Mẹ Bầu 38 Tuần đau Bụng Lâm Râm Có Phải Dấu Hiệu Sắp Sinh?

x

Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay X

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!

Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành X

ĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!

Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành x

Đăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật

*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký
  1. Trang chủ
  2. Ba mẹ cần biết
  3. Mang Thai
  4. Thai kỳ
Mẹ bầu 38 tuần đau bụng lâm râm có phải dấu hiệu sắp sinh? Thai kỳ Mẹ bầu 38 tuần đau bụng lâm râm có phải dấu hiệu sắp sinh? Thúy Anh Thúy Anh

30/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ bầu 38 tuần đau bụng lâm râm có nhiều khả năng do cơn chuyển dạ đang xảy ra. Mẹ cần phải nắm rõ được nguyên nhân và các dấu hiệu để nhận biết đó có phải là biểu hiện của việc sắp sinh hay không.

Nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối đau bụng lâm râm

Mẹ bầu 38 tuần bị đau bụng lâm râm có thể do các nguyên nhân sau đây gây nên:

Cơ dây chằng bị chèn ép

Từ tuần thai 35 trở đi, phụ nữ mang thai có thể xuất hiện tình trạng đau bụng lâm râm do các cơ dây chằng bị chèn ép. Ở tuần thai thứ 38, tình trạng này càng rõ rệt hơn.

Nguyên nhân là do ở những tuần cuối của thai kỳ, em bé trong bụng mẹ đã phát triển lớn hơn, khiến tử cung của mẹ cũng gia tăng về kích thước để có thể bao bọc được thai nhi. Lúc này, các cơ dây chằng ở vùng bụng, đặc biệt là bụng dưới sẽ bị tử cung chèn ép, gây nên tình trạng đau bụng ở mẹ bầu.

Cơ dây chằng bị chèn ép là một trong những nguyên nhân khiến thai phụ đau bụng lâm râm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu 38 tuần đau bụng lâm râm do cơ dây chằng bị chèn ép sẽ có các biểu hiện cụ thể như:

  • Vùng bụng bị đau âm ỉ, đau nặng nhất ở bụng dưới.

  • Cảm giác gần giống đau bụng khi đến ngày hành kinh.

  • Cảm giác đau tăng lên khi mẹ hắt hơi, ho, vận động mạnh hoặc thay đổi tư thế ngồi và đứng.

Cơn gò tử cung

Cơn gò tử cung còn có tên khoa học là Braxton-Hicks. Những mẹ nào mang thai ở tuần 38 bị đau bụng do triệu chứng này thì không nên lo lắng, bởi đây chỉ là những cơn gò sinh lý. Chúng được ví như cơn chuyển dạ giả, xuất hiện ở những tuần cuối thai kỳ để mẹ làm quen với sự chuyển dạ thực sự sắp diễn ra.

Cơn gò tử cung thường xuyên xuất hiện trong tuần thai này. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Triệu chứng của tình trạng này là:

  • Mức độ đau: Vùng bụng đau âm ỉ, có lúc trở nên dữ dội nhưng sẽ dần mất đi sau một khoảng thời gian ngắn; Cơn đau có thể giảm đi khi thai phụ thay đổi tư thế.

  • Vị trí đau: Cơn đau xuất hiện ở vùng bụng trước và xương chậu.

  • Cường độ xuất hiện: Có thể xuất hiện 3 đến 4 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 1 phút hoặc có khi không theo một quy luật nào, lúc xuất hiện, lúc lại biến mất không có sự liên tiếp.

Vận động nhiều

Vận động hỗ trợ nhiều cho sức khỏe của mẹ bầu như phòng tránh đau nhức cơ, xương khớp, giảm căng thẳng, mệt mỏi, kích thích sự tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể…

Tuy nhiên, vận động quá sức lại là nguyên nhân khiến mẹ bầu 38 tuần đau bụng lâm râm, nhất là có thể làm mẹ bị động thai.

Vận động nhiều trong tuần thứ 38 cũng khiến mẹ bị đau bụng lâm râm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lời khuyên cho mẹ bầu tuần 38 là đừng vận động quá sức mà chỉ nên duy trì các thói quen sau:

  • Tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội… có tư vấn của bác sĩ.

  • Chỉ đi bộ một cách nhẹ nhàng và chậm rãi, đi bộ ở những nơi có địa hình bằng phẳng.

  • Không được đi bộ trong thời gian quá lâu, chỉ nên đi khoảng 25 đến 50 phút mỗi ngày tùy theo thể trạng.

  • Tuyệt đối không mang vác đồ nặng quá sức.

  • Áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đều độ như ngủ đủ đủ giấc và đủ 8 tiếng mỗi ngày, không thức khuya và dậy sớm, giảm thiểu số lượng công việc mỗi ngày…

Mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi thai nhi ở tuần 38, tử cung tăng về khối lượng gây chèn ép đường tiết niệu của phụ nữ mang thai, dẫn đến hiện tượng ứ đọng nước tiểu. Nước tiểu bị ứ đọng sẽ trào ngược vào bàng quang, sau đó lên niệu đạo, làm cho đường tiết niệu có nguy cơ nhiễm trùng rất cao.

Mẹ bầu 38 tuần bị nhiễm trùng đường tiết niệu nếu thấy kèm theo các biểu hiện sau:

  • Đi tiểu có cảm giác buốt và nóng rát.

  • Đi tiểu thường xuyên nhưng với lượng nước tiểu ít.

  • Nước tiểu có màu đục, sẫm màu, có thể kèm theo cả máu.

  • Nước tiểu có mùi khai nồng.

  • Có thể sốt nhẹ, mệt mỏi nếu bị nhiễm trùng nặng.

Biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bong nhau thai

Một trong những nguyên nhân rất nguy hiểm khiến mẹ bầu 38 tuần đau bụng lâm râm là tình trạng bong nhau thai. Đây là triệu chứng nhau thai không bám được thành tử cung của mẹ mà bị bong tách ra, có thể bong tách một phần hay toàn bộ.

Ở tuần thai thứ 38, nếu mẹ bầu bị các biểu hiện sau đây thì khả năng rất cao là do bong nhau thai:

  • Đau bụng lâm râm, chuyển sang đau quặn dữ dội.

  • Ra nhiều dịch nhầy và có thể kèm xuất huyết âm đạo.

  • Tử cung co thắt mạnh, căng cứng.

  • Chóng mặt, lạnh toát người và giảm huyết áp.

Chóng mặt là một trong những triệu chứng của bong nhau thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu 38 tuần đau bụng lâm râm có phải dấu hiệu sắp sinh?

Đây là câu hỏi rất nhiều mẹ bầu 38 tuần đau bụng lâm râm thắc mắc bởi mẹ không biết căn cứ vào đâu để xác định.

Sau đây là những dấu hiệu để phụ nữ mang thai tháng cuối thai kỳ nhận biết được dấu hiệu của việc sắp sinh:

  • Đau bụng lâm râm nhưng cơn đau không chấm dứt mà kéo dài và càng ngày càng đau quặn hơn, lan dần ra hai bên hông và sau lưng.

  • Cổ tử cung đang bắt đầu mở rộng ra.

  • Âm đạo ra nước loãng, có mùi hơi tanh và màu trắng đục.

Dấu hiệu đau bụng lâm râm có phải sắp sinh? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu tình trạng trên xảy ra nhưng thai phụ do không có kiến thức mà để tình trạng kéo dài sẽ rất nguy hiểm.

Vì vậy, khi mẹ đau bụng lâm râm, cách an toàn nhất là hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Xem thêm: Mẹ bầu 38 tuần đau bụng dưới nên làm gì?

Một số dấu hiệu sắp sinh khác

Bên cạnh các dấu hiệu đặc trưng nêu trên, có một số dấu hiệu sắp sinh khác mẹ bầu cần phải biết.

  • Bụng có dấu hiệu gò cứng theo từng cơn và mức độ tăng dần.

  • Thấy xuất hiện dịch nhầy hồng, sền sệt, đặc như thạch bị đẩy ra ngoài qua âm đạo, thậm chí có lẫn cả chút máu đỏ.

  • Tình trạng rỉ ối hoặc vỡ ối xảy ra.

  • Ngôi thai sẽ thay đổi mỗi khi cơn gò tử cung xuất hiện.

Một số dấu hiệu sắp sinh mà mẹ cần lưu ý. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những tuần cuối thai kỳ, nhất là tuần 38 trở đi, mẹ có thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh kể trên dù chưa đến ngày dự sinh. Thông thường, thai phụ sẽ chuyển dạ thực sự khi có 3 trên 5 dấu hiệu. Hãy theo dõi trong vòng 24 giờ về sự chuyển biến của các triệu chứng để có kết luận chính xác.

Phụ nữ mang thai không nên chủ quan trước các dấu hiệu trên. Nếu mẹ bầu 38 tuần đau bụng lâm râm cộng thêm các hiện tượng khác, hãy tìm đến bác sĩ để đảm bảo mọi thứ vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Tài liệu tham khảo

Abdominal Pain and Pregnancy: What to Know - Truy cập ngày 23/05/2022

https://www.webmd.com/parenting/abdominal-pain-and-pregnancy-what-to-know

The Third Trimester of Pregnancy: Pain and Insomnia - Truy cập ngày 23/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/third-trimester-pain-insomnia

Stomach pain in pregnancy - Truy cập ngày 23/05/2022

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/stomach-pain/

Chia sẻ ngay button-share Chia sẻ

Sao chép liên kết

Thúy Anh Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
  • Mẹ bầu 39 tuần ra dịch màu nâu: Chớ chủ quan!
  • Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Những lưu ý mẹ không thể bỏ qua
  • Những lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu 19 tuần
  • Mẹ bị tiểu đường thai kỳ uống nước cam được không? Cần lưu ý gì?
  • Mẹ bầu tuần 17: Lời khuyên của chuyên gia
Bạn có đang quan tâm đến việc cho con học Tiếng Anh? Không Giúp bé giỏi Tiếng Anh Sớm Đăng ký ngay tại đây *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng ký ngay Nhận các nội dung mới nhất, hữu ích và miễn phí về kiến thức Mang Thai trong email của bạn *Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký Các Bài Viết Mới Nhất Khi nào dùng Enough và Too? Hướng dẫn chi tiết & Bài tập vận dụng Khi nào dùng Enough và Too? Hướng dẫn chi tiết & Bài tập vận dụng 1000+ Mẫu câu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ý nghĩa nhất 1000+ Mẫu câu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ý nghĩa nhất Hướng dẫn cách dùng else trong tiếng Anh để tránh nhầm lẫn Hướng dẫn cách dùng else trong tiếng Anh để tránh nhầm lẫn Khi nào dùng don't và doesn't trong tiếng Anh? Bài tập vận dụng! Khi nào dùng don't và doesn't trong tiếng Anh? Bài tập vận dụng! Good evening dùng khi nào? Cách phân biệt night và evening dễ hiểu Good evening dùng khi nào? Cách phân biệt night và evening dễ hiểu Khi nào dùng Enough và Too? Hướng dẫn chi tiết & Bài tập vận dụng Khi nào dùng Enough và Too? Hướng dẫn chi tiết & Bài tập vận dụng 1000+ Mẫu câu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ý nghĩa nhất 1000+ Mẫu câu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ý nghĩa nhất Hướng dẫn cách dùng else trong tiếng Anh để tránh nhầm lẫn Hướng dẫn cách dùng else trong tiếng Anh để tránh nhầm lẫn Khi nào dùng don't và doesn't trong tiếng Anh? Bài tập vận dụng! Khi nào dùng don't và doesn't trong tiếng Anh? Bài tập vận dụng! Good evening dùng khi nào? Cách phân biệt night và evening dễ hiểu Good evening dùng khi nào? Cách phân biệt night và evening dễ hiểu

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey Junior

Từ khóa » đau Râm Râm Bụng Trên Khi Mang Thai