Thai 7 Tuần Bị đau Bụng Dưới Lâm Râm Có Sao Không?
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai 7 tuần
Khi thai nhi 7 tuần tuổi, cơ thể mẹ có thể gặp phải các biểu hiện như ra máu âm đạo, mệt mỏi, một số trường hợp bị đau bụng dưới, nhất là đối với những mẹ mang thai lần đầu thì các dấu hiệu này càng thể hiện rõ hơn. Nguyên nhân khiến có thai 7 tuần bị đau bụng dưới có thể kể đến như:
Thai làm tổ
Kết thúc quá trình thụ tinh, trứng sẽ làm tổ ở tử cung trong vòng 7 - 10 ngày. Khi đó, các tế bào phôi thai sẽ bám vào thành tử cung để hình thành nhau thai. Điều này lý giải tại sao, một số mẹ bầu có thai 7 tuần cảm thấy đau tức hay đau lâm râm ở vùng dưới bụng. Đây là phản ứng bình thường, nên các mẹ không cần quá lo lắng.
Tình trạng nôn nghén
Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 16 thai kỳ, có đến khoảng 70% mẹ bầu xuất hiện tình trạng nôn nghén, khiến cơ thể luôn mệt mỏi. Trong đó, cũng có một số trường hợp nôn nghén kèm theo những cơn đau tức bụng dưới. Nguyên nhân này cũng khiến chị em khi có thai 7 tuần bị đau bụng dưới.
Xương chậu và tử cung co bóp
Những cơn đau do xương chậu và tử cung co bóp có tần suất và cường độ giống với đau bụng khi đến ngày. Thông thường, có thai 7 tuần bị đau bụng dưới ở phía bên trái. Ngoài ra, đứng quá lâu, khi cười, hắt hơi hay ho gây áp lực đè lên vùng bụng cũng sẽ khiến mẹ bầu thấy đau. Nếu đau bụng xuất phát từ nguyên nhân này thì các mẹ có thể sẽ bị đau bụng suốt thai kỳ, tuy nhiên còn phụ thuộc vào thể trạng của mẹ cũng như sự phát triển của em bé.
Hoạt động của các hormone thai kỳ
Ở những tháng đầu của thai kỳ, hoạt động của các hormone sẽ có sự thay đổi, ảnh hưởng đến việc chuyển hóa thức ăn, cùng với chế độ dinh dưỡng mất cân bằng và tử cung giãn nở chèn ép lên trực tràng, làm cho các mẹ luôn trong tình trạng đầy bụng, táo bón. Đây cũng là một trong những tác nhân phổ biến khiến chị em có thai 7 tuần bị đau bụng dưới.
2. Dấu hiệu nguy hiểm nếu đau bụng khi thai 7 tuần tuổi
Có thai 7 tuần bị đau bụng dưới là dấu hiệu bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên chủ quan. Nếu thấy những dấu hiệu khác thường đi kèm như sau, thì cần phải đặc biệt chú ý và đi khám chuyên khoa sớm nhất:
- Mức độ đau bụng trở lên dữ dội, âm đạo ra máu đen, màu bã cà phê, bị đi ngoài, buồn nôn, nôn, đầu óc choáng váng, mệt mỏi, kiệt sức do chảy máu trong, thậm chí dẫn đến ngất xỉu
- Có cảm giác bụng đau quặn liên tục, cường độ tăng lên liên tục không thuyên giảm. Các cơn đau kéo đến dồn dập và đột ngột biến mất. Ngoài ra, còn có tình trạng ra máu tươi và các cục máu đông.
3. Biện pháp cải thiện hiện tượng đau bụng dưới khi thai 7 tuần tuổi
Trong trường hợp có thai 7 tuần bị đau bụng dưới ở mức độ nhẹ như đau lâm râm hay có các dấu hiệu bình thường khác như mệt mỏi, ốm nghén… thì chị em không cần lo lắng và có thể áp dụng một số mẹo để giảm bớt khó chịu.
- Bổ sung các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hóa, giàu chất xơ... từ các loại rau xanh, củ, quả để tăng cường chức năng tiêu hóa và giảm cường độ các cơn đau.
- Chườm, tắm nước ấm giúp thư giãn và giảm cơn đau bụng dưới hiệu quả. Tuy nhiên cần điều chỉnh độ ấm của nước, tránh để nước quá nóng.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Mẹ bầu nên sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Đồng thời giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái để kiểm soát và kìm hãm cơn đau.
- Chọn tư thế nằm, ngồi thoải mái nhất như ngồi nửa nằm, kê cao chân hoặc đặt gối ở phía sau lưng,… Mẹ bầu có thể sử dụng những chiếc gối dành riêng cho bà bầu giúp không bị mỏi người, hạn chế đau bụng.
- Hạn chế đi lại nhiều hoặc vận động mạnh, mang vác vật nặng… bởi có thể dễ bị co thắt tử cung, tăng nguy cơ bị vỡ ối sớm.
Ngược lại, nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm như vừa nêu trên, thì tốt nhất nên đưa mẹ bầu đến bệnh viện để nhờ sự can thiệp của bác sĩ.
4. Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu khi mang thai 7 tuần tuổi
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên ngành, đối với trường hợp có thai 7 tuần bị đau bụng dưới, các mẹ cần thực hiện những lưu ý sau:
Những việc mẹ bầu nên làm
- Xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng các nhóm chất, từ thịt bò, cá hồi, trứng gà, sữa tươi, rau cải xoăn, súp lơ, táo, chuối....Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, giúp thai nhi phát triển tốt nhất
- Giữ tâm lý ổn định, thoải mái. Các mẹ có thai 7 tuần bị đau bụng dưới không nên quá lo lắng hay tức giận, ảnh hưởng xấu đến tinh thần của thai nhi, không tốt cho tâm lý sau này của trẻ
- Khám thai đúng định kỳ, nhằm theo dõi quá trình lớn lên của trẻ, đồng thời phát hiện và can thiệp kịp thời nếu gặp các bệnh lý khác
- Duy trì chế độ sinh hoạt, tập luyện thể dục đều đặn, với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức, kết hợp với thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ, mà còn nâng cao sức đề kháng, bảo vệ em bé được an toàn, khỏe mạnh hơn
- Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, để tránh gây hại cho thai nhi
Mẹ bầu không nên làm gì ?
- Chị em có thai 7 tuần bị đau bụng dưới, nên tránh những đồ ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ đông lạnh, đồ đóng hộp có chứa chất bảo quản và các chất phụ gia...
- Không nên ngủ quá muộn, sau 23h
- Tự ý sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng khi không tham khảo ý kiến bác sĩ
- Thường có tâm trạng buồn chán, cáu giận.....
- Dùng các chất kích thích như cà phê, bia rượu, trà, thuốc lá...
- Dành ít thời gian nghỉ ngơi, vận động, làm việc quá sức...
Phụ nữ có thai 7 tuần bị đau bụng dưới không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, thì chị em cũng phải chú ý quan sát và theo dõi cơ thể. Nếu thấy có dấu hiệu nào bất thường, tốt nhất nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, luôn giữ tâm lý thoải mái để thai nhi phát triển toàn diện nhất
Xem thêmNếu chị em còn thắc mắc gì về tình trạng có thai 7 tuần bị đau bụng dưới - Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn miễn phí nhé!
Từ khóa » đau Râm Ran Bụng Dưới Khi Mang Thai
-
Hiện Tượng đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Liệu Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Bụng Khi Mang Thai: Cảnh Báo Mẹ Bầu Chớ Chủ Quan
-
Lưu ý Khi đau Bụng ở Giai đoạn đầu Mới Mang Thai | Vinmec
-
Mẹ Bầu Cần Phải Thận Trọng Dấu Hiệu đau Bụng Dưới Khi Mang Thai
-
Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng đầu Kéo Dài Bao Lâu? Cách Khắc ...
-
Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai: Khi Nào Mẹ Bầu Nên Gặp Bác Sĩ?
-
Đau Bụng Lâm Râm Khi Mang Thai Tháng đầu, Mẹ Coi Chừng Nhé!
-
Giải đáp Thắc Mắc Về Chứng đau Bụng Lâm Râm Khi Có Thai Cho Các ...
-
Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tuần đầu Có Sao Không? | Avisure Mama
-
Đau Bụng Khi Mang Thai, Nhận Biết Triệu Chứng Nguy Hiểm - Huggies
-
Đau Bụng Khi Mang Thai, Khi Nào Là Nguy Hiểm?
-
Mẹ Bầu 38 Tuần đau Bụng Lâm Râm Có Phải Dấu Hiệu Sắp Sinh?
-
Lưu ý Khi Bị đau Bụng Dưới Trong Tháng Cuối Thai Kỳ | Sở Y Tế Nam Định
-
Đau Bụng Như Thế Nào Là Có Thai? Chuyên Gia Giải đáp Thắc Mắc
-
Mang Thai 3 Tháng đầu Bị Tức Bụng Dưới Có đáng Lo Không?
-
Mang Thai Tháng Cuối đau Bụng Lâm Râm Có Phải Là Dấu Hiệu Sắp Sinh?
-
Bà Bầu đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 Phải Làm Sao?