Đặt Stent Mạch Vành - 6 Biến Chứng Người Bệnh Cần Biết Và Cách để ...

Đặt stent mạch vành là gì, được tiến hành như thế nào?

Stent được luồn vào mạch vành để cố định lại mảng xơ vữa (ảnh minh hoạ)

Stent mạch vành là các ống đỡ động mạch được làm bằng lưới kim loại, giúp mở rộng lòng mạch bị tắc hẹp hoặc suy yếu trong cơ thể. Can thiệp đặt stent mạch vành là phương pháp can thiệp mạch bằng cách nong bóng và để lại stent cố định tại vị trí động mạch vành bị tắc nghẽn nhằm cải thiện tuần hoàn mạch vành, ổn định mảng xơ vữa và giảm triệu chứng đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim cục bộ, ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Thời điểm người bệnh phải đặt stent mạch vành

Không phải cứ tắc hẹp mạch vành là cần phải đặt stent. Lạm dụng phương pháp này có khi lợi bất cập hại. Dưới đây là một số tiêu chí để làm căn cứ cho chỉ định đặt stent mạch vành

- Cơn đau thắt ngực ổn định không thuyên giảm kể cả khi đã sử dụng thuốc điều trị hoặc có dấu hiệu của thiếu máu cơ tim cục bộ nặng.

- Đau thắt ngực không ổn định (đau cả khi nghỉ ngơi) và không đáp ứng với thuốc giãn mạch vành, có nguy cơ nhồi máu cơ tim.

- Bị tắc hẹp mạch vành 70 - 80% trở lên, thường xuyên bị đau ngực, khó thở, mặc dù đã được dùng thuốc điều trị.

- Trường hợp đã đặt stent nhưng có triệu chứng tái tắc hẹp trở lại.

Người bệnh mạch vành có thể cần phải đặt stent ngay nếu có triệu chứng đau thắt ngực xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi (ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên phẫu thuật này chỉ phù hợp với người bệnh có 1 – 2 nhánh động mạch bị tắc. Với số lượng tắc nhánh động mạch lớn hơn, nên chọn phương pháp bắc cầu động mạch vành.

Giá thành đặt stent khá cao. Nếu bạn có bảo hiểm đúng tuyến thì cũng phải chi một số tiền không nhỏ.

6 biến chứng sau đặt stent người bệnh cần biết

Mặc dù đặt stent mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh mạch vành đó là giúp phòng ngừa  cơn nhồi máu cơ tim, cải thiện tuần hoàn mạch vành và hiện nay phương pháp này đã trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, đặt stent vẫn là thủ thuật xâm lấn có thể xảy ra rủi ro nhất định trong quá trình can thiệp, bao gồm:

- Nhiễm trùng, đau hoặc khó chịu tại vị trí luồn ống thông.

- Dị ứng với thuốc gây mê hoặc thuốc phản quang trong khi đặt. Cũng có thể xảy ra tai biến như đột quỵ, suy thận.

- Tổn thương thành động mạch gây tắc hẹp ở vị trí khác hoặc stent bung nở không hết hoặc lệch vị trí.

- Tái hẹp động mạch vành sau phẫu thuật do mô sẹo, huyết khối phát triển trong lòng stent. Đây là những biến chứng có thể làm giảm thời gian stent có hiệu lực.

- Xuất huyết do dùng thuốc chống đông

- Huyết khối xuất hiện sớm hay muộn đều là những biến chứng sau đặt stent và đều trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả điều trị, làm tăng nguy cơ tái tắc hẹp trở lại.

Người bệnh sau đặt stent mạch vành cần cẩn thận với nguy cơ hình thành huyết khối (ảnh minh hoạ)

Cách làm giảm nguy cơ tắc hẹp mạch vành

Sử dụng thuốc và tái khám định kỳ

Đây là cách tốt nhất để đảm bảo thời gian stent có thể phát huy hiệu quả tối ưu nhất

- Nên uống thuốc đúng loại, đủ liều theo chỉ định của bác sĩ

- Tái khám định kỳ và làm liệu pháp kiểm tra sau khi đặt stent.

- Đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Chế độ dinh dưỡng và lối sống

- Nên ăn rau củ, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên cám. Ăn kiêng mỡ, muối, nội tạng động vật

- Duy trì cân nặng hợp lý, kiểm soát đường huyết nếu bị đái tháo đường

- Không hút thuốc, giảm rượu bia và chất kích thích vì gây hại cho tim.

- Giữ tâm lý ổn định, tránh căng thẳng quá mức.

- Nên tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga,...

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Nhiều sản phẩm từ thảo dược đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ giảm cholesterol, giảm đau thắt ngực, chống tập kết tiểu cầu, phù hợp cho người bệnh mạch vành. Tuy nhiên, để lựa chọn được những sản phẩm tốt, uy tín, người tiêu dùng nên chọn sản phẩm hỗ trợ có tác dụng đã được kiểm chứng thực tế trên người tại một bệnh viện uy tín hay còn được gọi là kiểm chứng lâm sàng.

Từ khóa » đặt Tên Tim Có Nguy Hiểm Không