Đặt Stent Mạch Vành Có Nguy Hiểm Không? 3 Biến Chứng Người ...
Có thể bạn quan tâm
Trong cấp cứu, ít ai nghĩ đến việc đặt stent có nguy hiểm không và biến chứng đặt stent mạch vành là gì? Nhưng khi bị suy vành hay thiếu máu cục bộ cơ tim, đặt stent đôi khi cần cân nhắc, không nên quá lạm dụng. Bên cạnh những lợi ích thì biến chứng vẫn có thể xảy ra trong và sau khi đặt stent. Mặc dù vậy, phương pháp điều trị này vẫn đóng vai trò như một phao cứu sinh cho người bệnh tim mạch.
Stent mạch vành trong nhiều trường hợp có vai trò như một phao cứu sinh
Can thiệp đặt stent có nguy hiểm không?
Đặt stent mạch vành không nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ. Đây là một kỹ thuật can thiệp qua da để đưa một bóng nhỏ qua động mạch đùi hoặc ở cánh tay đến vị trí tắc hẹp rồi nong và đặt stent (giá đỡ) để mở rộng lòng mạch và giúp máu lưu thông. Thời gian thực hiện thủ thuật này chỉ trong vòng 1 giờ và người bệnh được xuất viện sau 1 - 2 ngày. Tỷ lệ tai biến xảy ra trong quá trình làm thủ thuật là rất thấp.
Khi được hỏi về “Đặt stent mạch vành có nguy hiểm không”, Ths. Bs. Nguyễn Đình Hiến, trưởng khoa Tim Mạch, bệnh viện Xanh Pôn cho biết: biến cố y khoa trong quá trình đặt stent rất thấp, nếu có cũng chỉ là chảy máu tại vị trí chọc ban đầu, hoặc dị ứng thuốc cản quang (mức độ nặng nhẹ khác nhau), còn trường hợp nặng như sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng thì rất hiếm, có khi vài chục nghìn ca mới gặp 1 trường hợp. Ngoài ra có thể có một số nguy cơ khác như thủng mạch vành, rối loạn nhịp và đột quỵ rất hiếm gặp, nếu có gặp thì các bác sĩ có thể hoàn toàn xử trí được.
Theo bác sĩ, người bệnh không nên quá lo lắng vì biến cố mà trì hoãn hoặc không muốn tiến hành thủ thuật. Trước khi điều trị bằng phương pháp pháp này, các bác sĩ đã phải thăm khám cẩn thận, khai thác tất cả tiền sử bệnh tật, đồng thời tiến hành các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo hạn chế tối đa các biến chứng xảy ra.
Như vậy, sự nguy hiểm của đặt stent mạch vành tại thời điểm ở bệnh viện là không đáng lo. Điều đáng lo ngại nhất lại bắt đầu từ sau khi xuất viện. Bởi đặt stent không có nghĩa là bệnh khỏi hoàn toàn, để duy trì tái tắc hẹp, người bệnh cần sử dụng nhiều loại thuốc điều trị, trong đó rủi ro từ thuốc chống đông khá lớn và một phần đến từ chính từ phản ứng của cơ thể đối với loại stent gây tái tắc hẹp trở lại.
Các biến chứng sau đặt stent mạch vành
Huyết khối, xuất huyết và tăng sinh mô sẹo là những biến chứng thường gặp sau đặt stent mạch vành. Đây là vấn đề lo ngại của cả thầy thuốc và bệnh nhân, vì những biến chứng này làm tăng nguy cơ tái tắc hẹp hoặc làm tăng thêm rủi ro cho người bệnh. Sau đây là những biến chứng thường gặp, bạn cần hiểu về chúng để biết cách khắc phục.
Huyết khối (cục máu đông) trong lòng stent
Sau đặt stent làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối tại vị trí đặt stent
Cục máu đông có thể hình thành trong các ống đỡ động mạch (stent) sau khi làm thủ thuật và gây ra cơn đau thắt ngực, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim cấp. Điều quan trọng là bạn cần sử dụng thuốc chống đông từ vài tháng đến trên một năm - tùy thuộc vào từng loại stent. Đối với stent thường, thời gian dùng ngắn hơn, đối với stent phủ thuốc thời gian dùng dài hơn. Vì loại phủ thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của mô sẹo, nhưng nó có thể gây ra phản ứng viêm và tăng nguy cơ huyết khối, kể cả khi vẫn dùng thuốc chống đông.
Nguy cơ huyết khối trong stent xảy ra cao nhất trong vài tuần đầu hoặc vài tháng sau can thiệp. Trong đó huyết khối sớm trong 30 ngày đầu tiên là nguy hiểm nhất. Nó có thể không có nguyên nhân, số còn lại có thể là do Stent không nở hết hoặc đặt sai vị trí. Qua một tháng, nếu xuất hiện huyết khối được gọi là huyết khối muộn. Sau 12 tháng, ít khả năng hình thành huyết khối hoặc nếu có cũng không nguy hiểm bằng huyết khối sớm. Và rất may mắn là sự ra đời của kháng tiểu cầu kép đã giảm đáng kể nguy cơ này, điều quan trọng là người bệnh cần dùng đúng thuốc, đủ thời gian theo quy định.
Xuất huyết do dùng thuốc chống đông
Rủi ro khi dùng thuốc chống đông ở người bệnh sau đặt stent mạch vành chính là tình trạng xuất huyết. Biến cố này gặp khá thường xuyên, với các biểu hiện như các vết bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết dạ dày. Có những trường hợp xuất huyết nặng, có thể phải truyền máu hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, không vì thế mà người bệnh tự ý cắt giảm hay ngưng thuốc chống đông. Điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần nhận biết sớm các dấu hiệu xuất huyết để thông báo với bác sĩ điều trị kịp thời để có hướng xử lý phù hợp.
Tái tắc hẹp vì sự tăng sinh mô sẹo
Sự tăng sinh quá mức của lớp nội mạc mạch máu (lớp lót trong lòng mạch) sẽ gây ra mô sẹo và làm tăng nguy cơ tái tắc hẹp sau đặt stent mạch vành. Lý giải về vấn đề nay, các chuyên gia tim mạch cho biết: Quá trình nong bóng đặt stent tạo ra tổn thương trong lòng mạch máu cộng với sự tồn tại của stent tại vị trí tắc hẹp cũng gây chèn ép và một lần nữa tạo ra chấn thương thành mạch. Tái tắc hẹp có thể là hậu quả của xơ vữa động mạch tiếp tục phát triển sau đặt stent.
TPCN Ích Tâm Khang cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau ngực, khó thở, mệt mỏi; làm giảm các yếu tố nguy gây cơ tái tắc hẹp mạch vành, phòng tránh nguy cơ đặt thêm stent. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844.
Dấu hiệu cảnh báo tái nhồi máu cơ tim cấp do huyết khối sau đặt stent
Nhận biết sớm nguy cơ nhồi máu cơ tim do huyết khối là cách duy nhất để giảm thiểu rủi ro do biến chứng này. Do vậy, bản thân người bệnh hoặc người chăm sóc cần phải nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo của nhồi máu cơ tim để kịp thời thông báo với bác sĩ nếu đang nằm viện) hoặc đưa đến bệnh viện nhanh nhất.
- Đột nhiên mệt mỏi bất thường, cảm giác ngộp thở, thiếu không khí để thở, cảm giác như cái chết đang đến gần, khiến người bệnh hoảng hốt tột độ.
- Đau tức ngực nhiều cơn và kéo dài, mặc dù đã dùng thuốc nhưng tình trạng không thuyên giảm. Cơn đau thắt ngực ngày càng dữ dội kèm theo khó thở cấp, vã mồ hôi lạnh bất thường vùng đầu cổ. Cơn đau ngực lan dần sang phần trên của cơ thể như lên cổ, ức, xương hàm, cánh tay.
- Cảm giác buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, và buồn đi cầu cũng thường gặp khi cơ nhồi máu cơ tim cấp đến gần
Thông tin hữu ích: Cách sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim
Phòng tránh biến chứng sau đặt stent
Để ngăn ngừa tái tắc hẹp và giảm nguy cơ biến chứng sau đặt stent, không còn cách nào khác là người bệnh cần thực hiện tốt các hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc, kiểm soát chế độ ăn và tập thể dục đúng cách.
- Sử dụng thuốc điều trị đầy đủ theo chỉ định: điều này rất quan trọng để đảm bảo ngăn ngừa nguy cơ huyết khối cũng như giảm thiểu nguy cơ xuất huyết.
- Tái khám đúng ngày theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc sớm hơn, ngay khi có phát sinh những dấu hiệu bất thường nghi ngờ xuất huyết hoặc tái tắc hẹp mạch vành.
- Thay đổi lối sống: việc này không dễ, nhưng người bệnh cần phải điều chỉnh càng sớm càng tốt vì nó mang lại nhiều lợi ích trong điều trị. Thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực như bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, chất kích thích, thể dục thường xuyên và quản lý stress, được coi là phương pháp điều trị không dùng thuốc, có thể nói nó rất quan trọng để làm tăng hiệu quả điều trị. Vì thói quen, lối sống tiêu cực chính là những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh mạch vành.
- Tập thể dục thường xuyên được xem là một phần quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe của người bệnh sau đặt stent mạch vành. Tập thể dục giúp cải thiện sự lưu thông máu trong lòng mạch, tăng lưu lượng máu và góp phần phát triển tuần hoàn bàng hệ giúp nuôi tim khi mạch vành bị tắc hẹp. Có nhiều lựa chọn cho chế độ tập luyện của người bệnh như: đi bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội… tùy theo khả năng và sức khỏe của mỗi người. Để đạt hiệu quả tốt, người bệnh nên tập luyện thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần.
Lưu ý: Trong quá trình tập luyện, nếu có các dấu hiệu như: khó thở, tức ngực, chóng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn… cần dừng ngay mọi hoạt động và thông báo cho bác sĩ.
Đi bộ là cách tốt nhất cho người bệnh sau đặt stent
- Dùng Ích Tâm Khang ngăn tái tắc hẹp mạch vành sau đặt stent: TPCN Ích Tâm Khang không chỉ giúp giãn mạch, tăng lưu thông máu đến nuôi tim, cung cấp năng lượng cho tim hoạt động hay tiêu cục máu đông. Giá trị lớn nhất của Ích Tâm Khang đối với người bệnh mạch vành là tác dụng làm giảm cholesterol ngăn hình thành xơ vữa và khả năng bảo vệ mạch máu trước sự tấn công của xơ vữa mạch. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ, dự phòng nguy cơ tái tắc hẹp mạch vành sau đặt stent.
Đặc biệt, Ích Tâm Khang còn là sản phẩm đầu tiên và duy nhất cho hiệu quả hỗ trợ giảm triệu chứng tim mạch, cải thiện chức năng tim được kiểm chứng lâm sàng và công bố trên Tạp chí Quốc tế năm 2014.
Xem chia sẻ hiệu quả sử dụng Ích Tâm Khang ở người bệnh mạch vành:
Ông Thắng (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ về cách ngăn tái tắc hẹp mạch vành sau khi đặt 4 stent
Như vậy, khi phải cấp cứu vì nhồi máu cơ tim cấp hay thiếu máu cơ tim cục bộ nặng thì đặt stent mạch vành vẫn là phương pháp điều trị tối ưu nhất để giúp người bệnh vượt qua mối nguy hiểm. Điều quan trọng nhất là bạn cần thực hiện tốt tất cả các hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa những biến chứng sau đặt stent mạch vành.
Nguồn: sharecare healthlinenhlbi.nih.gov
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng
Từ khóa » đặt Tên Tim Có Nguy Hiểm Không
-
Những Rủi Ro Khi đặt Stent Mạch Vành - Vinmec
-
Các Biến Chứng Có Thể Gặp Sau đặt Stent Mạch Vành - Vinmec
-
Bệnh Mạch Vành đặt Stent Có Nguy Hiểm Không? - Hello Bacsi
-
Đặt Stent Mạch Vành - 6 Biến Chứng Người Bệnh Cần Biết Và Cách để ...
-
Tạo Hình Mạch Vành & Stent: Những điều Cần Biết
-
Đặt Stent Có Nguy Hiểm Không? Lưu ý Trước Và Sau Khi đặt Stent
-
Bác Sĩ Giải đáp: Hẹp Mạch Vành Khi Nào Phải đặt Stent?
-
Bệnh Nhân Cần Tuân Thủ điều Gì Sau Khi đặt Stent Mạch Vành?
-
Những Vấn đề Bệnh Nhân Cần Lưu ý Sau Can Thiệp động Mạch Vành
-
Chăm Sóc Và điều Trị Sau đặt Stent động Mạch Vành
-
Thông Tin Không Thể Bỏ Qua Trước Khi đặt Stent Mạch Vành
-
Can Thiệp động Mạch Vành Qua Da (PCI) - Cẩm Nang MSD
-
Bệnh Động Mạch Cảnh, Đột Qụy & Thiếu Máu Não Thoáng Qua (TIAs)
-
Chụp Và Nong Mạch Vành (Can Thiệp Mạch Vành Qua Da)