Đau Bụng Dưới Sau Sinh Mổ Nguyên Nhân Do đâu - Bệnh Viện Thu Cúc

Đau bụng dưới sau sinh mổ là tình trạng khiến cho các sản phụ lo lắng. Hiện tượng này có đáng lo ngại không? Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Hãy tìm hiểu xem!

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Nguyên nhân đau bụng dưới sau sinh mổ
  • 2. Đau bụng dưới sau sinh mổ xử trí thế nào?

1. Nguyên nhân đau bụng dưới sau sinh mổ

– Đau do tử cung dính vào ruột: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất sau khi sinh mổ, nếu tử cung dính vào ruột, ngoài đau bụng dưới, bệnh nhân còn thấy kèm theo một số triệu chứng khác như chuột rút, đầy hơi, ói mửa, sưng bụng, táo bón… Lúc này điều cần thiết nhất là đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

– Do co thắt tử cung sau sinh: Quá trình thu hẹp tử cung về kích thước ban đầu gây ra những cơn đau bụng dưới sau sinh. Cơn co tử cung là do sức co rút của sợi cơ tử cung mạnh làm cho thần kinh chịu sức ép xuất hiện cơn đau, phần bụng dưới nổi cộm lên, bạn nữ cảm thấy đau và khó chịu hơn cả cơn đau bụng trong kỳ kinh.

Đau bụng dưới sau sinh mổ là tình trạng khiến cho các sản phụ lo lắng.

Đau bụng dưới sau sinh mổ là tình trạng khiến cho các sản phụ lo lắng.

– Đau do nhiễm trùng vết mổ: Nếu thấy vết mổ chảy dịch, sưng đỏ… có khả năng cơn đau bụng dưới xuất phát từ nhiễm trùng vết mổ.

– Do nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là bệnh thường gặp sau sinh, vì khi mang thai tử cung mẹ tăng kích cỡ chèn vào bàng quang, khiến nước tiểu khó đi ra ngoài. Đau bụng dưới bên phải, đau khi tiểu tiện, là một số triệu chứng của bệnh.

– Đau bụng dưới do gây tê tủy sống: Quá trình gây tê khiến cho người phụ nữ dễ chịu hơn, tuy nhiên do vị trí gây tế thường là tủy sống ở phần dưới thắt lưng nên dẫn đến đau lưng kèm đau bụng dưới ở thời gian sau sinh.

– Giãn dây chằng sinh lý: Khi mang thai, các dây chằng, khớp xương, xương chậu giãn tối đa để chống đỡ cơ thể. Sau khi sinh những thay đổi này vẫn chưa thể trở lại bình thường ngay, các dây chằng xương chậu chưa kịp đàn hồi gây đau bụng dưới, cơn đau nằm ở phần hông và dưới hông. kéo xuống cả một bên chân của cơ thể.

– Do tư thế cho con bú: Người mẹ cho con bú thường có thói quen nhìn xuống con rất lâu, kéo dài như vậy cùng với mong muốn con bú thoải mái nên vô tình làm căng cơ cổ và lưng, co bóp bụng gây ra cơn đau bụng dưới ở mẹ.

Đau bụng dưới còn do gây tê tủy sống trong quá trình sinh

Đau bụng dưới còn do gây tê tủy sống trong quá trình sinh

2. Đau bụng dưới sau sinh mổ xử trí thế nào?

– Nếu như đau bụng dưới dữ dội kèm sốt cao, hoặc các hiện tượng bất thường khác như tiểu buốt… cần phải đi bệnh viện để khám và điều trị ngay.

– Trong chế độ sinh hoạt mẹ nên ăn uống khoa học, tăng cường dinh dưỡng, nghỉ ngơi thích hợp. Nếu đau do cơn gò tử cung, mẹ có thể dùng khăn ấm chườm nóng hoặc túi muối rang chườm nóng vào bụng dưới, lưu ý tránh chườm vào vết mổ.

Để giảm đau bụng dưới sau sinh, chị em cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

Để giảm đau bụng dưới sau sinh, chị em cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

Để tránh hiện tượng đau bụng dưới sau sinh mổ, mẹ cần vận động sau sinh. Sau 24h, không nên nằm bất động trên giường, ngày thứ 2 có thể ngồi dậy, bước xuống giường, thực hiện massage bụng nhẹ nhàng đẩy sản dịch thoát ra dễ dàng. Cho bé bú sớm cũng giúp tử cung co bóp tốt hơn. Mẹ nên chăm có vết mổ đúng cách, dùng bông sạch thấm khô vết mổ, giữ cho vết mổ luôn khô sạch.

Từ khóa » Sinh Xong 10 Ngày Bị đau Bụng Dưới