Đau Bụng Kinh Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu ...
Có thể bạn quan tâm
Rất nhiều chị em phải trải qua một kỳ kinh nguyệt gian nan khi liên tục bị đau bụng kinh kèm buồn nôn, khó chịu trong người. Mặc dù là tình trạng phổ biến nhưng không phải chịu em nào cũng biết rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách giảm đau hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức tổng quan qua bài viết dưới đây.
4.9/5 - (18 bình chọn)- 1. Đau bụng kinh là gì?
- 2. Triệu chứng khi đau bụng kinh
- 3. Nguyên nhân gây đau bụng kinh
- 4. Chẩn đoán tình trạng đau bụng khi đến tháng
- 5. Cách điều trị đau bụng kinh hiệu quả
- 5.1. Uống thuốc giảm đau bụng kinh
- 5.2. Chườm nóng giảm đau bụng kinh
- 5.3. Massage quanh bụng giảm đau
- 5.4. Mẹo dân gian giảm đau bụng kinh tại nhà
- 5.5. Thay đổi tư thế nằm để giảm đau
- 6. Lưu ý khi bị đau bụng kinh
1. Đau bụng kinh là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là điều hết sức bình thường mà trẻ em gái từ tuổi dậy thì phải trải qua. Chúng đánh dấu khả năng đã có khả năng sinh sản và thường mỗi tháng sẽ xảy ra 1 chu kỳ kinh nguyệt. Giai đoạn đầu, tử cung làm dày lớp niêm mạc để chuẩn bị cho trứng rụng. Nếu trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành thai nhi.
Nếu trứng không được thụ tinh thì các thành niêm mạc này sẽ bong ra và làm sạch để chuẩn bị cho chu kỳ kinh nguyệt mới. Quá trình tử cung co bóp đẩy các mảng niêm mạc này sẽ gây đau bụng, hay còn gọi là đau bụng kinh. Có những chị em nhẹ nhàng đối mặt với thời kỳ kinh nguyệt nhưng những có người phải chịu đựng những cơn đau bụng kinh từ âm ỉ đến dữ dội.
Đau bụng kinh hay đau bụng hành kinh là các cơn đau xảy ra trong thời gian kinh nguyệt (hành kinh), thường xuất hiện ở bụng dưới, lưng dưới và phía trên đùi. Lớp niêm mạc của tử cung bong ra khiến tử cung phải co lại để đẩy lớp niêm mạc bị bong ra ngoài. Lúc này, một chất hóa học là prostaglandin được sản sinh để co tử cung và gây ra cơn đau.
Cơn đau bụng kinh có thể xuất hiện trước và sau khi “đến tháng”, có thể đau kéo dài từ 1-4 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt.
Đây là tình trạng tương đối bình thường và phổ biến. Nhưng trong một số trường hợp, nếu đau bụng kinh dữ dội có thể là nguyên nhân của bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung.
2. Triệu chứng khi đau bụng kinh
Thông thường, khi bị đau bụng khi hành kinh, không chỉ có các cơn đau kéo dài, các chị em còn cảm thấy vô cùng khó chịu như:
Triệu chứng | Biểu hiện cụ thể |
Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở bụng dưới | Các cơn đau khi tử cung phải co bóp để làm bong lớp niêm mạc, cơn đau có khi đau nhói, đau quặn, dữ dội, có khi đau âm ỉ. Có thể đi kèm những cơn chuột rút ở bụng. |
Thời gian đau dài | Trước từ 1-3 ngày hành kinh bạn thường có cảm giác đau râm ran ở bụng dưới, bụng căng tức. Ngày đầu tiên hành kinh cảm thấy cơn đau dữ dội sau đó giảm dần ở ngày thứ 2-3. |
Đau lan xuống lưng dưới và đùi | Cơn đau có thể lan đến lưng dưới và dưới đùi. Đó là vì sao bạn cảm thấy vừa đau lưng vừa đau bụng dưới do tử cung phải co bóp. |
Đến tháng đau bụng đi ngoài | Hormone prostaglandin tác động đến nhu động ruột, làm ruột co bóp mạnh, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước khiến bạn dễ đi ngoài phân mềm hơn khi đến tháng. |
Đến tháng đau bụng buồn nôn | Hormone estrogen và progesterone thay đổi đột ngột ở chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, nhất là khi trời lạnh. |
>>> Tìm hiểu thêm đau bụng như thế nào là có thai?
3. Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Đau bụng kinh chủ yếu do các cơn co thắt tử cung và hormone prostaglandin gây nên. Nồng độ prostaglandin trong máu cao có thể gây nên các cơn đau bụng dưới nghiêm trọng hơn. Khi những cơn co thắt tử cung mạnh, lương máu đến tử cung trong giây lát bị ngừng lại, làm giảm nồng độ oxy của cơ tử cung gây ra các cơn đau bụng, chuột rút bụng dưới.
Ngoài ra, đau bụng khi đến tháng còn do một số nguyên nhân khác như:
- Bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung…
- Dị tật tử cung: tử cung ngả ra sau hoặc hướng về trước ảnh hưởng đến dòng chảy của máu kinh
- Viêm nhiễm vùng chậu: có thể do vi khuẩn lây qua đường tình dục
- Cổ tử cung hẹp: độ mở của tử cung nhỏ làm cản trở dòng chảy kinh nguyệt gây ra đau và tạo áp lực bên trong tử cung.
Các yếu tố góp phần gây đau bụng khi đến tháng như:
- Tuổi trẻ hơn 30 tuổi
- Dậy thì sớm, có thể trước lúc 11 tuổi
- Bị chảy máu nhiều trong kỳ kinh (rong kinh)
- Chảy máu kinh nguyệt thất thường hoặc kinh nguyệt bất thường
- Tiền sử có người trong gia đình bị đau bụng hành kinh
- Hút thuốc lá
- Đặt vòng tránh thai
4. Chẩn đoán tình trạng đau bụng khi đến tháng
Thông thường, các cơn đau bụng chỉ âm ỉ, đôi lúc có cảm giác đau quặn khiến chị em mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao nhưng khi bị đau bụng kinh dữ dội và kéo dài trong nhiều ngày liên tục, chị em nên chủ động thăm khám để tìm ra vấn đề gặp phải.
Một số phương pháp chẩn đoán đau bụng kinh như:
- Siêu âm
- Chụp CTScan
- Chụp MRI
Các cách này sẽ để kiểm tra vùng chậu để xem xét những bất thường của cấu tạo hệ sinh sản và xem xét các dấu hiệu bị nhiễm trùng. Tùy thuộc vào các kết quả xét nghiệm hình ảnh có thể chỉ định thêm nội soi ổ bụng để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.
5. Cách điều trị đau bụng kinh hiệu quả
Nếu do cơ địa, hormone prostaglandin tăng cao gây đau bụng kinh thì rất khó để có thể giảm triệt để các cơn đau bụng khi đến tháng. Chị em có thể sử dụng một số cách như dùng thuốc giảm đau, chườm ấm, uống nước sắc thảo dược hoặc thay đổi chế độ dinh dưỡng. Cụ thể:
5.1. Uống thuốc giảm đau bụng kinh
Hiện chưa có thuốc nào có thể điều trị dứt điểm tình trạng đau bụng kinh, bạn có thể tham khảo các loại thuốc giảm đau để giảm tần suất và cường độ các cơn đau dữ dội gây khó chịu.
Nếu các cơn đau âm ỉ, không kéo dài không nên quá lạm dụng thuốc giảm đau sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc.
Trường hợp các cơn đau bụng kinh dữ dội, kéo dài ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, gây mệt mỏi, chị em có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như:
- Ibuprofen (Advil, Motrin IB…)
- Naproxen sodium (Aleve)
- Aspirin
- Acetaminophen
- Paracetamol
Tùy vào từng trường hợp các dược sĩ, bác sĩ có thể tư vấn loại thuốc phù hợp. Thuốc giảm đau có thể uống khi cơn đau nhiều và có thể dừng nếu hết triệu chứng đau. Không nên lạm dụng thuốc giảm đau.
5.2. Chườm nóng giảm đau bụng kinh
Đây là một trong những phương pháp rất hữu ích khi chị em phải “quằn quại” vì cơn đau kéo dài. Bạn có thể sử dụng cách chườm nóng giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Nhiệt sẽ giúp tăng cường máu lưu thông và giảm các cơn đau. Thực hiện theo cách sau:
- Đặt 1 túi chườm hoặc 1 chai nước ấm khoảng 60 độ C
- Lăn qua lăn lại vùng bụng dưới để nhiệt tỏa ra đều vùng bụng
- Nên chườm đến khi cơn đau thuyên giảm
- Khi chườm nên nằm nghỉ ngơi thư giãn
- Nên thay nước khi nước đã nguội. Trường hợp dùng túi chườm nóng bằng điện nên duy trì nhiệt độ thích hợp để tránh làm bỏng da.
5.3. Massage quanh bụng giảm đau
Tương tự như cách chườm nóng, massage vùng bụng cũng giúp tử cung co bóp đều để đẩy niêm mạc tử cung được bong ra một cách dễ dàng cũng như giảm bớt mức độ các cơn đau.
Bạn có thể thực hiện mát-xa giảm đau bằng cách:
- Ngồi thoải mái sau đó dùng tay massage quanh bụng theo chiều kim đồng hồ
- Massage trong khoảng từ 3-5 phút
- Tiếp tục đưa tay ra sau lưng dưới massage theo vòng tròn. Có thể ấn nhẹ vùng thắt lưng để giảm bớt các cơn đau lưng dưới.
- Nên massage trong vòng 10-15 phút cho đến khi cơn đau thuyên giảm
5.4. Mẹo dân gian giảm đau bụng kinh tại nhà
Một trong những cách được áp dụng nhất là sử dụng một số loại thảo mộc uống để giảm đau. Cụ thể như:
Trà gừng giảm đau bụng kinh
Gừng có tính ấm, giúp tăng cường lưu thông máu, lưu thông khí huyết và giảm co bóp tử cung, giảm các cơn đau mỗi khi “đến tháng”.
- Gừng tươi rửa sạch, giã nát sau đó hơ nóng trên lửa và chườm vùng bụng dưới. Ngoài ra có thể thực hiện bằng cách uống trà gừng như:
- Rửa sạch gừng tươi, không nên cạo vỏ
- Xay nhuyễn hoặc đập dập gừng tươi sau đó cho vào nước ấm
- Thêm một chút đường hoặc mật ong để vừa vị
- Uống khi còn ấm
- Mỗi ngày uống từ 2-3 cốc để các cơn đau được cải thiện.
Món trứng rán ngải cứu
Ngải cứu được coi là vị thuốc có thể cải thiện các cơn đau bụng kinh nhờ tác dụng ôn kinh, cầm máu, điều hòa kinh nguyệt trong trường hợp rối loạn kinh nguyệt. Ngoài cách giã nước uống để giảm đau bụng hành kinh, chị em có thể áp dụng theo cách đơn giản sau:
- Dùng một nắm lá ngải cứu đã rửa sạch, thái nhỏ
- Trộn với 2 quả trứng gà sau đó nêm nêm gia vị
- Rán trứng ngải cứu với một chút dầu ăn ăn khi còn nóng
5.5. Thay đổi tư thế nằm để giảm đau
Chị em có thể thay đổi tư thế nằm để hạn chế các cơn đau. Việc đổi tư thế khi nằm tương đối có ích, giúp giảm các cơn đau bụng kinh hiệu quả. Chị em có thể áp dụng các tư thế giảm đau bụng kinh sau:
Nằm theo tư thế trẻ em:
- Đặt một chiếc gối dưới lưng hoặc giữa hai đùi
- Nằm hơi co người lại để cho tử cung được co bóp dễ dàng hơn
Nằm theo tư thế bào thai:
- Nằm nghiêng và cuộn người tối đa, hai chân ép vào nhau
- Có thể để một chiếc gối giữa hai chân
Nằm ngửa:
- Nằm thả lỏng người, duỗi hai tay và hai chân thằng
- Có thể đặt một chiếc gối dưới lưng
- Nằm tư thế này kết hợp với chườm nóng và xoa bụng để giảm đau
Lưu ý, bạn có thể đắp thêm chăn mỏng để giữ ấm, giảm đau bụng kinh.
6. Lưu ý khi bị đau bụng kinh
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, đau bụng kinh là điều hết sức bình thường đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên một số trường hợp cơn đau có thể đến do các bệnh lý đi kèm như lạc nội mạc tử cung hay bị dị tật tử cung. Do vậy, để phòng tránh các cơn đau bụng kinh, chị em cần chú ý:
- Nên vệ sinh sạch sẽ trong những ngày hành kinh
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay nóng, có tính viêm
- Hạn chế ăn đồ lạnh như gỏi cá, rau sống…
- Nên ăn chín uống sôi, chế biến kỹ thức ăn, bổ sung các thực phẩm giàu sắt, vitamin, magie, kẽm, omega-3…
- Hạn chế quan hệ trong những ngày “đèn đỏ”
- Nếu các cơn đau kéo dài hơn 3 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm nên thăm khám để điều trị kịp thời
- Nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe và giảm bớt tần suất các cơn đau
Trên đây là một số thông tin về đau bụng kinh, nguyên nhân triệu chứng cũng như một số cách xử lý tạm thời. Nếu có thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ qua hotline hoặc chat trực tiếp với chúng tôi tại đây để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.
XEM THÊM:
- Rối loạn kinh nguyệt sau sinh – Nguyên nhân gây nên cơn đau bụng kinh chị em nên biết
- Thay đổi nội tiết tố Estrogen dẫn đến nhiều vấn đề với sức khỏe sinh lý nữ
- Bổ sung Estrogen sau sinh thế nào cho hiệu quả? Chuyên gia giải đáp
Từ khóa » đến Tháng đau Bụng Dưới
-
Chị Em đừng Chủ Quan Khi Bị đau Bụng Dưới
-
Đau Bụng Kinh - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cẩn Trọng Khi Bị Chậm Kinh, đau Bụng Dưới - Vinmec
-
Đau Bụng Dưới Khi đến Chu Kỳ Kinh Nguyệt - Thông Tin Cần Biết
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị đau Bụng Kinh - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Phụ Nữ Tới Tháng đau Bụng Nhưng Không Có Kinh Là Bị Làm Sao?
-
Nguyên Nhân Dẫn đến đau Bụng Kinh Dữ Dội Và Cách Xử Lý | Medlatec
-
Đau Bụng Kinh Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Giảm đau ...
-
Top 8 Nguyên Nhân Khiến Bạn Tới Tháng đau Bụng Nhưng Không Có ...
-
Đau Bụng Trước Khi Có Kinh Nguyệt Là Bị Làm Sao?
-
Đau Bụng Kinh Do đâu - Panadol
-
Những Dấu Hiệu Kèm Theo đau Bụng Kinh Cảnh Báo Nguy Hiểm Về ...
-
Đau Bụng Kinh - Hiện Tượng Thường Gặp ở Phụ Nữ
-
Đau Bụng Dưới ở Nữ Giới – Cảnh Báo Bệnh Phụ Khoa Nguy Hiểm
-
Cách Trị đau Bụng Kinh Cho Bạn Gái, Con Trai Nên Biết - Ferrovit
-
Đau Bụng Do Rụng Trứng - Trung Tâm Sức Khỏe Nghề Nghiệp
-
CÁCH LÀM GIẢM ĐAU BỤNG KINH – Hệ Thống Y Khoa Diamond