Đặt ống Dẫn Lưu Màng Phổi - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Đặt ống dẫn lưu màng phổi là một thủ thuật phổ biến, thường được thực hiện với mục đích dẫn khí hoặc dịch tích tụ trong khoang màng phổi ra ngoài. Dù thường xuyên được sử dụng nhưng kỹ thuật này vẫn còn xa lạ với nhiều người.
Mời bạn cùng tìm hiểu về các bước đặt ống dẫn lưu màng phổi, chỉ định và rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện qua bài viết sau đây.
Đặt ống dẫn lưu màng phổi là gì?
Màng phổi có hai lớp, một lớp ngoài lót thành ngực và lớp trong bao bọc lấy hai lá phổi. Khoảng không gian giữa hai lớp này được gọi là khoang màng phổi. Bình thường, khoang chứa một ít dịch để các lá phổi có thể di chuyển dễ dàng trong quá trình hít thở.
Đặt ống dẫn lưu màng phổi là thủ thuật đặt một ống nhỏ vào trong khoang màng phổi để dẫn khí và những chất dịch dư thừa (tạo ra do một số bệnh lý) đi ra khỏi cơ thể. Kỹ thuật này cũng dùng để đưa thuốc vào trong khoang màng phổi.
Khi nào cần đặt ống dẫn lưu màng phổi?
Đặt ống dẫn lưu màng phổi thường được thực hiện để điều trị các bệnh như sau :
- Tràn khí màng phổi
- Tràn dịch màng phổi
- Tràn máu màng phổi
- Viêm màng phổi nhập viện
- Sau phẫu thuật tim – lồng ngực hoặc nội soi lồng ngực
- Giảm triệu chứng ở những bệnh nhân bị tràn dịch ác tính nặng, tràn dịch lành tính không đáp ứng với các liệu pháp y tế khác, tràn dịch thất bài sau khi cố gắng chọc dò màng phổi và tràn dịch liên quan đến xẹp phổi.
Đặt ống dẫn lưu màng phổi có nguy hiểm không?
Kỹ thuật này được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa hô hấp/ mạch máu phẫu thuật.
Tất cả bệnh nhân ở mọi độ tuổi đều có thể thực hiện, nhưng chống chỉ định nếu:
- Bị dị ứng/ quá mẫn với các vật liệu được sử dụng trong thiết bị
- Một nửa phổi bị đông đặc dính vào thành ngực
- Rối loạn đông máu nặng
- Các trường hợp tràn dịch màng phổi do suy thận, suy tim có khó thở.
Rủi ro của việc đặt ống dẫn lưu ngực bao gồm:
- Đau, khó chịu nhẹ trong và sau khi đặt. Đây là tình trạng phổ biến và bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau cho bạn
- Chảy máu cam
- Nhiễm trùng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm dạ dày
- Vị trí đặt ống không phù hợp
- Xẹp phổi sau khi rút ống
- Chảy máu tại chỗ chèn ống
- Chảy máu vào khoang màng phổi hoặc trong ổ bụng
- Tổn thương phổi
- Tổn thương các cơ quan khác như tim, lá lách, gan, cơ hoành
Bạn cần chuẩn bị gì trước khi đặt ống dẫn lưu màng phổi?
Trong ngày đặt ống dẫn lưu màng phổi, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang phổi và giải thích cho bạn tại sao cần thực hiện thủ thuật này.
Tiếp theo, họ sẽ tiêm cho bạn 0.5mg atropin dưới da. Nếu bạn có nguy cơ kích thích hay quá lo lắng, họ cũng sẽ chỉ định tiêm an thần.
Quy trình đặt ống dẫn lưu màng phổi như thế nào?
Thủ thuật này có thể thực hiện với tư thế ngồi hoặc nằm. Nếu ngồi, bạn ngồi trên ghế tựa, quay mặt sang bên vai ghế, khoanh hai tay đặt lên vai ghế, ngực tì vào vai ghế. Nếu nằm, bạn sẽ được nằm ngửa, duỗi thẳng sau đó nghiêng thân người về bên phổi lành; tay bên dẫn lưu giơ cao lên phía đầu.
Bác sĩ sẽ đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn tay với cồn, mặc áo và mang găng tay vô trùng trước khi đặt ống dẫn lưu màng phổi.
- Bước 1, họ chọn điểm chọc ống dẫn lưu tùy theo mục đích dẫn lưu là gì (dẫn lưu khí, dịch, cả hai hay dịch mủ) rồi sát khuẩn vị trí này. Kế tiếp, họ gây tê từng lớp thành ngực đồng thời thăm dò màng phổi.
- Bước 2, họ rạch một đường 0.5-1cm trên da, dọc theo bờ trên xương sườn dưới rồi tách dần các thớ cơ thành ngực.
- Bước 3, họ đặt ống dẫn lưu vào khoang màng phổi.
- Bước 4, họ nối dẫn lưu với máy hút hoặc bình dẫn lưu.
- Bước 5, họ cố định dẫn lưu vào da bằng chỉ khâu, đặt một đường khâu túi hoặc khâu chữ U quanh ống dẫn lưu để thắt lại khi rút ống.
- Bước cuối cùng, họ sẽ kiểm tra lại dẫn lưu một lần nữa.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện đặt ống dẫn lưu màng phổi?
Bạn thường phải ở lại bệnh viện cho đến khi rút ống dẫn lưu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp được về nhà trong quá trình mang ống dẫn lưu màng phổi.
Hằng ngày, điều dưỡng sẽ cẩn thận kiểm tra xem ống dẫn lưu có rò rỉ không khí hay dịch không, đồng thời bạn có bị khó thở và cần cung cấp oxy hay không. Họ sẽ cho bạn biết khi nào bạn có thể đứng dậy và đi bộ xung quanh hoặc khi nào phải ngồi yên trên ghế.
Những điều bạn sẽ cần phải làm là:
- Hít thở sâu và ho thường xuyên theo hướng dẫn của điều dưỡng. Hít thở sâu và ho sẽ giúp phổi của bạn nở ra, đồng thời giúp khí và dịch đi ra ngoài, ngăn ngừa dịch tràn vào trong phổi của bạn.
- Đảm bảo ống không bị thắt nút, luôn thẳng, không bị đè ép và phải đặt dưới phổi. Nếu không, các chất lỏng hoặc khí sẽ không thoát ra được và phổi không nở ra được.
Bạn cần gọi bác sĩ ngay lập tức nếu:
- Ống dẫn bị tuột hoặc xê dịch
- Các ống bị đứt
- Bạn đột nhiên cảm thấy thở khó hoặc bị đau nhiều hơn.
Khi đánh giá đã hết dịch hoặc khí dư thừa, bác sĩ sẽ chỉ định rút ống dẫn lưu màng phổi.Rút ống dẫn lưu thường nhanh và không cần gây tê. Lúc này, bạn phải thở đều để đảm bảo không khí tràn thêm vào phổi.
Sau khi rút ống, bác sĩ sẽ dán một miếng băng để băng lại vùng đặt ống dẫn lưu. Vị trí đặt ống có thể để lại vết sẹo nhỏ.
Cuối cùng, bác sĩ sẽ cho bạn chụp phim X-quang lại lần nữa để xem thử không khí và dịch đã được rút hết hay chưa.
Nếu bạn có thêm bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn và giải đáp nhé.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Chỉ định Rút ống Dẫn Lưu Màng Phổi
-
Rút ống Dẫn Lưu Màng Phổi, Dẫn Lưu ổ áp Xe Phổi - Vinmec
-
RÚT ỐNG DẪN LƯU MÀNG PHỔI, DẪN LƯU Ổ ÁP XE
-
Mở Lồng Ngực Dẫn Lưu Như Thế Nào - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp
-
Chăm Sóc Dẫn Lưu Màng Phổi Và Người Bệnh Có ... - Health Việt Nam
-
Rút Sonde Dẫn Lưu Màng Phổi, Sonde Dẫn Lưu ổ áp Xe Phổi | BvNTP
-
Những điều Cần Biết Về Phương Pháp đặt ống Dẫn Lưu Màng Phổi
-
Dan Luu Mang Phoi - SlideShare
-
Rút ống Dẫn Lưu Màng Phổi, ống Dẫn Lưu ổ áp Xe - Khamgiodau
-
Dẫn Lưu Màng Phổi - Tim Mạch Việt Đức
-
[PDF] Nhân 4 Trường Hợp đặt 2 ống Dẫn Lưu Màng Phổi Kết Hợp Hút Khí để ...
-
Thực Hành Tuần 4 – RÚT DẪN LƯU MÀNG PHỔI
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI
-
Phiếu Tóm Tắt Thông Tin điều Trị Tràn Khí Màng Phổi Tự Phát Bằng Dẫn ...
-
Rút ống Dẫn Lưu Màng Phổi, Dẫn Lưu ổ áp Xe Phổi - Bệnh Viện Vinmec