Dấu ấn Việt Nam Trên Biển Đông - Chương 4 (Phần 1)

Tin nóng:

  • Cải cách hành chính: Sắp xếp đơn vị hành chính để mở rộng không gian phát triển

  • Văn hóa: Chủ tịch Quốc hội dự chương trình hòa nhạc và nghệ thuật 'Bài ca không quên'

  • Quốc tế: Giáng sinh mang phong vị mùa Hè ở Nam Phi

  • Chính trị: Tinh gọn bộ máy: Cuộc cách mạng hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

  • Quốc phòng: Bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống

  • Quốc phòng: Nơi thành lập lực lượng vũ trang tỉnh

  • Quốc phòng: Kỷ niệm những ngày làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào

  • Quốc phòng: Những chuyện kể về Thành cổ Quảng Trị

Báo Hà Nam điện tử Biển và hải đảo Việt Nam Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông - Chương 4 (Phần 1) 2159 07:00 29/08/2017 bình luận

Hiện tại trong khu vực Biển Đông đang tồn tại 2 loại tranh chấp chủ yếu: - Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; - Tranh chấp ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước có bờ biển đối diện hoặc liền kề.

Tranh chấp Biển Đông thực trạng và giải pháp

I. Tình trạng tranh chấp Biển Đông

Hiện tại trong khu vực Biển Đông đang tồn tại 2 loại tranh chấp chủ yếu:

- Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Tranh chấp ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước có bờ biển đối diện hoặc liền kề.

Hai loại tranh chấp này được hình thành vào các thời điểm khác nhau, có nội dung, mức độ khác nhau và diễn ra trên những phạm vi địa lý có liên quan đến các bên tranh chấp cũng rất khác nhau:

1. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với các hải đảo

1.1. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa: là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thời điểm xảy ra tranh chấp là vào đầu thế kỷ XX (năm 1909), mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn đem 3 pháo thuyền ra thăm chớp nhoáng một vài đảo và đổ bộ lên đảo Phú Lâm, rồi rút lui ngay. Bởi lẽ, trên quần đảo này đang nằm dưới sự kiểm soát quản lý của quân đội Pháp đóng trong những căn cứ đồn trú khá vững chắc, cùng với những cơ sở phục vụ cho công tác quản lý của chính quyền Pháp, với tư cách đại diện cho Nhà nước Việt Nam, tiếp tục thực hiện chủ quyền của Việt Nam như đã từng có, ít nhất là từ thế kỷ XVII, đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân Nhật, chính quyền Trung Hoa Dân quốc đưa lực lượng ra chiếm đóng nhóm phía Đông Hoàng Sa và sau đó phải rút lui vào thời điểm Quốc dân Đảng bị đuổi khỏi Hoa lục chạy ra Đài Loan. Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội thực dân Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Giơneve và chính quyền Nam Việt Nam chưa tiếp quản Hoàng Sa, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa quân ra chiếm nhóm phía đông Hoàng Sa và đến năm 1974, lợi dụng tình hình quân đội của chính quyền Sài Gòn đang trên đà suy sụp, quân đội viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đưa quân ra đánh chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa đang do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Mọi hành động nói trên của phía Trung Quốc đều bị phía Việt Nam chống trả hoặc chính thức lên tiếng phản đối với tư cách là Nhà nước có chủ quyền đối với Hoàng Sa.

Cán bộ chiến sỹ đảo Trường Sa chăm sóc vườn rau xanh. Ảnh: TTXVN

1.2. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa

a. Đó là tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc từ những năm 30 của thế kỷ trước, mở đầu bằng sự kiện Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Pháp năm 1932 khẳng định "các đảo Nam Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc, xa nhất là phía Nam". Năm 1956, Đài Loan lại đưa quân ra tái chiếm đảo Ba Bình. Năm 1988, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa quân ra chiếm 6 vị trí, là những bãi cạn, ở phía tây Trường Sa, ra sức củng cố nâng cấp các vị trí này thành các điểm đóng quân, và năm 1995 lại chiếm đóng thêm một vị trí nữa, đá Vành Khăn, nằm về phía đông Trường Sa. Cho đến nay, Trung Quốc đã chiếm đóng 7 vị trí trên quần đảo Trường Sa. Như vậy, tổng số đảo, đá mà phía Trung Quốc (kể cả Đài Loan) chiếm đóng lên đến 8 vị trí.

b. Đó là tranh chấp giữa Việt Nam và Philippines: bắt đầu bằng sự kiện Tổng thống Quirino tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa phải thuộc về Philippines vì nó ở gần Philippines. Từ năm 1971 đến năm 1973, Philippines đưa quân chiếm đóng 5 đảo; năm 1977 - 1978 chiếm thêm 2 đảo nữa. Năm 1979, Philippines công bố Sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày 11/6/1979 coi toàn bộ quần đảo Trường Sa, trừ đảo Trường Sa, là lãnh thổ của Philippines và đặt tên là Kalayaan. Năm 1980, Philippines mở rộng chiếm đóng thêm 1 đảo nữa ở phía nam, đó là đảo Công Đo.

c. Đó là tranh chấp giữa Việt Nam và Malaysia, mở đầu bằng sự kiện Sứ quán Malaysia ở Sài Gòn, ngày 03/02/1971, gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn hỏi rằng quần đảo Trường Sa hiện thuộc nước Cộng hòa Morac Songhrati Mead có thuộc Cộng hòa Việt Nam hay Cộng hòa Việt Nam có yêu sách đối với quần đảo đó không? Ngày 20/4/1971 chính quyền Sài Gòn trả lời rằng quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, mọi xâm phạm đến chủ quyền Việt Nam ở quần đảo này đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế. Tháng 12/1979, Chính phủ Malaysia cho xuất bản bản đồ gộp vào lãnh thổ Malaysia một khu vực phía Nam Trường Sa, bao gồm cả đảo An Bang và Thuyền Chài, nơi quân đội Việt Nam Cộng hòa đã từng đóng giữ. Năm 1983 - 1984, Malaysia cho quân đóng 3 bãi ngầm ở phía nam Trường Sa là Hoa Lau, Kỳ Vân, Kiệu Ngựa. Năm 1988 họ đóng thêm 2 bãi ngầm Én Đất và Thám Hiểm, đưa số vị trí mà Malaysia chiếm đóng lên đến 5 điểm.

1.3. Quan điểm pháp lý cũng như các chứng cứ của các bên tranh chấp đưa ra để bảo vệ cho lập trường của mình cũng rất khác nhau và có thể tóm tắt như sau:

1. Quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc phát hiện đầu tiên.

2. Quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc chiếm hữu thật sự.

3. Quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc kế cận lãnh thổ.

Để đánh giá một cách khách quan, khoa học đối với các quan điểm pháp lý do các bên tranh chấp chủ quyền nêu ra, chúng ta hãy đề cập đến một số nội dung chủ yếu của nguyên tắc xác định quyền thụ đắc lãnh thổ quốc gia trong pháp luật quốc tế. Trong lịch sử phát triển lâu dài của luật pháp quốc tế, những nguyên tắc và quy phạm pháp luật xác định chủ quyền lãnh thổ đã được hình thành trên cơ sở thực tiễn quốc tế trong đó có các phương thức thụ đắc lãnh thổ.

Từ thế kỷ XVI, do sự lớn mạnh của các nước như Hà Lan, Anh, Pháp... trở thành những cường quốc cạnh tranh với các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mà theo sắc lệnh của Giáo hoàng Alexandre VI ký ngày 4 tháng 5 năm 1493 đã phân chia khu vực ảnh hưởng cho hai nước này ở các phạm vi lãnh thổ mới phát hiện ngoài châu Âu.

Trước thực trạng đó, các cường quốc hàng hải đã tìm ra nguyên tắc pháp lý áp dụng cho việc thụ đắc lãnh thổ đối với những vùng lãnh thổ mà họ mới phát hiện. Đó là nguyên tắc "quyền ưu tiên chiếm hữu", hay còn được gọi là nguyên tắc "quyền phát hiện". Nguyên tắc này dành quyền ưu tiên chiếm hữu một vùng lãnh thổ cho một quốc gia nào đã phát hiện vùng lãnh thổ đó đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế nguyên tắc quyền phát hiện chưa bao giờ tự nó đem lại chủ quyền quốc gia cho quốc gia đã phát hiện ra vùng lãnh thổ mới đó. Bởi vì, người ta không thể xác định được thế nào là phát hiện, giá trị pháp lý của việc phát hiện, ai là người phát hiện trước, lấy gì để ghi dấu hành vi phát hiện đó... Vì thế, việc phát hiện đã nhanh chóng được bổ sung bằng việc chiếm hữu trên danh nghĩa, nghĩa là quốc gia phát hiện ra một vùng lãnh thổ phải để lại dấu tích trên vùng lãnh thổ mới phát hiện ra đó. Mặc dù vậy, nguyên tắc chiếm hữu danh nghĩa không những không thể giải quyết được một cách cơ bản những tranh chấp phức tạp giữa các cường quốc đối với các vùng "đất hứa", đặc biệt là những vùng lãnh thổ thuộc châu Phi và các hải đảo nằm cách xa đất liền hàng ngàn, hàng vạn hải lý..., mà còn ngày càng dẫn đến những đối đầu quyết liệt hơn giữa các cường quốc, vì người ta không thể lý giải được cụ thể cái "danh nghĩa" đã được lập ra từ bao giờ và tồn tại như thế nào...

Vì vậy, sau Hội nghị về châu Phi năm 1885 của 13 nước châu Âu và Hoa Kỳ và sau khóa họp của Viện Pháp luật quốc tế ở Lausanne (Thụy Sỹ) năm 1888, người ta đã thống nhất áp dụng một nguyên tắc thủ đắc mới. Đó là nguyên tắc "Chiếm hữu thật sự".

Điều 3, Điều 34 và Điều 35 của Định ước Berlin ký ngày 26 tháng 6 năm 1885 đã xác định nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thật sự và các điều kiện chủ yếu để có việc chiếm hữu thật sự như sau:

"Phải có thông báo về việc chiếm hữu cho các quốc gia ký Định ước nói trên".

"Phải duy trì trên vùng lãnh thổ mà nước đã thực hiện hành vi chiếm hữu trên vùng lãnh thổ ấy một quyền lực đủ để khiến cho các quyền của nước chiếm hữu được tôn trọng...".

Tuyên bố của Viện Pháp luật quốc tế Lausanne năm 1888 đã nhấn mạnh: "...mọi sự chiếm hữu muốn tạo nên danh nghĩa chủ quyền... thì phải là thật sự, tức là thực tế, không phải là danh nghĩa". Chính Tuyên bố này đã khiến cho nguyên tắc chiếm hữu thực sự của Định ước Berlin có giá trị phổ biến trong luật pháp quốc tế để xem xét giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia trên thế giới.

Nội dung chủ yếu của nguyên tắc chiếm hữu thật sự trong luật pháp quốc tế bao gồm:

1. Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do Nhà nước tiến hành.

2. Sự chiếm hữu phải được tiến hành trên một vùng lãnh thổ vô chủ (Res Nullius) hoặc là trên một vùng lãnh thổ đã bị bỏ hoang bởi một quốc gia đã làm chủ nó trước đó (derelicto).

3. Quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình ở những mức độ cần thiết, tối thiểu thích hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó.

4. Việc thực thi chủ quyền phải liên tục, hòa bình; việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm là hành động phi pháp.

Do tính hợp lý và chặt chẽ của nguyên tắc này, nên, mặc dù Công ước Saint Germain ngày 10 tháng 9 năm 1919 tuyên bố hủy bỏ Định ước Berlin 1885 vì lý do thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa, các luật gia và các cơ quan tài phán quốc tế vẫn vận dụng nguyên tắc này để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo. Chẳng hạn, Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế La Haye tháng 4 năm 1928 đã vận dụng nguyên tắc này để xử vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan, phán quyết của Tòa án Quốc tế của Liên Hợp quốc tháng 11 năm 1953 đối với vụ tranh chấp chủ quyền giữa Anh và Pháp về các đảo Minquiers và Ecrehous..., và gần đây, năm 2002, Tòa án Thường trực quốc tế cũng dựa vào nguyên tắc này để ra phán quyết về vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan giữa Malaysia và Inđônêxia.

Căn cứ vào nguyên tắc pháp lý nói trên, đối chiếu với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa do các bên tranh chấp nêu ra, chúng ta chắc chắn sẽ có được những nhận xét khách quan và khoa học về quyền thụ đắc lãnh thổ đối với hai quần đảo này.

Âu tàu và khu dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Song Tử Tây. Ảnh: VOV.VN

2. Tranh chấp trong việc hoạch định ranh giới biển, thềm lục địa

Đây là loại tranh chấp được hình thành trong xu hướng thay đổi có tính chất cách mạng về Địa - Chính trị, Địa - Kinh tế trên phạm vi thế giới với việc khoảng 36% diện tích biển và đại dương thế giới đã được đặt dưới chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển kể từ khi Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển đã được thông qua năm 1982. Kết quả là, trên thế giới còn khoảng 416 tranh chấp liên quan đến ranh giới biển cần phải được giải quyết, trong đó khu vực Đông Nam châu Á còn khoảng 15 tranh chấp. Việc đàm phán xác định ranh giới biển và thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước xung quanh Biển Đông đã, đang và sẽ tiến hành giải quyết cho các khu vực sau đây:

2.1. Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở trong Vịnh Bắc Bộ và khu vực ngoài của Vịnh Bắc Bộ có liên quan giữa Việt Nam và Trung Quốc, nơi mà bờ biển đối diện nhau và cách nhau dưới 400 hải lý.

2.2. Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở phía Nam Biển Đông có liên quan giữa Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei, Inđônêxia.

2.3. Ranh giới các vùng biển, thềm lục địa có liên quan giữa Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Campuchia.

2.4. Ranh giới phạm vi biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

* Cho đến thời điểm này, các bên liên quan đã giải quyết:

- Ranh giới biển trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, ký ngày 25/12/2000.

- Ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia tại vùng thềm lục địa phía nam Biển Đông, ký ngày 23/6/2003.

- Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Thái Lan có liên quan giữa Việt Nam và Thái Lan, ký ngày 9/8/1997.

- Thỏa thuận về giải pháp tạm thời cùng khai thác vùng chồng lấn (join-development) được ký kết giữa Việt Nam và Malaysia ngày 5/6/1992.

- Hiệp định về "Vùng nước lịch sử" giữa Việt Nam va Campuchia ký ngày 7/7/1982.

 (Còn nữa)

Tòa soạn

Bình luận bài viết

Gửi bình luận

Bình luận

Tin bài khác Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc trao đổi công tác Đảng, công tác chính trị Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc trao đổi công tác Đảng, công tác chính trị Hội truyền thống Hải quân huyện Thanh Liêm tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm đánh thắng trận đầu của Hải quân Nhân dân Việt Nam Hội truyền thống Hải quân huyện Thanh Liêm tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm đánh thắng trận đầu của Hải quân Nhân dân Việt Nam Hải quân nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Hải quân nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo
  • Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông

  • 35 năm nhà giàn DK1: Những "mắt biển" canh giữ chủ quyền

  • Kiểm tra công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tại Trường Sa

  • Pháp hỗ trợ khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam

  • Việt Nam lên tiếng về Báo cáo Ranh giới ngoài thềm lục địa ở Biên Đông của Philippines

  • Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung

  • Bảo tồn và phát triển kinh tế biển

o C
  • Đường dây nóng của BCĐ tỉnh về PCTN, TC
  • Chuyển đổi số
  • Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
  • van ban chi dao
  • Bien dao
  • Dien luc Ha Nam
  • sk & bl
  • Ho so tu lieu
  • Dia chi Ha Nam
  • Lien he QC

Truyền hình Internet

Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 16 - 2012

Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 16 - 20/12

  • Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 12
  • Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 2 - 6/12
  • Ghi nhận từ cuộc thi KHKT 2024
  • Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 25 đến 29 tháng 11

Tin mới

  • Tinh gọn bộ máy Có tâm tư nhưng không bàn lùi

    Tinh gọn bộ máy: Có 'tâm tư' nhưng không bàn lùi

  • Tuyển chọn lao động đi làm việc tại Australia trong ngành nông nghiệp (VLMA)

    Tuyển chọn lao động đi làm việc tại Australia trong ngành nông nghiệp (VLMA)

  • Giao lưu Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học

    Giao lưu Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học

  • Mở rộng mạng lưới ATM, POS ở khu vực nông thôn

    Mở rộng mạng lưới ATM, POS ở khu vực nông thôn

  • Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác mặt trận

    Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác mặt trận

  • Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu CAND Phủ Lý triển khai chương trình phối hợp hoạt động 

    Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu CAND Phủ Lý triển khai chương trình phối hợp hoạt động 

  • Huyện ủy Kim Bảng triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

    Huyện ủy Kim Bảng triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

  • Công ty Xăng dầu Hà Nam trao thưởng chương trình “Hóa đơn trao tay – Vận may bất ngờ”

    Công ty Xăng dầu Hà Nam trao thưởng chương trình “Hóa đơn trao tay – Vận may bất ngờ”

Đọc nhiều

  • Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy thăm, chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Cát Lại

    Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy thăm, chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Cát Lại

  • UBND tỉnh nghe báo cáo phương án sắp xếp các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập khối chính quyền

    UBND tỉnh nghe báo cáo phương án sắp xếp các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập khối chính quyền

  • Gặp mặt giáo viên lãnh đội và học sinh các đội tuyển tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm học 2024-2025

    Gặp mặt giáo viên lãnh đội và học sinh các đội tuyển tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm học 2024-2025

  • Sơ duyệt Chương trình Nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

    Sơ duyệt Chương trình Nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

  • Bộ Tư pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025

    Bộ Tư pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025

  • Nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

    Nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

  • Đặt làm trang chủ
  • Thông tin tòa soạn
  • Liên hệ quảng cáo
  • Đường dây nóng 0982 711 566
  • Sơ đồ website
  • Về đầu trang

Từ khóa » Kế Cận địa Lý