Đất Phèn Và Biện Pháp Cải Tạo Đất - Công Ty Hóa Chất Hanimex
Có thể bạn quan tâm
Khái niệm đất phèn là gì
Đất phèn hay còn gọi là đất chua mặn có màu đen hoặc nâu ở tầng đất, đặc biệt là ở tầng C , có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S
Nguyên nhân hình thành đất phèn
Đất phèn được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh. Khi các xác sinh vật này phân hủy sẽ giải phóng ra lưu huỳnh.
Trong điều kiệm yếm khi, lưu huỳnh kết hợp với sắt tạo thành chất FeS2. Gặp điều kiện thoát nước thoát khí, FeS2 bị oxi hóa hình thành axit sunphuric (H2SO4) làm đất trở nên chua.
Nếu mặt đất phèn mà có nước màu vàng, nổi váng màu đỏ là do sắt gây ra (gọi là phèn nóng); còn nước trong xanh, đất quanh bờ màu xám là do nhôm gây ra (phèn lạnh).
Đặc tính của đất chua và dấu hiệu nhận biết
+ Có thành phần cơ giới nặng
+ Tầng đất mặn: khi khô thì cứng, nhiều vết nứt nẻ
+ Độ pH đất <4, đất chua nghèo mùn, nghèo đạm
+ Trong đất có chứa nhiều chất gây độc hại cho cây trồng như: Al3+, Fe3+, CH4, H2S
+ Hoạt động của các vi sinh vật rất kém, quá trình phân hóa chất hữu cơ rất khó
Hạn chế của đất phèn:
+ Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong đất và đồng thời việc trao đổi chất dinh dưỡng của cây cũng bị gián đoạn
+ Cây trồng sinh trưởng kém và hiệu quả năng suất thấp
Biện pháp cải tạo đất phèn:
– Biện pháp thủy lợi: xây dựng hệ thống tưới tiêu để tháo chua rửa mặn, xổ phènvà hạ thấp mạch nước ngầm
– Bón vôi: khử chua và làm giảm độc hại của hàm lượng ion sắt 3+ và nhôm tự do
– Cày sâu, phơi ải: sẽ làm tăng quá trình chua hóa diễn ra mạnh, sau đó nước mưa, nước tưới tiêu sẽ tiến hành việc rửa chua đi
– Lên luống: lật úp đất thành luống cao ( lớp đất phèn phía dưới sẽ được lật lên trên), gốc mạ được úp xuống tạo thành lớp đệm hữu cơ
– Bón phân để cải tạo đất phèn: Dùng các loại phân hữu cơ như: phân đạm, phân lân, phân vi lượng để tăng độ phì nhiêu của đất.
Trước khi trồng cần bón lót phân chuồng (đã ủ hoai mục), phân có hàm lượng lân cao, bón vôi để cải thiện độ pH của đất và hạ phèn.
+ Trên đất phèn nặng, bón 50 – 80kg N/ha, 60 kg P2O5/ha, bón phân vôi với liều lượng từ 500-1000kg/ha. Với liều lượng:
+ Đất phèn nhẹ, lượng phân đạm cần bón cao hơn, phân lân có thể bằng hoặc thấp hơn, nên cung cấp một ít kali.
Cụ thể lượng phân bón cho 1 ha như sau: 100 kg N nguyên chất, 30 – 45 kg P2O5, 10 – 15 kg K2O, nên bón bổ sung phân vôi.
+ Bón phân chuồng hoai mục và phun phân bón lá có hàm lượng lân cao (siêu lân), phân bón lá có hàm lượng acid humic cao, một phần nuôi dưỡng bộ rễ, một phần giúp lúa giải độc phèn sắt cho bộ rễ.
Lưu ý: không bón hoặc bón ít Kali (Vì K trong đất phèn khá cao, nếu bón thêm K có khả năng tăng độc chất nhôm (Al) gây chết cây hoặc giảm năng suất).
Khi cây đang bị ngộ độc phèn, tuyệt đối không được bón phân đạm (urê) và NPK hoặc phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao. Chỉ nên phun qua lá với phân bón lá có thành phần acid humic và hydrophos (Mg, Zn,..).
Hệ sinh thái đất phèn
Ông Huỳnh Tấn Chữ được biết đến là một lão nông không ngại bỏ công, bỏ của để cải tạo vùng đất phèn tại ấp Phú Mỹ, xã Tân Lập (TX.Long Khánh) để có những mùa trái ngọt.
Vườn bưởi da xanh của ông Huỳnh Tấn Chữ đang ở độ tuổi cho năng suất cao. |
Ông trở thành nông dân sản xuất giỏi không phải vì chưa từng thất bại mà luôn kiên trì giữ đất, giữ vườn dù trải qua nhiều khó khăn.
* Để đất phèn cho trái ngọt
Ông Chữ kể: Lập nghiệp nơi được gọi là vùng Suối Phèn đất nhiễm mặn, phèn đóng cả lớp trên mặt đất, ban đầu gia đình ông trồng lúa, làm hoa màu trên vài sào đất để có tiền sinh sống. Thu nhập quá thấp, vợ chồng ông mới tính đến chuyện cải tạo đất ruộng để lập vườn trồng cây lâu năm.
Thời gian đầu, ông cho trồng cà phê, trồng mít rồi chuyển sang trồng tiêu. Vườn tiêu bị dịch bệnh chết hàng loạt vì không hợp thổ nhưỡng, ông lại mày mò chuyển sang trồng các loại cây có múi như: bưởi, cam, quýt. Nhờ chăm chỉ, vợ chồng ông không những có tiền nuôi các con ăn học mà mua thêm đất mở rộng vườn cây trái lên hơn 2 hécta. Khi các cây trồng trên già cỗi, vùng này không còn là đất mới, ông lại chuyển sang trồng các loại trái cây đặc sản của đất Long Khánh như: sầu riêng, bơ, măng cụt… Quanh vườn, ông trồng ít hàng chuối, mỗi đợt bán ra tuy chỉ thu được vài triệu đồng nhưng cũng đỡ đần chi phí sinh hoạt hàng ngày.
Ông Chữ chia sẻ: “Để giữ cho đất “khỏe”, tôi không lạm dụng thuốc diệt cỏ mà bỏ công làm cỏ, dọn vườn. Quanh năm, vợ chồng tôi chỉ gắn bó với mảnh vườn, chăm chút cho cây, cho đất. Chính vì vậy, vườn đặc sản luôn cho những mùa trái ngọt”.
* Bán trái sạch
Chỉ ra khu vườn trồng xen canh các loại cây ăn trái đặc sản, ông Chữ vui vẻ khoe: “Tôi đã trồng được vườn bơ giống ngon có tiếng của đất Long Khánh và hiện bắt đầu cho trái bói. Giống bơ này 1 trái nặng cả ký, thịt bơ rất dẻo và ngon nên luôn bán được giá cao hơn hẳn so với nhiều loại bơ khác. Đầu mùa, tôi bán cho thương lái với giá 75 ngàn đồng/kg”.
Sau một thời gian chọn lọc, hiện ông Chữ chỉ giữ lại 3 giống cây đặc sản cho thu nhập cao là bơ, sầu riêng, bưởi. Là nông dân chỉ biết đến chăm cây, chăm vườn, vợ chồng ông không ít lần trải qua cảnh được mùa mất giá. Từ đó, vợ chồng ông bắt đầu quan tâm tìm thị trường “ngách” cho đặc sản vườn nhà. Vườn sầu riêng chủ yếu trồng các giống hạt lép đang được thị trường ưa chuộng nhưng ông vẫn giữ lại những gốc sầu riêng giống cũ như: Chín Hóa, sầu riêng hạt… Ông Chữ cho biết: “Sầu riêng hạt, tôi để trái rụng tự nhiên, chủ yếu bán cho người quen đặt hàng trước, phần thì gửi con gái có xe bánh mì bán cho khách lẻ. Giá sầu riêng chín rụng thường cao hơn cả hàng hạt lép cắt cho thương lái nhưng cung vẫn không đủ cầu”.
Theo ông Chữ: “Người tiêu dùng ngày càng chuộng các loại trái cây sạch để chín tự nhiên. Đây là kênh tiêu thụ đầy tiềm năng mà tôi đang hướng tới, nhất là thời gian gần đây, TX.Long Khánh đang tập trung phát triển mạnh mô hình du lịch vườn”.
Trồng dừa trên đất phèn
Trồng dừa xiêm được xem là mô hình lý tưởng cho những vùng đất nhiễm mặn, nhiễm phèn, vùng ven biển khó trồng cây ăn trái khác. Dừa xiêm uống nước cho giá trị kinh tế cao nhưng lại đầu tư ít, giống mới mau cho trái, ít tốn công chăm sóc. Đặc biệt cây dừa có phổ thích nghi rộng, chịu được khô hạn, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu tăng nhanh.
Đất phèn trồng cây gì
https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/da-canh-tren-dat-nhiem-phen/207164.html
http://vietq.vn/lam-giau-tren-dat-phen-bang-cay-nay-lai-gap-7-lan-trong-lua-d117972.html
Tag: vào tác khắc phục anh ba sử trọng đbscl cách ty tnhh thảo dược diện tích việt nam lớn dẫn phẫu to english ứng giàu trạng hãy sánh kỹ thuật xử giang khoai mỡ lợi ích tiểu luận thế nào môi nêu ý nghĩa nghệ phương rừng tràm chó giờ sao rau muống điểm sự nhau sách về tầm ta ví dụ wiki định xoài chiếm 2/3 giữa ô bày hiểu em khóm địa phim đâu bao vị hải phòng thức tháp mười tôm tàng phước bản tượng
Từ khóa » Khái Niệm đất Phèn
-
Nhóm đất Phèn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đất Phèn Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Đất Phèn Là Gì? Cách Cải Tạo đất Phèn An Toàn, Hiệu Quả
-
Khái Niệm đất Phèn Là Gì? - Hệ Thống Dây Chuyền Lọc Nước
-
Tìm Hiểu Về Đất Phèn • Tin Cậy 2022
-
Đất Phèn Là Gì Và Những Biện Pháp Hiệu Quả để Cải Tạo đất Phèn?
-
Đất Bị Nhiễm Phèn Là Gì?Nguyên Nhân Hình Thành đất Phèn - Lọc Nước
-
Đất Phèn Và đất Mặn Là Gì? Nguyên Nhân Hình Thành đất Phèn, đất ...
-
[ĐÚNG NHẤT] Nguyên Nhân Hình Thành đất Phèn Là Do? - TopLoigiai
-
Đất Phèn Trồng Cây Gì? - Chonmuacanho
-
Đề Tài Khái Quát Về đất Phèn - Tài Liệu, Luận Văn
-
Báo Cáo Tìm Hiểu Về đất Phèn | Xemtailieu
-
[PDF] Sử Dụng Và Cải Tạo đất Phèn, đất Mặn