Những Dấu Hiệu Kèm Theo đau Bụng Kinh Cảnh Báo Nguy Hiểm Về ...
Có thể bạn quan tâm
Đau bụng kinh là gì, liệu có nguy hiểm không? Những dấu hiệu nào đi kèm với đau bụng kinh có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe và khi nào bạn cần đến sự trợ giúp của bác sĩ?
Nội dung bài viết
- Hiện tượng đau bụng kinh là gì?
- Đau bụng kinh có nguy hiểm không?
- Những dấu hiệu đi kèm với đau bụng kinh có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe
- Nôn mửa
- Tụt huyết áp
- Ra máu đen
- Sốt cao
- Tiêu chảy
- Đau bụng kinh nhưng không ra máu
- Rối loạn nội tiết tố
- Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài
- Sử dụng thuốc tránh thai
- Những bất thường ở tử cung
- Mang thai
- Khi nào đau bụng kinh thì nên tới gặp bác sĩ?
Hiện tượng đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là hiện tượng đau âm ỉ vùng bụng dưới khi đến ngày kinh nguyệt. Hiện tượng tử cung co thắt quá mức, hàm lượng prostaglandin trong máu kinh và nội mạc tử cung tăng cao kèm theo sự căng thẳng của tâm lý là những nguyên nhân chính dẫn đến đau bụng kinh.
Đau bụng kinh là hiện tượng đau âm ỉ vùng bụng dưới khi đến ngày kinh nguyệtĐây là cơn đau ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ vào mỗi kỳ “đèn đỏ”, ở thể nhẹ thì bụng chỉ hơi đau ê ẩm, thỉnh thoảng quặn từng cơn nên không đáng lo ngại. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa mỗi người, những cơn đau bụng kinh có thể diễn ra âm ỉ, nhẹ nhàng trong những ngày đầu, nhưng có khi lại là những cơn đau dữ dội, kéo dài đến hết chu kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng kinh có nguy hiểm không?
Nếu chỉ là các cơn đau âm ỉ kéo dài trong vòng 12 tiếng rồi kết thúc thì chị em hoàn toàn có thể yên tâm vì đây là triệu chứng hết sức bình thường trong mỗi kỳ kinh.
Ở một mức độ khác, nếu đau bụng kèm những triệu chứng bất thường như tiêu chảy, đầy bụng, nôn, tụt huyết áp, ra máu đen,…là sự báo động đối với sức khỏe sinh sản, rất có thể chị em đang gặp phải vấn đề khá nghiêm trọng và cần phải đặc biệt lưu ý.
Những dấu hiệu đi kèm với đau bụng kinh có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe
Nôn mửa
Nếu đau bụng trên dai dẳng, đi kèm với buồn nôn hoặc nôn mửa, nó có thể là do tình trạng khó tiêu. Tuy nhiên, đau bụng trên cùng với nôn mửa cũng có thể là dấu hiệu sớm của loét dạ dày hoặc ung thư ruột kết.
Bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm đau hiệu quả:
- Sử dụng trà gừng có tác dụng làm giảm đau bụng kinh và buồn nôn hiệu quả.
- Massage nhẹ nhàng bụng dưới giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh.
Tụt huyết áp
Đau bụng kinh có thể xuất phát từ các nguyên nhân như tư thế tử cung, một số bệnh lý về tử cung như u xơ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung,… hay do ngưỡng chịu đau quá thấp. Khi đau bụng kinh quá nhiều, quá dữ dội còn có thể gây ra mệt mỏi, vã mồ hôi, tụt huyết áp.
Để giảm cơn đau, có thể áp dụng cách chườm ấm vùng bụng, dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Hạn chế ăn đồ ăn nhiều muối, đồ ăn chua, uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều hơn, đi lại nhẹ nhàng, không nên nằm nhiều, đứng nhiều hay ngồi lâu vào những ngày có kinh nguyệt, không nên quan hệ vào những ngày hành kinh dù đã đi bao cao su phòng tránh nguy cơ lạc nội mạc tử cung.
Ra máu đen
Trong trường hợp máu kinh có máu đen, bị vón cục, có mùi hôi tanh, đau bụng dữ dội, kinh nguyệt không đều thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa như u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang.
Máu kinh màu đen có thể cảnh báo dấu hiệu bệnh nguy hiểmTình trạng đau bụng kinh ra máu đen nếu kéo dài không có biện pháp xử lý sẽ vô cùng nguy hiểm, cụ thể như:
- Ảnh hưởng đến tâm lý,
- Làm suy giảm sức khỏe
- Đe dọa đến chức năng sinh sản.
Khi có dấu hiệu bất thường xảy ra với chu kỳ kinh nguyệt nhất là tình trạng đau bụng kinh ra máu đen nữ giới tuyệt đối không nên xem thường mà bỏ qua. Việc làm cần thiết là đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có biện pháp can thiệp đúng đắn.
Sốt cao
Sốt là triệu chứng của bệnh cúm hoặc nhiễm trùng, kèm theo các triệu chứng khác như cảm lạnh, ho… Tuy nhiên, nếu bạn bị đau bụng trên và sốt cao, thì đây có thể một dấu hiệu của nhiễm trùng dạ dày, gây ra bởi một loại virus trong dạ dày. Uống thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn có thể giải quyết được tình trạng này.
Mức độ của cơn đau cũng có thể đóng một vai trò rất lớn trong việc xác định bệnh mà một người đang phải chịu đựng. Nếu bạn đang trải qua cơn đau “xé” người ở vùng bụng trên thì có thể động mạch của vùng bụng đang có vấn đề nghiêm trọng và nó có thể gây tử vong. Trong trường hợp này, người bệnh cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
Tiêu chảy
Đau bụng kinh kèm đi ngoài chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Rối loạn tiêu hóa
Nhiều chị em bị đau bụng kinh buồn đi vệ sinh do rối loạn hệ tiêu hóa với các triệu chứng như: tiêu chảy, ăn không tiêu, buồn nôn… Hiện tượng này có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi kì kinh nguyệt kết thúc.
Sự sản xuất dư thừa chất prostagiandin
Trong những ngày “đèn đỏ”, cơ thể sinh ra hormone tự nhiên là prostagiandin để tạo các cơn co thắt tử cung, trợ giúp cho việc đẩy huyết ra ngoài. Nếu những cơn co thắt này xuất hiện với cường độ nhanh và mạnh sẽ gây đau bụng kinh hoặc chuột rút. Một số prostaglandin không chỉ ở trong tử cung mà đi lạc qua đường ruột gây ra những cơn co thắt ở khu vực này và hình thành tình trạng đau bụng kinh bị đi ngoài liên tục.
Stress và căng thẳng
Điều này được giải thích do những áp lực ấy khiến cho tế bào thần kinh trong đường tiêu hóa có nhiều hơn so với bộ não và tủy sống. Nó sẽ tạo ra việc đi ngoài ngoài vòng kiểm soát của bạn.
Ngoài những nguyên nhân chính trên đây thì tình trạng đau bụng kinh kèm theo tiêu chảy có thể xuất phát từ bệnh lí bệnh trong cơ thể như lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung… không thể chủ quan bởi nó sẽ gây nên nhiều nguy hại cho sức khỏe và thiên chức làm mẹ.
Đau bụng kinh nhưng không ra máu
Đau bụng kinh nhưng không thấy ra máu rất có thể là biểu hiện của một số vấn đề sau:
Rối loạn nội tiết tố
Một trong những nguyên nhân chính khiến máu không lưu thông và không ra máu trong kỳ kinh đó là hiện tượng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Khi bị rối loạn nội tiết tố, hormone progesterone và estrogen bị mất cân bằng, gây ra hiện tượng đau bụng kinh nhưng không ra máu, mất kinh, trễ kinh.
Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài
Nếu bạn đang phải chịu áp lực từ công việc, cuộc sống, tình cảm. Những điều này sẽ khiến tâm trạng lo lắng, căng thẳng, tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của cơ thể.
Sử dụng thuốc tránh thai
Việc sử dụng thuốc tránh thai không đúng cách khiến hiện tượng kinh nguyệt của chị em phụ nữ sẽ bị thay đổi. Sử dụng thuốc tránh thai khiến cho phụ nữ bị mất kinh nhưng lại có những dấu hiệu đến kỳ kinh nguyệt như đau bụng kinh.
Xem thêm: Những điều cần biết về thuốc đau bụng kinh
Những bất thường ở tử cung
Tử cung phát triển không tốt, tử cung ngả về phía sau hoặc phía trước có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự lưu thông của máu. Hoặc cũng có thể đây là dấu hiệu khởi phát của các căn bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, u xơ tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung.
Mang thai
Trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu rất giống với hiện tượng đến tháng. Các dấu hiệu như đau lưng, đau bụng dưới, cơ thể nhức mỏi… khiến chị em rất khó phân biệt được là có thai hay chuẩn bị đến kỳ kinh. Vì thế, đây cũng là lý do tại sao đau bụng kinh nhưng không thấy ra máu.
Khi nào đau bụng kinh thì nên tới gặp bác sĩ?
Đối với đau bụng kinh sinh lý thì chị em không nên quá lo lắng vì tình trạng này không kéo dài lâu và cũng thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới, đau bụng kinh sinh lý chủ yếu xảy ra ở đối tượng những bạn nữ mới có kinh hoặc những chị em đang trong giai đoạn mãn kinh.
Còn đối với trường hợp đau bụng kinh bệnh lý thì chị em cần hết sức lưu tâm vì dạng này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Trong trường hợp này, chị em nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp làm sao để hết đau bụng kinh nguyệt triệt để. Tuy nhiên về lâu dài, để giảm đau bụng kinh chị em phụ nữ cần có thói quen sinh hoạt khoa học như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh những áp lực cuộc sống nguồn tại https://thaythuocvietnam.vn/
DS Thu Trang
Từ khóa » đến Tháng đau Bụng Dưới
-
Chị Em đừng Chủ Quan Khi Bị đau Bụng Dưới
-
Đau Bụng Kinh - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cẩn Trọng Khi Bị Chậm Kinh, đau Bụng Dưới - Vinmec
-
Đau Bụng Dưới Khi đến Chu Kỳ Kinh Nguyệt - Thông Tin Cần Biết
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị đau Bụng Kinh - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Phụ Nữ Tới Tháng đau Bụng Nhưng Không Có Kinh Là Bị Làm Sao?
-
Nguyên Nhân Dẫn đến đau Bụng Kinh Dữ Dội Và Cách Xử Lý | Medlatec
-
Đau Bụng Kinh Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Giảm đau ...
-
Top 8 Nguyên Nhân Khiến Bạn Tới Tháng đau Bụng Nhưng Không Có ...
-
Đau Bụng Trước Khi Có Kinh Nguyệt Là Bị Làm Sao?
-
Đau Bụng Kinh Do đâu - Panadol
-
Đau Bụng Kinh - Hiện Tượng Thường Gặp ở Phụ Nữ
-
Đau Bụng Kinh Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu ...
-
Đau Bụng Dưới ở Nữ Giới – Cảnh Báo Bệnh Phụ Khoa Nguy Hiểm
-
Cách Trị đau Bụng Kinh Cho Bạn Gái, Con Trai Nên Biết - Ferrovit
-
Đau Bụng Do Rụng Trứng - Trung Tâm Sức Khỏe Nghề Nghiệp
-
CÁCH LÀM GIẢM ĐAU BỤNG KINH – Hệ Thống Y Khoa Diamond