Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai: Khi Nào Mẹ Bầu Nên Gặp Bác Sĩ?
Có thể bạn quan tâm
Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai bắt đầu có thể xuất hiện từ những tuần đầu mang thai hoặc vào tam cá nguyệt thứ hai.
Từ lúc mang thai cho đến khi em bé chào đời, bụng của mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi. Tử cung to dần lên trong suốt 9 tháng thúc đẩy bụng bạn phải thay đổi để phù hợp sự với phát triển của bào thai.
Mỗi thai kỳ là một trải nghiệm khác biệt nên thỉnh thoảng nguyên nhân gây cảm giác nặng bụng thường cũng khác nhau. Thông thường, có một vài lý do khiến bạn cảm thấy đau bụng dưới khi mang thai ngoài việc co thắt cơ bụng. Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ liệt kê những nguyên nhân của hiện tượng này và cách giảm nhẹ triệu chứng.
Nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng dưới khi mang thai
Nhiều mẹ thắc mắc vì sao có bầu đau bụng dưới? Trả lời bạn đó có thể là do 10 nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Nhóm nguyên nhân sinh lý
1. Đau bụng dưới do táo bón và sình bụng
Khi mang thai, không ít mẹ bầu thường có tâm lý ăn cho hai người. Nhưng thực tế đây lại là điều hết sức sai lầm. Suốt thai kỳ, bạn chỉ cần ăn cho chính bạn bằng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đủ chất béo và chất khoáng cần thiết. Điều đó không chỉ giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt mà còn đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.
Trong hầu hết các trường hợp, mẹ bầu thường không thể tránh được tình trạng táo bón khi mang thai. Tình trạng này là một trong nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng dưới khi mang thai.
Việc mẹ bị táo bón không hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà còn vì sự đè ép liên tục của tử cung lên thành ruột của bạn. Bên cạnh đó, nồng độ progesterone trong cơ thể mẹ tăng lên làm giảm nhu động ruột (nồng độ progesterone thấp cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi). Điều này vô tình khiến thức ăn đi qua đường tiêu hóa thường chậm hơn. Tất cả những yếu tố trên sẽ khiến mẹ cảm thấy phần bụng dưới bị đau và khó chịu.
Việc thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước, tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Nếu muốn giải quyết tình trạng này nhanh hơn, mẹ có thể hỏi bác sĩ xem liệu có thể dùng thuốc làm mềm phân được không hoặc có thể thử một số phương pháp hỗ trợ đi tiêu như massage vùng bụng chẳng hạn.
2. Cơ thể tích tụ mỡ khi mang thai
Việc tăng cân khi mang thai không những làm thay đổi hình dáng cơ thể, mà còn khiến bạn cảm thấy căng tức vùng bụng. Trong tam cá nguyệt đầu tiên và thứ hai, cơ thể bạn sẽ có dấu hiệu tích tụ mỡ thừa, bắt đầu ở bụng và sau đó là đến đùi.
Khi bụng bầu của bạn dần to hơn, các tế bào mỡ cũng cần thích nghi với sự phát triển của tử cung. Do đó, hiện tượng bà bầu đau vùng bụng dưới có thể là do sự tích mỡ xảy ra sớm hơn trong thai kỳ hay trong suốt tam cá nguyệt thứ hai ở một vài thai phụ. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác giống với cơn đau bụng kinh.
3. Thai nhi đạp có thể khiến mẹ bị đau bụng dưới khi mang thai
Trong suốt thai kỳ, bụng của bạn giống như một nhà phao của bé. Bước qua tam cá nguyệt thứ hai, bạn có thể cảm thấy những cú đá của thai nhi trong bụng. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang tăng trưởng khỏe mạnh. Khi bé con dần trở nên quá năng động, bụng bạn sẽ phải hứng chịu nhiều áp lực hơn. Mỗi khi bé tung cú đá, thành bụng của bạn sẽ trở nên căng cứng lên nhằm đáp ứng lại với kích thích này.
Dù đây chỉ là phản ứng thích nghi của cơ thể với thai nhi, nhưng điều này cũng khiến mẹ bầu khó chịu. Bạn có thể không cảm thấy đau như khi có kinh nguyệt, nhưng sẽ thấy chướng bụng hay căng tức như sau khi bạn ăn no vậy. Tình trạng này thường không kéo dài và bạn sẽ quên ngay thôi.
4. Bụng căng giãn quá mức trong thai kỳ
Khi gần đến ngày dự sinh, cơ thể bạn sẽ cảm thấy bồn chồn và mệt mỏi hơn. Bạn có thể cảm thấy nhức mỏi toàn thân.
Đau lưng là một triệu chứng thường gặp khi mang thai vì lưng bạn phải nâng đỡ bào thai. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn đau tức bụng dưới. Đau ở bụng và đùi cũng rất phổ biến vì các cơ vùng này liên kết với mô quanh bẹn và tử cung, có thể bị căng giãn quá mức để thích nghi với sự phát triển của thai nhi.
Cách tốt nhất để giảm đau là nghỉ ngơi nhiều hơn khi cảm thấy mệt mỏi. Bạn cũng có thể chườm nóng hay massage cơ thể, nghỉ ngơi đầy đủ khi cảm thấy không khỏe nhé.
Nhóm nguyên nhân có hại
5. Nhau bong non gây đau bụng dưới khi mang thai
Trong suốt thai kỳ, tử cung bạn sẽ phát triển cùng với bánh nhau. Bánh nhau là một cơ quan quan trọng đảm bảo sự sống của thai nhi bởi bộ phận này cung cấp các chất dinh dưỡng và thức ăn cần thiết để em bé phát triển.
Trong một vài trường hợp hiếm gặp, nhau thai sẽ bong ra khỏi thành tử cung. Khi hiện tượng này xảy ra sẽ khiến tử cung căng cứng và đau. Nếu cơn đau tức này xảy ra liên tục mà không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.
Thông thường, nhau thai sẽ bong ra khỏi thành tử cung sau khi bạn sinh em bé. Do đó, nhau bong sớm hơn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Đồng thời, nghiên cứu cho thấy nhau bong non có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn đông máu ở mẹ, tử vong chu sinh. Thật may mắn là hiện tượng trên chỉ xảy ra với khoảng 0,5% trên tổng số người mang thai trên thế giới.
6. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) làm bà bầu bị đau bụng dưới khi mang thai
Khoảng 10% các bà mẹ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Các triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang có thể bao gồm:
- Đau, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu.
- Đau vùng chậu hoặc đau bụng dưới (thường nằm ngay phía trên xương mu).
- Đột ngột đi tiểu nhiều lần hoặc không kiểm soát được tần suất đi tiểu, ngay cả khi có rất ít nước tiểu trong bàng quang.
- Nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu.
Điểm đáng chú ý là bệnh thậm chí có thể tiến triển thành nhiễm trùng ở thận làm tăng nguy cơ sinh non. Đấy là lý do vì sao bác sĩ sẽ kiểm tra nước tiểu qua mỗi lần thăm khám để tìm ra các dấu hiệu của vi khuẩn có thể dẫn đến UTI. Nếu may mắn được phát hiện sớm thì mẹ bầu có có thể điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu dễ dàng bằng thuốc kháng sinh.
Mang thai khiến bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, kể cả nhiễm trùng thận. Vì thế, hãy đến bác sĩ thăm khám ngay nếu nghi ngờ bản thân có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
7. Sỏi mật có thể gây đau bụng dưới khi mang thai
Sỏi trong túi mật phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là nếu họ là thừa cân, trên 35 tuổi hoặc đã có tiền sử bệnh sỏi mật. Cơn đau từ sỏi mật (còn gọi là viêm túi mật) được xem là nghiêm trọng và tập trung ở góc phần tư phía trên bên phải của bụng. Trong một số trường hợp, cơn đau cũng có thể lan ra xung quanh lưng và dưới vai phải.
8. Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa rất khó chẩn đoán khi mang thai bởi vì khi tử cung to ra, ruột thừa được đẩy lên và có thể ở vị trí gần nút bụng hoặc gan. Do vậy, việc chẩn đoán bệnh có thể diễn ra chậm hơn so với thông thường. Đó là một trong những lý do khiến phụ nữ có nguy cơ tử vong do viêm ruột thừa trong thai kỳ.
Mặc dù dấu hiệu thông thường của viêm ruột thừa là đau ở góc phần tư dưới bên phải của bụng, khi bạn đang mang thai, bạn có thể cảm thấy nó ở vị trí cao hơn. Các triệu chứng đi kèm khác bao gồm chán ăn, buồn nôn và ói mửa.
[embed-health-tool-due-date]
9. Thai ngoài tử cung
Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng thai không làm tổ trong tử cung mà nằm ở bên ngoài. Vấn đề sản khoa này hết sức nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng cả mẹ lẫn con.
Vì thế, mẹ bầu nên phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe nhằm sớm phát hiện và kịp thời ứng phó với những tình huống bất lợi. Thông tin thêm đến các bà mẹ tương lai rằng, khi mang thai ngoài tử cung, ngoài biểu hiện đau bụng, mẹ bầu còn dễ gặp triệu chứng ra máu âm đạo.
10. Tiền sản giật gây đau bụng dưới khi mang thai
Một trong các biến chứng thai kỳ nguy hiểm là tiền sản giật gây ra những thay đổi trong mạch máu của bạn và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác bao gồm: gan, thận, não và cả nhau thai. Bạn được chẩn đoán bị tiền sản giật nếu bị huyết áp cao sau 20 tuần mang thai và có protein trong nước tiểu, trường hợp nặng gan hoặc thận bất thường kèm theo triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, đau tức hông sườn phải.
Các dấu hiệu tiền sản giật, bên cạnh đau bụng dưới khi mang thai còn có thể bao gồm:
- Đau hoặc đau dữ dội ở vai trên
- Đau đầu dữ dội sẽ không biến mất
- Những thay đổi về thị lực (chẳng hạn như nhìn mờ hoặc nhìn thấy các đốm hoặc sao)
- Buồn nôn và ói mửa
- Khó thở
- Sưng mặt hoặc bọng mắt
- Sưng nhẹ ở tay
- Vết sưng đột ngột và nặng ở bàn chân hoặc mắt cá chân
- Tăng cân nhanh đột ngột (do giữ nước)
Ngoài ra, theo nghiên cứu, tình trạng tiền sản giật xảy ra có thể là nguyên nhân từ khói thuốc lá. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế hút thuốc lá/hút thuốc lá thụ động từ những người xung quanh để giảm nguy cơ tiền sản giật.
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ nếu có hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai?
Một số trường hợp bà bầu bị đau bụng dưới là do mắc các bệnh lý. Nếu gặp phải những trường hợp nghiêm trọng như mang thai ngoài tử cung hoặc bong nhau thai, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.
Ngoài ra, bạn cũng cần liên hệ ngay với bác sĩ sản phụ khoa nếu có bất kỳ những biểu hiện sau đây kèm theo cơn đau bụng hoặc khó chịu:
- Đau dữ dội hoặc dai dẳng
- Xuất hiện tình trạng chảy máu
- Sốt
- Ớn lạnh
- Xả âm đạo
- Mê sảng
- Khó chịu khi đi tiểu
- Buồn nôn và ói mửa
Một số cách có thể giúp bà bầu giảm đau bụng dưới hiệu quả
Nếu bạn bị đau bụng dưới khi mang thai ở mức độ nhẹ và không có triệu chứng gì nghiêm trọng hơn, hãy thử các mẹo sau để giảm đau:
- Di chuyển nhẹ nhàng hoặc tập một số bài tập nhẹ nhàng để giảm đau.
- Tắm bằng nước ấm (không nên sử dụng nước nóng để tắm).
- Uốn cong người về phía cơn đau.
- Uống nhiều nước (tình trạng mất nước có thể gây ra các cơn co thắt Braxton-Hicks).
- Thử nằm xuống nhẹ nhàng, có thể làm giảm đau do các cơn co thắt sinh lý Braxton-Hicks gây ra.
Có thể bạn quan tâm: Công cụ tính ngày dự sinh online mới nhất
Từ khóa » đau Râm Ran Bụng Dưới Khi Mang Thai
-
Hiện Tượng đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Liệu Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Bụng Khi Mang Thai: Cảnh Báo Mẹ Bầu Chớ Chủ Quan
-
Lưu ý Khi đau Bụng ở Giai đoạn đầu Mới Mang Thai | Vinmec
-
Mẹ Bầu Cần Phải Thận Trọng Dấu Hiệu đau Bụng Dưới Khi Mang Thai
-
Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng đầu Kéo Dài Bao Lâu? Cách Khắc ...
-
Đau Bụng Lâm Râm Khi Mang Thai Tháng đầu, Mẹ Coi Chừng Nhé!
-
Giải đáp Thắc Mắc Về Chứng đau Bụng Lâm Râm Khi Có Thai Cho Các ...
-
Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tuần đầu Có Sao Không? | Avisure Mama
-
Đau Bụng Khi Mang Thai, Nhận Biết Triệu Chứng Nguy Hiểm - Huggies
-
Đau Bụng Khi Mang Thai, Khi Nào Là Nguy Hiểm?
-
Mẹ Bầu 38 Tuần đau Bụng Lâm Râm Có Phải Dấu Hiệu Sắp Sinh?
-
Lưu ý Khi Bị đau Bụng Dưới Trong Tháng Cuối Thai Kỳ | Sở Y Tế Nam Định
-
Đau Bụng Như Thế Nào Là Có Thai? Chuyên Gia Giải đáp Thắc Mắc
-
Thai 7 Tuần Bị đau Bụng Dưới Lâm Râm Có Sao Không?
-
Mang Thai 3 Tháng đầu Bị Tức Bụng Dưới Có đáng Lo Không?
-
Mang Thai Tháng Cuối đau Bụng Lâm Râm Có Phải Là Dấu Hiệu Sắp Sinh?
-
Bà Bầu đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 Phải Làm Sao?