất đô thị là khái niệm chỉ đất đai nằm ở khu vực nội thành, nội thị, thị trấn và đất ngoại thành, ngoại thị xã đã có quy hoạch phát triển đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đất đô thị được phân thành nhiều loại, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhưng đều nằm trong ranh giới hành chính của các đô thị. Đất đô thị bao gồm:

  • Đất ở tại đô thị, đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, đất sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, đất xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị;
  • Đất nông nghiệp, đất làm vườn, đất lâm viên;
  • Đất di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh;
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng và an ninh; đất ngoại thành, ngoại thị, đất chưa sử dụng được quy hoạch để phát triển đô thị.

Điều 144 Luật Đất đai 2013 giải thích: Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, hiểu đơn giản, đất ở đô thị là một trong các phân loại của đất đô thị, phục vụ cho mục đích xây dựng nhà ở, xây dựng công trình phục vụ đời sống, nằm trong phạm vi đô thị hoặc khu vực có quy hoạch phát triển đô thị; bao gồm:

  • Đất ở do cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng ở đô thị
  • Đất được sử dụng để xây dựng nhà ở hoặc các công trình phục vụ cuộc sống
  • Đất xây ao, vườn cùng trong thửa đất thuộc khu dân cư đô thị.

Các quy định về đất ODT

Nguyên tắc sử dụng đất ODT

Dựa trên tinh thần các quy định của Luật Đất đai 2013, việc quản lý, sử dụng đất ở đô thị ODT cần theo nguyên tắc:

  • Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
  • Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.

Hạn mức giao đất ODT

Khoản 4 Điều 144 Luật Đất đai 2013 quy định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

Ngoài ra, nội dung này cũng được hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 43/2014, tương tự như hạn mức giao đất đối với đất ở nông thôn ONT.

>>> Chi tiết: Hạn mức giao đất ở nông thôn ONT

Thời hạn sử dụng đất ở đô thị ODT

Cũng giống với đất ở nông thôn, vì nằm trong nhóm đất ở nên đất ở đô thị có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài theo quy định tại điều 125 Luật Đất đai 2013.

Chuyển nhượng, tặng cho đất ở đô thị ODT

Theo quy định hiện hành, người sử dụng đất ở đô thị ODT được quyền thực hiện việc chuyển nhượng, tặng cho, tuy nhiên cần đảm bảo các điều kiện do pháp luật quy định.

>>> Tham khảo:

  • Chuyển nhượng đất & Tất tần tật thông tin cần biết (Mới nhất)
  • Hướng dẫn tính thuế chuyển quyền sử dụng đất chuẩn nhất (Luật hiện hành)

Nghĩa vụ tài chính đối với đất ở đô thị ODT

Người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất và thuế đất, tùy vào loại đất sử dụng và chế định pháp luật có liên quan.

Nội dung này bạn đọc tham khảo ở 2 bài viết dưới đây để hiểu thêm về nguyên tắc cũng như cách tính nghĩa vụ tài chính:

  • So sánh tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất (Đầy đủ)
  • Tất tần tật về thuế đất ở 2020 (Luật mới nhất)

Bạn đọc tham khảo các thông tin về đất ODT để nắm vững các quy định, hỗ trợ cho quá trình sử dụng đất đai trên thực tế.

Xem thêm:

  • Có nên mua nhà đất sổ xanh? Những rủi ro cần biết
  • Quy định Pháp Luật Việt Nam về thời hạn sử dụng chung cư (Mới nhất)
  • Sổ đất rừng và những điều cần biết (Mới nhất)
Nguyễn Hằng

Nguyễn Hằng được biết đến là tác giả của nhiều bài viết giá trị nghiên cứu, tổng hợp về dự án bất động sản, thị trường bất động sản cũng như phân tích các vấn đề quy định trong Luật bất động sản hiện hành. Nguyễn Hằng tên thật là Nguyễn Thị Thúy Hằng (Nick name: Nae Hang Nguyen) tốt nghiệp cử nhân ngành Luật trường Đại học Luật Quốc Gia TP. HCM. Hiện cây bút Hang Nguyen đang công tác tại Trần Anh Group với vai trò là biên tập nội dung (senior editor) & video editor đa năng.

Đánh giá của bạn

Gửi đánh giá

Từ khóa » đất ở đô Thị Odt Là Gì