Đau Bụng Trên Khi Mang Thai Tháng Cuối | Nguyên Nhân Do đâu

Đau bụng trên gần ức là trường hợp thường gặp ở phụ nữ mang thai, tùy vào mức độ nặng nhẹ ở mỗi người. Tuy nhiên, các sản phụ nên cẩn trọng khi tình trạng này xuất hiện ở những tháng cuối của chu kỳ thai vì nó khá nguy hiểm, có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng đau bụng trên khi mang thai tháng cuối và làm thế nào để giải quyết khi mắc phải trường hợp này qua bài viết dưới đây.

  1. Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối là gì?
  2. Nguyên nhân dẫn đến đau bụng trên khi mang thai tháng cuối
    1. Áp lực của tử cung
    2. Hiện tượng căng da và căng cơ bắp quanh vùng bụng của mẹ
    3. Do các nhân tố bệnh lý
    4. Do mẹ bầu mắc chứng thoát vị rốn
    5. Do chuyển dạ sắp sinh con
  3. Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối là dấu hiệu của bệnh lý gì?
    1. Đau bụng dưới do bệnh táo bón
    2. Một số biểu hiện đau bụng dưới do trào ngược dạ dày

Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối là gì?

Hiện tượng đau bụng trên khi mang thai tháng cuối là nguyên nhân khiến các mẹ bầu có cảm giác căng tức ở phần bụng trên rốn, đôi khi là đau nhức dữ dội hay đau râm râm. Triệu chứng này có thể kéo dài liên tục hoặc biến mất nhanh chóng tùy từng trường hợp. Một số triệu chứng cơ bản để nhận biết bệnh lý này là:

Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối
Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối
  • Có cảm giác ngứa ngáy vùng bụng.
  • Cơn đau thường xuất hiện bất chợt, có lúc đau dữ dội, có lúc đau râm râm kéo dài.
  • Mẹ bầu có cảm giác nôn hoặc buồn nôn, thậm chí là sốt.
  • Mẹ bầu bị đau tức bụng kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo.

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng trên khi mang thai tháng cuối

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng trên khi mang thai tháng cuối ở sản phụ. Theo các bác sĩ phụ sản, các nguyên nhân này bao gồm cả các nhân tố sinh lý và bệnh lý. Cụ thể như sau:

Xem thêm: Tiêm thuốc kích trứng vào ngày thứ mấy?

Áp lực của tử cung

Là hiện tượng tử cung mở rộng ra bởi sự phát triển của thai nhi trong tháng cuối, tạo áp lực lên vùng bụng và quanh rốn. Đây chính là nguyên nhân chính gây ra chứng đau bụng trên khi mang thai ở tháng cuối kỳ.

Dau Bung Tren Khi Mang Thai Thang Cuoi
Những nguyên nhân dẫn đến đau bụng trên khi mang thai tháng cuối

Hiện tượng căng da và căng cơ bắp quanh vùng bụng của mẹ

Ở tháng cuối của thai kỳ, bé phát triển nhanh chóng và lớn nhanh, điều này khiến da và cơ bắp quanh bụng mẹ phải giãn ra hết sức để tạo không gian cho bé. Điều này khiến mẹ bầu sẽ bị đau bụng âm ỉ và có cảm giác khó chịu vùng trên rốn.

Do các nhân tố bệnh lý

Các bệnh lý về đường tiêu hóa là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng trên, ví dụ như thủng dạ dày, đau dạ dày, dư thừa lượng axit trong dạ dày, viêm đại tràng hay viêm tụy,…

Do mẹ bầu mắc chứng thoát vị rốn

Các sản phụ cũng có thể mắc phải chứng thoát vị rốn do tăng áp lực của ổ bụng. Điều này khiến mẹ bị đau vùng bụng trên gần ức. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể tự khỏi sau khi sinh hoặc thực hiện tiểu phẫu.

Do chuyển dạ sắp sinh con

Ở tháng cuối của chu kỳ thai thường xuất hiện hiện tượng chuyển dạ, quá trình chuyển dạ có thể khiến tử cung mẹ co thắt, gây nên triệu chứng đau bụng trên.

XEM THÊM NGAY: Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có sao không?

Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Hiện tượng đau bụng trên mà xảy ra ở tháng cuối của thai kỳ rất nguy hiểm, bởi đó là có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Ở các trường hợp do bệnh lý mẹ cần phải lưu ý để phát hiện và điều trị sớm nhất có thể. Cụ thể: 

Xem thêm: Phần mềm đặt tên con theo tên bố mẹ hay nhất hiện nay
Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối
Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối

Đau bụng dưới do bệnh táo bón

Đây là một trong các bệnh lý hay gặp nhất ở sản phụ. Ở những tháng đầu, bệnh lý này xuất hiện chủ yếu do sự thay đổi nội tiết bộ của mẹ bầu. Còn đối với những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi lớn nhanh, chèn ép lên tử cung, từ đó gây áp lực lên vùng chậu khiến mẹ khó đi vệ sinh, dẫn đến táo bón và đau bụng trên. 

Bệnh táo bón không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại có nhiều tác động đến cuộc sống của sản phụ. Nghiêm trọng nhất là yếu tố này có thể làm tăng khả năng sẩy thai. Khi mắc bệnh táo bón, các mẹ bầu cần đến bệnh viện để khám và xử lý kịp thời. Các mẹ cũng có thể tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng tại nhà sao cho lành mạnh hơn. 

>>> THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: Thỉnh thoảng đau bụng dưới bên phải là bị sao?

Một số biểu hiện đau bụng dưới do trào ngược dạ dày

Đây là bệnh lý khá phổ biến ở sản phụ, triệu chứng điển hình là ợ nóng. Ngoài ra, đau bụng trên cũng là do chứng trào ngược axit dạ dày gây nên nếu sản phụ xuất hiện cơn đau kéo dài lên tận ngực và cả vùng sau xương ức, có thể có cảm giác nóng ran. 

Nếu mắc phải bệnh lý này, sản phụ có thể sử dụng loại thuốc chống ợ nóng mà không cần kê đơn thuốc ở bệnh viện. Bên cạnh đó, sản phụ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và hạn chế tối thiểu các thực phẩm có chứa axit. 

Kết luận: Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối là triệu chứng không được chủ quan. Qua bài viết trên, mong rằng sẽ giúp các mẹ bầu nắm rõ hơn để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong những ngày cuối của thai kỳ. Vì thế, nếu mẹ có triệu chứng bất thường thì tốt nhất hãy đi đến bệnh viện để kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời nhất.

Từ khóa » đau Râm Râm Bụng Trên Khi Mang Thai