Đất Xanh Services (DXS) Sắp Phát Hành Lượng Lớn Cổ Phiếu để Tăng ...

4551-dxs
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Đất Xanh Services, HOSE - Mã: DXS). Hình minh họa.

Về phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020, DXS sẽ phát hành trả cổ tức tối đa là khoảng 23.641.280 cổ phiếu. Tỷ lệ thực hiện quyền tối đa là 1.000:66, tức là cứ 1.000 cổ phiếu hiện hữu sẽ được nhận thêm 66 cổ phiếu mới tại ngày chốt danh sách cổ đông. Nguồn vốn phát hành trả cổ tức sẽ dùng từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế tính đến 31/12/2020 .

Về phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần, DXS dự kiến phát hành tối đa 30.088.901 cổ phiếu. Tỷ lệ thực hiện quyền sẽ là tối đa 1000:84, tức là cứ 1.000 cổ phiếu hiện hữu sẽ được nhận thêm 84 cổ phiếu mới tại ngày chốt danh sách cổ đông để thực hiện. DXS sẽ dùng nguồn vốn từ nguồn thặng dư vốn cổ phần lũy kế tính đến thời điểm 31/12/2020 trên báo cáo tài chính hợp nhất của công ty.

Với những cổ đông có cổ phiếu lẻ, số lượng cổ phiếu phát hành sẽ được làm tròn xuống đến hàng đơn vị. Ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức và nhận cổ phiếu thưởng là ngày 27/5/2022. Sau hai đợt phát hành, vốn điều lệ của Đất Xanh Services dự kiến tăng từ 3.582 tỷ lên 4.119 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên 17/5, cổ phiếu DXS tăng 6,8% lên mức 21.200 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt hơn 1,2 triệu đơn vị.

5035-coorp-hieu
Diễn biến giá cổ phiếu DXS thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Trong một diễn biến khác, Hội đồng quản trị DXS công bố nghị quyết góp vốn thành lập CTCP Bất động sản ASE Land vào cuối năm 2021.

Cụ thể, ASE Land có vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng, trong đó, Đất Xanh Services góp 3,6 tỷ đồng, tương đương với 60% vốn điều lệ.

Tính đến cuối quý III/2021, Đất Xanh Service sở hữu 53 công ty con, hầu hết trong đó đều hoạt động trong mảng bất động sản.

Kết quả kinh doanh ảm đạm, “Sếp lớn” bất ngờ “tháo chạy”

Về kết quả kinh doanh quý I/2022, DXS ghi nhận sự ảm đạm khi doanh thu chỉ đạt 41,1 tỷ đồng giảm 81% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế đạt 218,6 tỷ đồng giảm 36%. Nguyên nhân do thị trường bất động sản bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 nên hoạt động kinh doanh của DXS gặp khó.

Về kế hoạch kinh doanh, năm 2022, DXS đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.400 tỷ đồng tăng 92% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 1..250 tỷ đồng tăng 132%. Như vậy, với kết quả đạt được trong quý 1/2022, DXS mới chỉ thực hiện được 12% kế hoạch doanh thu và 17,5% mục tiêu lợi nhuận sau quý đầu năm.

Trong một diễn biến khác, DXS nhận được đơn từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT Công ty của ông Lương Trí Thìn.

Theo đơn từ nhiệm của ông Lương Trí Thìn, năm 2021, CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE - Mã: DXG) đã thực hiện tái cơ cấu sang mô hình Holdings với hệ sinh thái bất động sản khép kín gồm 5 nhóm ngành chiến lược mũi nhọn là: Phát triển bất động sản, dịch vụ bất động sản, xây dựng, đầu tư tài chính và công nghệ.

Trên cương vị Chủ tịch HĐQT DXG, ông Thìn mong muốn tập trung hơn nữa vào công tác định hướng chiến lược, phát triển mạnh mẽ 5 mảng ngành này trên quy mô toàn hệ thống nhằm xây dựng thương hiệu Đất Xanh ngày càng lớn mạnh, có tầm vóc và vị thế vững chắc trên thị trường, mang lại lợi ích tối đa cho các cổ đông.

Với nguyện vọng trên, ông Lương Trí Thìn xin được từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT DXS.

Trước đó, vào cuối tháng 10/2021, ông Thìn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT DXS, ông Nguyễn Trường Sơn được bầu thay thế cho ông Thìn.

Ông Lương Trí Thìn sinh năm 1976 tại Thanh Hóa, trình độ cử nhân kinh tế. Ông là người sáng lập kiêm chủ tịch của Tập đoàn Đất Xanh từ năm 2003 và từng là chủ tịch Dat Xanh Services. Hiện tại, ông đang giữ chức Chủ tịch HĐQT tại DXG. Trong bản cáo bạch năm 2021, tính tới tháng 5/2021, DXG đang sở hữu 56,28% vốn điều lệ tại DXS.

Cổ phiếu DXS giảm sâu trong phiên chào sàn

Nhìn lại năm 2021, Đất Xanh Services (DXS) có kế hoạch đưa cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). Tuy nhiên, thời điểm này việc quá tải hệ thống khiến HoSE chưa sẵn sàng cho việc tiếp nhận cổ phiếu mới niêm yết. Đến 6/9/2021, DXS chính thức chuyển sang giao dịch tại HoSE sau hơn 1 tháng giao dịch trên HNX.

Giá tham chiếu cho ngày giao dịch đầu tiên của DXS được xác định ở mức 32.000 đồng/cổ phiếu.

Tại buổi Roadshow, lãnh đạo công ty cho rằng thương vụ niêm yết DXS sẽ là "bom tấn" với mức giá chào sàn dự kiến là trên 40.000 đồng/cổ phiếu - cao hơn đáng kể so với con số thực tế công bố. Tuy nhiên, trong thông báo giải trình giá niêm yết cổ phiếu công bố ngày 28/6/2021, DXS cho rằng giá niêm yết như trên chưa thật sự phản ánh hết được giá trị nội tại cũng như triển vọng doanh nghiệp trong tương lai.

Ngay trong phiên đầu này, mã giảm mạnh về còn 29.000 đồng/cổ phiếu, khớp cuối phiên hơn 5,3 triệu đơn vị.

Tính đến ngày 10/5/2021, ông Lương Trí Thìn không nắm giữ cổ phần bất kỳ cổ phần DXS nào. Điều đó có nghĩa trước khi lên sàn HOSE, ông Thìn đã bán hết 39,8 triệu cổ phiếu DXS. Cùng với ông Thìn, 4 thành viên HĐQT khác cũng không là cổ đông của DXS.

Tiền mặt nhiều và những khoản vay khó hiểu của DXS

Trước thềm niêm yết, DXS ghi nhận doanh thu và lợi nhuận suy giảm. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 đạt 3.256 tỷ đồng, giảm 836 tỷ đồng, tương đương 20,4% so với năm 2019.

Doanh thu giảm mạnh nhưng DXS vẫn mạnh tay chi tiêu. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 325 tỷ đồng lên 437 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng từ 435 tỷ đồng lên 485 tỷ đồng, chi phí tài chính đạt 46,4 tỷ đồng, cao hơn so với con số 32,9 tỷ đồng của năm 2019.

Doanh thu giảm nhưng chi phí tăng nên lợi nhuận sau thuế năm 2020 của DXS giảm 497 tỷ đồng, tương đương 30,4% so với năm 2019.

Dù doanh thu giảm nhưng lượng tiền mặt của DXS không ngừng tăng. Tại thời điểm cuối năm 2020, tiền và các khoản tương đương tiền của DXS ghi nhận 1.146 tỷ đồng, tăng 795 tỷ đồng, tương đương 226%. Trong năm 2018, chỉ tiêu này chỉ là 322 tỷ đồng.

Không chỉ có vậy, DXS còn có khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn lên đến hơn 110 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2020. Đây là các khoản tiền gửi ngắn hạn có kỳ hạn gốc từ 3 đến 12 tháng tại các ngân hàng thương mại.

Tiền mặt nhiều nhưng DXS lại có những khoản vay “tí hon”. Kết thúc năm 2020, DXS có hai khoản vay dài hạn tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) – Chi nhánh Nghệ An.

Đáng chú ý là khoản vay tín chấp trị giá chỉ 18,9 triệu đồng. Khoản vay được dùng để mua phương tiện vận tải. Dù giá trị nhỏ nhưng khoản vay này có kỳ hạn trả gốc là 18/6/2025. Nghĩa là hợp đồng kéo dài khoảng 5 năm.

Một hợp đồng dài hạn giá trị thấp khác của DXS là khoản vay 26,93 triệu đồng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) – Chi nhánh Đà Nẵng. Khoản vay này cũng được dùng để mua sắm phương tiện vận tải.

Bất ngờ lý do Đất Xanh (DXG) dời họp ĐHCĐ sang tháng 5

Đến thời điểm hiện tại, tờ trình về phương án phát hành chi tiết lô trái phiếu cho đối tác ngoại của CTCP Tập đoàn ...

Cổ phiếu Tập đoàn Đất Xanh (DXG) tạo đỉnh mới, Dragon Capital chốt lời vùng đỉnh

Dragon Capital thông báo đã bán ra 1,1 cổ phiếu Tập đoàn Đất Xanh (DXG) trong phiên giao dịch hôm qua (ngày 29/3/2022). Ước tính ...

DXG dự kiến phát hành 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi, giá không thấp hơn 62.000 đồng/CP

Tập đoàn Đất Xanh (DXG) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc phát hành trái phiếu chuyển đổi, giá trị 300 ...

Từ khóa » Dxs Sắp Lên Sàn