Dấu ấn Việt Nam Trên Biển Đông - Chương 1 (Phần 1)
Có thể bạn quan tâm
Tin nóng:
-
Kinh tế: Đầu ra chậm, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh VLXD gặp khó
-
Quốc phòng: Ấm áp nghĩa tình Ngày hội văn hóa quân – dân
-
Du lịch: Vé máy bay Tết Nguyên đán: Những chặng nào đã 'hết sạch' chỗ?
-
Nông thôn mới: Phú Phúc dồn lực về đích nông thôn mới nâng cao
-
Y tế: Xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
-
Khoa học - Công nghệ: Internet Việt Nam sắp ngừng sử dụng IPv4
-
Sức khỏe: Uống trà gừng trước khi ngủ có tốt cho sức khoẻ?
-
Ô tô - Xe máy: Ba mẫu xe SUV cỡ B của Nhật Bản có giá bán cao hơn cả phân khúc cỡ C
Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 30 Bắc lên đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 Đông đến 1210 Đông.
Một góc đảo Trường Sa Lớn. Ảnh: thanhnien.vn
LTS: Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cả trên đất liền, trên biển, trên không, ngăn ngừa mọi nguy cơ xâm lăng từ bên ngoài, đó là nhiệm vụ của mỗi người dân Việt Nam, của Nhà nước Việt Nam, nó cũng liên quan đến các quốc gia khác mà trước hết là các quốc gia láng giềng hoặc các quốc gia trong khu vực. Với những lý do đó, năm 2012, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã xuất bản cuốn sách Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông do TS. Trần Công Trục chủ biên. Cuốn sách góp phần tuyên truyền sâu rộng những thông tin chính xác đến với mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời cũng là một cách khẳng định với các thế lực phản động về lập trường vững vàng cũng như quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước của nhân dân Việt Nam. Báo Hà Nam trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Chương 1
Vị trí và vai trò của biển, đảo Việt Nam trong Biển Đông
1. Vị trí các vùng biển, hải đảo Việt Nam
1.1. Điều kiện tự nhiên Biển Đông
1.1.1 Vị trí
Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải dài từ vĩ độ 30 Bắc lên đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 Đông đến 1210 Đông. Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước và vùng lãnh thổ khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân các nước này. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn của cả Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Mỹ.
Nước ta giáp với Biển Đông ở ba phía Đông, Nam và Tây Nam. Các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là một phần Biển Đông trải dọc theo bờ biển dài 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, với nhiều bãi biển tươi đẹp như Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cam Ranh, Vũng Tàu... Như vậy, cứ 100 km2 thì có 1 km bờ biển, tỷ lệ này cao gấp 6 lần tỷ lệ của các nước ven biển trên thế giới (trung bình của thế giới là 600 km2 đất liền có 1 km bờ biển). Không một nơi nào trên lục địa của Việt Nam lại cách xa biển hơn 500 km.
Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa; giữa Biển Đông có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và 2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển và thềm lục địa.
1.1.2 Địa hình đáy Biển Đông
Tại hầu hết các đại dương và biển trên thế giới đều tìm thấy 8 dạng địa hình đáy chủ yếu: thềm lục địa, sườn lục địa, chân lục địa, lòng chảo biển, các cung đảo, các rãnh sâu, các đồi ngầm và các dãy núi ngầm. Đáy Biển Đông cũng có những dạng địa hình tương tự.
+ Thềm lục địa Biển Đông chiếm hơn 50% diện tích, phân bố ở độ sâu nhỏ hơn 200m.
+ Sườn lục địa chiếm khoảng 25%, diện tích còn lại phân bố ở độ sâu lớn hơn 2.000m và thuộc lòng chảo trung tâm, các rãnh sâu, các bãi cạn, các cung đảo và các dãy núi ngầm.
+ Giữa phần trũng sâu phía Bắc và phía Nam Biển Đông được nối sâu với nhau bằng một máng sâu trung tâm, rìa các trũng sâu là các dãy núi ngầm.
Tuần tra bảo vệ chủ quyền trên đảo Trường Sa. Ảnh: thanhnien.vn
1.1.3. Chế độ nhiệt muối Biển Đông
Nhiệt độ và độ muối (độ mặn) là hai đặc trưng vật lý cơ bản nhất của nước biển chi phối mọi quá trình thủy nhiệt động lực biển, đồng thời đảm bảo tồn tại và phát triển đời sống sinh vật trong biển. Khác với nước trên lục địa, nước biển được đặc trưng bởi độ muối. Độ muối trung bình của nước đại dương thế giới là 3,5 phần nghìn (có 35 gam chất khoáng rắn hòa tan trong 01 kg nước biển). Sự biến đổi của độ muối phụ thuộc vào nhiệt độ nước, chế độ khí tượng trên biển, vị trí địa lý và các quá trình động lực biển. Độ muối của lớp nước mặt Biển Đông biến động từ 32 đến 34,5%0 (trừ vùng cửa sông). Khu vực độ muối có giá trị cao là Đông Bắc Biển Đông, nơi có sự giao lưu với khối nước Thái Bình Dương qua eo biển Basi và eo biển Đài Loan, ít chịu ảnh hưởng của nước lục địa và quá trình bốc hơi mặt biển mạnh. Tháng có độ muối cao là tháng 1 đến tháng 3. Khu vực độ muối thấp là vùng ven bờ do tác động mạnh của dòng nước lục địa. Thời kỳ độ muối giảm thấp nhất là mùa hè, tháng 7 - 8 do mưa nhiều trên mặt biển và nước lục địa đổ ra với khối lượng lớn.
Phân bố nhiệt - muối của nước biển phản ánh cấu trúc khối nước và chế độ động lực nước biển. Lớp nước mặt của Biển Đông tồn tại các khối nước là khối nước lạnh và nhạt ven bờ, khối nước ngoài khơi Đông Bắc và ngoài khơi Nam Biển Đông, khối nước trồi mùa hè. Giữa các khối nước là các front thủy văn với đặc trưng gradient ngang nhiệt, muối rất lớn. Các đàn cá thường tập trung gần các front thủy văn, sự biến động của front dẫn đến sự di cư của các đàn cá khai thác và các loại hải sản.
1.1.4. Dòng chảy Biển Đông
Dòng chảy lớp nước mặt Biển Đông là kết quả của quá trình tương tác biển - khí quyển. Dòng chảy quan trắc được trên mặt biển là tổng hợp của ba dòng chảy thành phần: dòng chảy gió, dòng chảy địa chuyển và dòng chảy thủy triều. Hai thành phần đầu rất khó xác định, có thể sử dụng các số liệu đo thực tế và mô hình toán học để định lượng chúng. Kết hợp cả hai phương pháp chúng ta đã xây dựng được bản đồ chế độ dòng chảy Biển Đông đặc trưng cho hai mùa (mùa đông và mùa hè), phản ánh những quy luật cơ bản của hoàn lưu lớp nước mặt dưới tác động của chế độ gió mùa. Tại Vịnh Bắc Bộ, một hoàn lưu xoáy thuận luôn luôn tồn tại và một dòng mạnh hướng về Nam dọc theo bờ biển (trong mùa đông dòng chảy này xâm nhập sâu xuống vùng biển Bình Thuận và xa hơn). Vào mùa hè, dưới tác động của gió mùa Tây Nam đã hình thành dòng chảy mạnh Tây Nam dọc theo bờ Biển Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ lên phía Bắc và gặp dòng chảy từ phía Bắc xuống ở khoảng 160 Nam, sau đó chúng lệch hướng về phía Đông ra vùng biển trung tâm tạo các xoáy quy mô lớn ở phần phía Bắc và phía Nam Biển Đông.
1.1.5. Thủy triều Biển Đông
Chế độ thủy triều Biển Đông là kết quả của sóng thủy triều truyền từ Thái Bình Dương và một phần từ Ấn Độ Dương qua các eo biển lớn và bị chi phối bởi các dạng địa hình phức tạp của biển. Thủy triều Thái Bình Dương có bản chất bán nhật triều, khi truyền vào Biển Đông trở thành nhật triều là chủ yếu và biên độ tăng lên đáng kể. Trên bản đồ tính chất triều Biển Đông do ông Nguyễn Ngọc Thụy biên vẽ, phần nhật triều choán hầu hết không gian Biển Đông. Nhật triều đều điển hình quan trắc thấy ở Hòn Dấu (Hải Phòng) và Hồng Gai (Quảng Ninh), đó là khu vực có biên độ triều lớn nhất Biển Đông (4 m). Chế độ thủy triều dọc bờ biển Việt Nam rất đa dạng và luôn biến động, ở đây có thể quan trắc thấy cả bốn dạng thủy triều: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều. Tính chất thủy triều dọc bờ biển Việt Nam như sau:
+ Vùng biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có chế độ nhật triều và nhật triều không đều chiếm ưu thế) độ cao triều biến động trong khoảng 3 - 4 m.
+ Vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình có chế độ nhật triều không đều là chủ yếu, trong một tháng chỉ có khoảng 15 ngày quan trắc thấy một lần nước lên và một lần nước xuống, độ cao mực nước triều cường biến đổi trong khoảng 1,2 - 2,5 m.
+ Vùng biển Cửa Tùng - Thuận An - Quảng Nam - Đà Nẵng có chế độ thủy triều được xem là phức tạp nhất và thiên về bán nhật triều không đều, trong đó tại điểm Thuận An có chế độ bán nhật triều đều, hầu hết các ngày trong tháng có hai lần nước lên và hai lần nước xuống, nhưng độ cao triều chỉ đạt khoảng 0,5m. Trong khi đó độ cao triều cường ở hai phía Thuận An biến động từ 0,5 -1,2m.
+ Vùng biển từ Quy Nhơn đến Nha Trang, thủy triều lập lại tính chất nhật triều không đều, trong tháng có khoáng 18-22 ngày quan trắc thấy một lần nước lên và một lần nước xuống, mực nước triều cường tăng lên 1,2 - 2,0 m.
+ Vùng biển khu vực Hàm Tân - Vũng Tàu - Cà Mau, thủy triều lại có tính chất bán nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng quan trắc thấy hai lần nước lên và hai lần nước xuống nhưng không đều về biên độ và thời gian. Độ cao mực nước triều cường ở đây tăng lên 2,0 - 3,5m (gần giá trị của vịnh Bắc Bộ).
+ Vùng biển ven bờ Tây Nam Bộ (vịnh Thái Lan) có chế độ nhật triều không đều chiếm ưu thế, độ cao triều cường không lớn (
Từ khóa » độ Sâu Của Biển đông Có đồng đều Không
-
Biển Đông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khái Quát Về Biển Đông Và Vùng Biển Việt Nam
-
Vị Trí, Tầm Quan Trọng Của Biển Đông đối Các Nước Trong Khu Vực
-
Vị Trí địa Lý, địa - Kinh Tế, địa - Chiến Lược Của Biển đảo Việt Nam
-
[PDF] Cung Cấp Thông Tin Về Chủ Quyền Và Tuyên Truyền Phát Triển Bền Vững
-
Chuyên đề: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
-
VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ TIỀM NĂNG CỦA BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
-
Trung Quốc Khoan Sâu ở Biển Đông - BBC News Tiếng Việt
-
Nhiệt độ Nước Biển - Viện Nghiên Cứu Hải Sản
-
Quần đảo Và Biên Giới Biển, Vùng Chủ Quyền Quốc Gia Việt Nam Trên ...
-
[PDF] BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM: QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM
-
đáp Về Biển, đảo Dành Cho Tuổi Trẻ Việt Nam
-
Tình Hình Biển đông Và Một Số Vấn đề Trong đấu Tranh Bảo Vệ Chủ ...