Đau Bụng Quặn Từng Cơn đi Ngoài – đừng Xem Thường! - Tâm Bình
Có thể bạn quan tâm
Đau bụng quặn từng cơn đi ngoài đôi khi không phải là triệu chứng đơn thuần như nhiều người vẫn nghĩ. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm đang xảy ra ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ở đại tràng, cần chúng ta lưu tâm và điều trị nghiêm túc.
4.9/5 - (832 bình chọn)- 1. Tình trạng đau quặn bụng từng cơn biểu hiện như thế nào?
- 2. Nguyên nhân đau quặn bụng từng cơn đi ngoài do đâu? Là bệnh gì?
- 2.1. Đau quặn bụng do rối loạn tiêu hóa
- 2.2. Viêm dạ dày ruột do virus hoặc vi khuẩn
- 2.3. Bệnh tiêu chảy cấp và mạn tính
- 2.4. Mắc bệnh Polyp đại tràng
- 2.5. Do rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột
- 2.6. Hội chứng ruột kích thích gây đau quặn, đi ngoài
- 2.7. Viêm đại tràng mạn tính
- 2.8. Đau quặn bụng, tiêu chảy do ung thư trực tràng
- 2.9. Nguyên nhân từ dị ứng thực phẩm
- 2.10. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc khác
- 2.11. Ăn uống không hợp lý gây đau quặn bụng đi ngoài
- 3. Thường xuyên đau bụng quặn, đi ngoài có nguy hiểm không?
- 3.1. Mất nước và mất điện giải do tiêu chảy kéo dài
- 3.2. Rối loạn hệ miễn dịch
- 3.3. Biến chứng nguy hiểm ở đại tràng
- 4. Làm gì khi bị đau bụng từng cơn đi ngoài?
- 5. Cách điều trị đau bụng quặn từng cơn đi ngoài
- 5.1. Nên bù nước cho cơ thể
- 5.2. Nghỉ ngơi, chườm nóng, massage bụng
- 5.3. Dùng thuốc giảm đau bụng từng cơn, cầm tiêu chảy
- 5.4. Dùng sản phẩm vừa giảm triệu chứng vừa cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- 6. Chế độ ăn uống khi thường xuyên tiêu chảy, đau quặn bụng
- 6.1. Đau quặn bụng tiêu chảy nên ăn gì?
- 6.2. Đau bụng quặn từng cơn đi ngoài nên kiêng gì?
- 7. Phòng ngừa các cơn đau quặn bụng, tiêu chảy
- Hỗ trợ giảm đau quặn bụng, đi ngoài với Đại tràng Extra Tâm Bình
- Tác dụng hỗ trợ giảm đau bụng quặn từng cơn đi ngoài
- 🏆 Chứng nhận do người tiêu dùng bình chọn
1. Tình trạng đau quặn bụng từng cơn biểu hiện như thế nào?
Đau quặn bụng từng cơn là cảm giác các cơn đau bụng không đến liên tiếp mà bị từng đợt, mỗi đợt có thể kéo dài từ 30 giây đến 1 phút hoặc ngắn hơn. Tuy nhiên mức độ đau dữ dội hơn so với đau bụng âm ỉ. Các biểu hiện đặc trưng như:
BIỂU HIỆN | MÔ TẢ CHI TIẾT |
✅ Đau quặn | ⭐Cảm giác đau chỉ ở một vị trí trong đường ruột nhưng dữ dội và đau nhói từng cơn, đôi khi cảm thấy có cục cứng dọc theo khung đại tràng hoặc đường ruột. |
✅ Tần suất đau | ⭐Cơn đau có thể kéo dài trong khoảng 30 giây đến 1 phút, có thể hơn. Tần suất từ vài phút xuất hiện một cơn đau. |
✅ Vị trí đau | ⭐Ổ bụng chứa nhiều cơ quan nội tạng nên khi một trong các cơ quan bị tổn thương có thể bị đau ở các vị trí khác nhau như:
|
✅ Thời gian đau | ⭐Các cơn đau thể hiện ở hai mức độ, cấp tính và mạn tính. Cơn đau quặn bụng cấp tính thường đau ngay khi ăn vật lạ hoặc đau khi trong các cơ quan có tổn thương như vết loét, xuất huyết. Đau mạn tính thường các cơn đau kéo dài âm ỉ và các tổn thương kéo dài, khi gặp tác động sẽ tiếp tục gây đau. |
✅ Đau bụng kèm tiêu chảy | ⭐Khi có các cơn đau quặn bụng người bệnh thường có triệu chứng đi kèm như buồn đi ngoài, có thể bị tiêu chảy do nhu đông ruột hoạt đông mạnh làm thúc đẩy phân. |
2. Nguyên nhân đau quặn bụng từng cơn đi ngoài do đâu? Là bệnh gì?
Đau bụng quặn từng cơn được xác định là kiểu đau với mức độ tương đối nặng. Tính chất đau dội từng cơn, đau xoáy và quặn lại cục bộ kèm theo đi ngoài thường là biểu hiệu cấp tính của một số bệnh lý ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ở đại tràng.
Khi triệu chứng đau bụng quặn từng cơn đi ngoài dạng này xuất hiện, chúng ta không nên chủ quan. Bởi đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề bệnh lý đáng lo ngại sau đây:
2.1. Đau quặn bụng do rối loạn tiêu hóa
Đau quặn từng cơn là một trong những kiểu đau thường thấy ở người bị rối loạn tiêu hóa. Cảm giác đau có thể xuất hiện ở một vị trí, thường là bụng dưới, nhưng cũng có thể lan lên bụng trên hoặc ra khắp bụng. Tần suất cơn đau có thể âm ỉ hoặc theo đợt.
Ngoài ra, người bị rối loạn tiêu hóa còn thấy đầy hơi, chướng bụng, có xu hướng đi ngoài nhiều hơn và đau giảm sau khi đi ngoài… Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các triệu chứng có thể tự dứt sau 1 – 2 ngày hoặc kéo dài nhiều ngày.
2.2. Viêm dạ dày ruột do virus hoặc vi khuẩn
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau bụng quặn từng cơn tiêu chảy. Khi bạn tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với người bệnh, bạn có thể bị nhiễm khuẩn và gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, sốt, buồn nôn, nôn mửa…
Ví dụ: Viêm dạ dày ruột do virus rota hay vi khuẩn E.coli.
2.3. Bệnh tiêu chảy cấp và mạn tính
Đau quặn dội lên là kiểu đau đặc trưng của người bị tiêu chảy cấp và mạn tính, đặc biệt khi nhu cầu đi ngoài xuất hiện. Cho nên, đau bụng quặn từng cơn và đi ngoài là hai triệu chứng song song mà người bị bệnh tiêu chảy thường gặp phải.
Ở người bị tiêu chảy cấp và mạn tính, số lần đi ngoài có xu hướng tăng nhanh, phân lỏng như nước. Điều này khiến bệnh nhân bị mất nước và rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn,… Bệnh có thể kéo dài trong vài tuần lễ tùy mức độ.
2.4. Mắc bệnh Polyp đại tràng
Nếu chỉ căn cứ trên triệu chứng đau quặn bụng từng cơn và đi ngoài thì không thể khẳng định bệnh Polyp đại tràng. Bởi vì để chẩn đoán bệnh này, cần thiết tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu. Nhưng đây là lại một trong những triệu chứng mà người bị Polyp đại tràng thường gặp phải. Cho nên, nếu có các dấu hiệu này, chúng ta hoàn toàn có thể đặt nghi vấn về bệnh.
2.5. Do rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến việc cơ quan tiêu hóa phải chịu những áp lực lớn và gây ra các cơn đau quặn bụng. Đồng thời, người bệnh có thể bị đi ngoài nhiều lần với đặc tính phân nát, phân sống.
2.6. Hội chứng ruột kích thích gây đau quặn, đi ngoài
Hội chứng ruột kích thích có những triệu chứng rất đặc trưng. Một trong số đó chính là thường đau bụng quặn từng cơn sau khi ăn. Thời gian khởi phát cơn đau từ 6 tháng trở lên mới được coi là triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh.
Riêng triệu chứng đi ngoài phân lỏng thường xuất hiện sau khi ăn khoảng 15 – 20 phút. Đây là sự khác biệt của cơn đau bụng quặn từng cơn kèm đi ngoài của hội chứng ruột kích thích so với các bệnh lý khác về đường tiêu hóa.
2.7. Viêm đại tràng mạn tính
Viêm đại tràng mạn tính có thể gây ra tình trạng đau quặn bụng khá nghiêm trọng. Người bệnh có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày (3 – 4 lần/ngày), phân lỏng và bị chướng bụng, đầy hơi…
> Tìm hiểu: Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
2.8. Đau quặn bụng, tiêu chảy do ung thư trực tràng
Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao và đang ngày càng gia tăng. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường “cảnh báo” bằng những cơn đau quặn ở vùng bụng dưới, kèm tiêu chảy nhiều lần, trong phân có lẫn máu và dịch nhầy. Người bệnh có thể bị mất nước, suy nhược và chán nản.
2.9. Nguyên nhân từ dị ứng thực phẩm
Xảy ra do phản ứng miễn dịch của cơ thể khi bạn ăn một số loại thực phẩm mà cơ thể không dung nạp được. Cơ thể sẽ phát ra các kháng thể để tấn công các thành phần của thực phẩm đó và gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở… Ví dụ: Dị ứng sữa bò hay dị ứng hải sản.
2.10. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc khác
Đây là một nguyên nhân khác có thể gây ra đau bụng quặn từng cơn tiêu chảy.
Khi bạn sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc khác mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, tiêu chảy, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột…
Ví dụ: Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng hay sử dụng thuốc giảm đau để điều trị đau đầu.
2.11. Ăn uống không hợp lý gây đau quặn bụng đi ngoài
Nguyên nhân do chúng tai ăn uống không theo giờ giấc, ăn quá no hoặc quá đói, ăn nhanh hoặc nuốt không kỹ, ăn các loại thực phẩm ôi thiu hoặc bẩn… Điều này có thể làm cho dạ dày, đại tràng khó tiêu hóa và gây ra các triệu chứng như đau cứng bụng, tiêu chảy…
3. Thường xuyên đau bụng quặn, đi ngoài có nguy hiểm không?
Đau quặn bụng, tiêu chảy có thể chỉ là vấn đề nhỏ về tiêu hóa do thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng này kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
3.1. Mất nước và mất điện giải do tiêu chảy kéo dài
Trường hợp người bệnh đi ngoài liên tục với phân lỏng, khiến cơ thể mất nhiều nước và các khoáng chất quan trọng như natri, kali, bicarbonate (HCO3), clorua… Điều này có thể gây ra các triệu chứng khô miệng, khát nước, da nhăn nheo, mắt sâu, tim đập nhanh, huyết áp thấp, suy nhược cơ bắp, co giật, hôn mê…
3.2. Rối loạn hệ miễn dịch
Tiêu chảy kéo dài, hoặc sử dụng thuốc tây thường xuyên có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Điều này gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến người bệnh dễ mắc các bệnh lý khác như nhiễm khuẩn, viêm nhiễm, dị ứng…
3.3. Biến chứng nguy hiểm ở đại tràng
Trường hợp đau quặn, tiêu chảy do viêm ruột, viêm đại tràng không được điều trị sớm có thể tiến triển thành viêm loét đại tràng, xuất huyết, thủng đại tràng, giãn đại tràng… thậm chí là ung thư đại tràng.
Do đó, trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh về đại tràng, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
4. Làm gì khi bị đau bụng từng cơn đi ngoài?
Khi bị đau quặn bụng từng cơn và đi ngoài đồng thời, việc đầu tiên bạn cần làm đó là dừng các hoạt động làm việc nặng nhọc, tăng cường nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ nước. Nước có chất điện giải là lựa chọn tốt cho trường hợp tiêu chảy nặng để tránh mất nước nghiêm trọng.
Cảm giác đau quặn và tiêu chảy có thể khiến bạn khó chịu và lo lắng. Nhưng không nên vì thế mà tự ý mua thuốc uống khi chưa biết rõ nguyên nhân.
Đặc biệt, bạn nên đi khám trong trường hợp bụng đau quặn không giảm, cơn đau tăng nặng, đi ngoài nhiều lần trong 24h hoặc kèm theo các triệu chứng nguy hiểm sau:
- Đau quặn bụng dữ dội và đột ngột
- Cơn đau không chỉ ở bụng mà còn kèm theo nôn, khó thở
- Đi ngoài ra máu (phân lẫn nhầy và máu tươi hoặc máu nâu đen, đen) hoặc nôn ra máu
- Đau cứng bụng, khó đi tiêu
- Đau quặn bụng kèm chướng bụng đầy hơi quá hai ngày, tiêu chảy kéo dài hơn 5 ngày
- Đau sốt trên 38 độ…
Đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ, cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ giảm đau quặn bụng, đi ngoài
Chứng nhận: Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích
Tìm hiểu thêmMua ngay
5. Cách điều trị đau bụng quặn từng cơn đi ngoài
Để điều trị đau bụng từng cơn, cần xác định được nguyên nhân gây ra triệu chứng trên. Nếu trong trường hợp nhẹ có thể nghỉ ngơi, bù nước cho cơ thể. Trường hợp nặng nên dùng thuốc để giảm đau và giảm triệu chứng.
Cụ thể:
5.1. Nên bù nước cho cơ thể
Trong trường hợp đau quặn bụng từng cơn kèm tiêu chảy kéo dài dễ gây mất nước, cần cho người bệnh bù lại lượng nước thiếu hụt bằng cách:
- Bổ sung nước lọc ấm
- Có thể dùng súp loãng
- Dùng dung dịch điện giải oresol đúng liều, 1 gói oresol pha với 200ml uống khi mất nước, không cần uống trước hay sau ăn
5.2. Nghỉ ngơi, chườm nóng, massage bụng
Trong trường hợp người bệnh chỉ đau quặn bụng trong thời gian ngắn hoặc nghi ngờ do rối loạn tiêu hóa thì có thể giảm đau bằng biện pháp chườm nóng. Phương pháp chườm nóng này rất đơn giản, có thể thực hiện bằng cách:
- Lấy nước ấm khoảng 70 độ cho vào chai
- Chườm nóng quanh bụng (những vị trí đau) để cơn đau được cải thiện
- Nên chườm trong tư thế nằm thả lỏng người để thoải mái hơn
Ngoài ra, người bệnh có thể tự thực hiện động tác mát-xa bụng để làm dịu cơn đau bằng cách:
- Xoa hai bàn tay vào nhau để tạo nhiệt sau đó xoa bụng
- Nên xoa theo chiều kim đồng hồ nhẹ nhàng từ 5-10 phút để các cơn đau thuyên giảm
- Nhiều trường hợp khi đau bụng xác định nguyên nhân do ăn uống có thể xoa bụng bằng dầu để giảm đau
5.3. Dùng thuốc giảm đau bụng từng cơn, cầm tiêu chảy
- Trường hợp đau quặn bụng trên rốn nghi ngờ do đau thượng vị có thể dùng các loại thuốc kháng axit để giảm đau
- Có thể dùng thuốc giảm đau paracetamol nếu cơn đau không liên quan đến gan
- Tránh dùng giảm đau như aspirin, ibuprofen do có chứa á phiện. Cần tham khảo ý kiến chuyên môn
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số chữa đau bụng đi ngoài dưới đây:
- Thuốc Berberin
- Thuốc trị đi ngoài Loperamide
- Thuốc diphenoxylate
Tham khảo ngay: Thuốc đau bụng đi ngoài nào tốt nhất hiện nay
5.4. Dùng sản phẩm vừa giảm triệu chứng vừa cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Với những người bị đau quặn bụng do rối loạn vi sinh đường ruột hoặc do mắc phải hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng… nên sử dụng các sản phẩm vừa giúp giảm triệu chứng vừa cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Mặt khác, đây là những bệnh yêu cầu phải điều trị trong lâu dài, nên dùng sản phẩm thảo dược sẽ giúp đảm bảo an toàn so với tân dược.
Người bệnh có thể lựa chọn sản phẩm chứa các thành phần thảo dược tốt cho tiêu hóa như: Bạch truật, bạch linh, cam thảo, hoàng liên, sơn tra…
Bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ tiêu hóa với các sản phẩm chứa Immunecanmix hoặc Immunegama.
Immunecanmix: Xu hướng tiếp cận mới trong điều trị viêm đại tràng
6. Chế độ ăn uống khi thường xuyên tiêu chảy, đau quặn bụng
Một trong những yếu tố quan trọng trong việc điều trị đau quặn bụng đi ngoài là chế độ ăn uống. Bạn cần lựa chọn những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp giảm đau, cầm tiêu chảy và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Ngược lại, bạn cần tránh những thực phẩm gây kích thích đường ruột, làm tăng triệu chứng và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
6.1. Đau quặn bụng tiêu chảy nên ăn gì?
- Ăn các thực phẩm mềm như cháo, súp, canh… giúp dễ tiêu hóa.
- Cung cấp lượng đạm vừa phải cho cơ thể để hồi phục sức khỏe thông qua: trứng luộc, thịt nạc lọc, cá hấp…
- Bổ sung rau xanh, trái cây mọng nước, dễ tiêu hóa trong chế độ ăn
- Bổ sung lợi khuẩn, sữa chua trong trường hợp đau bụng do các vấn đề tiêu hóa
- Uống các loại trà thảo mộc như trà bạc hà, trà hoa cúc, trà gừng… để giúp xoa dịu dạ dày và ruột.
6.2. Đau bụng quặn từng cơn đi ngoài nên kiêng gì?
- Nên kiêng các loại đồ ăn cay nóng như ớt, tiêu, tỏi…
- Hạn chế các loại thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, bánh tráng trộn, xôi chiên…
- Tránh ăn các loại đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp như hamburger, pizza, mì ăn liền…
- Kiêng các loại đồ ăn tanh, sống như hải sản, thịt sống, rau sống…
- Hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, kem…
- Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường như kẹo, bánh ngọt, sô cô la…
- Không uống bia rượu, đồ uống có ga, chất kích thích như cà phê, trà đen…
Ngoài ra, cần chú ý không ăn gì ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ, không ăn xong rồi nằm, nên ngồi nghỉ ngơi ít nhất 15-30 phút.
7. Phòng ngừa các cơn đau quặn bụng, tiêu chảy
Để phòng ngừa đau bụng quặn từng cơn tiêu chảy, bạn nên áp dụng các cách sau:
- Ăn uống lành mạnh, đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no trong cùng một bữa.
- Uống đủ nước, bổ sung chất xơ và probiotic.
- Giữ vệ sinh thực phẩm và cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Kiểm soát căng thẳng, tập thể dục, thiền định, nghe nhạc, xem phim hoặc làm những việc mình yêu thích.
- Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc khác mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin về đau quặn bụng từng cơn đi ngoài bạn có thể tham khảo. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 0343.44.66.99 để được tư vấn giải đáp.
Hỗ trợ giảm đau quặn bụng, đi ngoài với Đại tràng Extra Tâm Bình
TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình được phát triển trên cơ sở công thức Đại tràng Tâm Bình – sản phẩm được hàng triệu người dân tin dùng suốt hơn 10 năm qua.
Thành phần Đại tràng Extra Tâm Bình gồm 12 thảo dược tự nhiên điển hình là các vị: Hoàng liên, sơn tra, bạch truật, cam thảo, đảng sâm, bạch linh… kết hợp bộ đôi tinh chất đã được khoa học nghiên cứu và ứng dụng thành công là Immunecanmix và Nanocurcumin dạng lỏng.
Tác dụng hỗ trợ giảm đau bụng quặn từng cơn đi ngoài
Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng đau bụng quặn từng cơn, đi ngoài, đầy hơi, ăn không tiêu… do các vấn đề về tiêu hóa như:
- Rối loạn tiêu hóa
- Viêm đại tràng cấp và mạn tính
- Viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích.
Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy đại chuẩn GMP về thuốc Y học cổ truyền.
🏆 Chứng nhận do người tiêu dùng bình chọn
- Hàng Việt Nam chất lượng cao
- Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
> Bạn xem thêm các bài viết sau:
- Trị rối loạn tiêu hóa bằng những bài thuốc dân gian
- Đi tìm phác đồ điều trị viêm đại tràng hiệu quả, toàn diện
Từ khóa » E Coli Là Vi Khuẩn đường Ruột Gây Tiêu Chảy đau Bụng Dữ Dội Cứ Sau 20 Phút
-
E. Coli Là Vi Khuẩn đường Ruột Gây Tiêu Chảy, đau Bụng Dữ Dội. Cứ ...
-
E. Coli Là Vi Khuẩn đường Ruột Gây Tiêu Chảy, đau Bụng Dữ ...
-
E.Coli Là Vi Khuẩn đường Ruột Gây Tiêu Chảy, đau Bụng Dữ Dội. Cứ ...
-
E. Coli Là Vi Khuẩn đường Ruột Gây Tiêu Chảy, đau ... - Cungthi.online
-
Vi Khuẩn E. Coli Có Vai Trò Gì Trong Cơ Thể Và Thường Gây Bệnh Gì?
-
E. Coli Là Vi Khuẩn đường Ruột Gây Tiêu Chảy, đau... - CungHocVui
-
E.Coli Là Vi Khuẩnđường Ruột Gây Tiêu Chảy, đau Bụng Dữ Dội. Cứ ...
-
Vi Khuẩn E. Coli - Nguyên Nhân Gây Bệnh Tiêu Chảy Phổ Biến ở Người
-
Nhiễm Trùng Do Escherichia Coli O157:H7 Và E. Coli Gây Xuất Huyết ...
-
Câu Hỏi: E. Coli Là Vi Khuẩn đường Ruột Gây Tiêu Chảy, đau Bụng Dữ ...
-
Đau Bụng Quặn Từng Cơn Kèm Tiêu Chảy Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì?
-
BỆNH TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN - Health Việt Nam
-
Bệnh Kiết Lỵ - Nguyên Nhân, Cách Phòng Và Chữa Bệnh
-
"Đi Tìm" 8 Nguyên Nhân Gây Tiêu Chảy Ra Máu Phổ Biến Cần Quan Tâm