Đau Bụng Trên Rốn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Cách điều Trị Và Phòng Tránh
Có thể bạn quan tâm
Đau bụng trên rốn hay còn gọi là đau thượng vị, có thể xảy ra ở mọi đối tượng và liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Tình trạng này không chỉ gây đau, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, bệnh lý và cách điều trị của đau bụng trên rốn qua bài viết dưới đây.
5/5 - (449 bình chọn)- 1. Đau bụng trên rốn là gì?
- 2. Đau bụng trên rốn là dấu hiệu của bệnh gì?
- 2.1. Bệnh viêm đại tràng
- 2.2. Hội chứng ruột kích thích (IBS)
- 2.3. Bệnh lý về dạ dày tá tràng
- 2.4. Rối loạn tiêu hóa
- 2.5. Bệnh lý sỏi mật
- 2.6. Các vấn đề về gan hoặc tuyến tụy
- 2.7. Tắc ruột
- 2.8. Giun ký sinh trong ruột
- 2.9. Một số tình trạng khác gây đau bụng trên rốn
- 3. Đau bụng trên rốn khi nào cần gặp bác sĩ?
- 4. Điều trị đau bụng trên rốn
- 4.1. Massage chữa đau bụng trên rốn
- 4.2. Chườm nóng giảm đau
- 4.3. Dùng thuốc giảm đau bụng trên rốn
- 4.4. Hỗ trợ giảm đau bụng trên rốn do các vấn đề tiêu hóa bằng công thức cổ phương “tứ quân tử thang”
- 4.5. Mẹo dân gian giảm đau bụng trên rốn
- Uống nước vỏ quýt:
- Nước giấm táo hoặc rượu táo:
- Uống nước gừng tươi:
- 4.6. Điều trị bằng phẫu thuật
- 5. Phòng tránh đau bụng trên rốn
1. Đau bụng trên rốn là gì?
Đau bụng trên rốn (đau thượng vị) là hiện tượng xuất hiện các cơn đau trên vùng rốn, dưới xương sườn, có thể tập trung ở chính giữa (đau giữa bụng trên rốn), đôi khi đau bụng trên rốn bên trái hoặc đau bên phải. Cơn đau có thể từng đợt hoặc đau âm ỉ bụng trên, có trường hợp đau quặn bụng, co thắt từng cơn. Ngoài đau căng tức bụng có thể đi kèm các triệu chứng khác như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, người mệt mỏi…
Do vùng bụng trên rốn có liên quan đến nhiều cơ quan như dạ dày, tá tràng, lá lách, túi mật, một phần thận, đại tràng nên khi vị trí này bị đau sẽ do nhiều nguyên nhân gây nên. Dù do bất kỳ nguyên nhân nào thì hiện tượng này tương đối nguy hiểm. Nếu để kéo dài không rõ nguyên nhân và không chủ động điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vì vậy bạn nên “bắt bệnh” theo các triệu chứng đi kèm đau bụng trên rốn và thăm khám kịp thời để tìm hướng xử lý.
2. Đau bụng trên rốn là dấu hiệu của bệnh gì?
Vùng bụng trên rốn tập trung nhiều cơ quan bộ phận của hệ tiêu hóa nên có nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Cụ thể:
2.1. Bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng đặc trưng bởi các cơn đau bụng quặn thắt từng cơn, đôi lúc nhói lên từng cơn do nhu động ruột bị mất cân bằng, có lúc tăng nhu động, có lúc chậm nhu động. Ngoài đau bụng trên rốn còn xuất hiện đau bụng bên phải, kèm theo một số triệu chứng như:
- Chướng bụng, đầy hơi
- Đi ngoài nhiều lần
- Táo bón
- Đi ngoài phân sống
- Đau vùng thượng vị âm ỉ nhiều ngày.
2.2. Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt) là một dạng rối loạn tiêu hóa. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau bụng, đau vùng thượng vị, làm thay đổi thói quen đại tiện. Vẫn chưa có nguyên nhân chính xác dẫn đến hội chứng này tuy nhiên bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuốc ống.
Tổng hợp kiến thức về hội chứng ruột kích thích
2.3. Bệnh lý về dạ dày tá tràng
Đau dạ dày – tá tràng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng trên rốn. Các cơn đau thường kéo dài, âm ỉ đi kèm với các triệu chứng:
- Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng
- Đau bụng từ rốn trở lên, dưới ức, một số trường hợp đau bụng trên rốn buồn nôn
- Đầy bụng
- Chậm tiêu
- Ăn uống kém
- Suy nhược thần kinh
Nếu không chủ động phát hiện rất dễ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.
2.4. Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa biểu hiện bằng một loạt các triệu chứng như ăn không tiêu, đầy hơi chướng bụng, căng tức bụng hoặc đau âm ỉ, đau dữ dội vùng bụng dưới rốn, đôi khi có thể ở nhiều vị trí khác như đau trên rốn. Đây không phải là bệnh lý mà là hậu quả một số nguyên nhân nhất định như do viêm đại tràng, do viêm loét dạ dày tá tràng, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khi dùng quá nhiều thuốc tây, đặc biệt liên quan đến cả chế độ ăn uống.
Các cơn đau vì thế cũng khác nhau, có thể biểu hiện ở nhiều cấp độ và vị trí đau.
Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ giảm đau bụng trên rốn
Phù hợp: Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa
Tìm hiểu thêmMua ngay
2.5. Bệnh lý sỏi mật
Sỏi mật hình thành do mất cân bằng các thành phần trong mật, bao gồm muối mật, bilirubin và cholesterol. Khi các thành phần này mất ổn định sẽ hình thành những hạt ở dạng cứng hoặc nhầy, nhũn như bùn. Sự tắc nghẽn túi mật ban đầu sẽ gây nên tình trạng đau bụng trên rốn bên phải kèm theo nôn mửa, cơ thể mệt mỏi, mất sức. Sau đó các cơn đau bụng dữ dội hơn và kèm theo nhiều biểu hiện tăng nặng như:
- Sốt
- Vàng da
- Tụt huyết áp
- Rối loạn ngôn ngữ
- Hôn mê…
Nếu sỏi mật không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến tụy và gan. Lúc này người bệnh có thể bị vàng da, thậm chí nhiễm trùng tuyến tụy nghiêm trọng.
2.6. Các vấn đề về gan hoặc tuyến tụy
Gan, tuyến tụy và túi mật phối hợp với nhau để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, cả 3 cơ quan này nằm ở phía trên bên phải của dạ dày. Nếu sỏi mật không được điều trị sẽ chặn ống mật gây đau ở gan hoặc tuyến tụy.
Người mắc bệnh về gan hoặc tuyến tụy thường có các triệu chứng:
- Vàng da, vàng mắt
- Nước tiểu đậm
- Buồn nôn và nôn
- Cơn đau ngày càng tồi tệ
Nếu xuất hiện các triệu chứng này bệnh đã ở giai đoạn phát triển. Do vậy cần chủ động thăm khám sớm.
2.7. Tắc ruột
Đoạn ruột nào bị tắc sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội ở đó. Do dịch tiêu hóa và hơi trong ruột lưu thông chậm hoặc không lưu thông sẽ khiến người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy bụng do thức ăn không tiêu. Ngoài ra còn một số dấu hiệu như:
- Căng tức bụng trên rõ rệt
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Nôn mửa
- Giảm vị giác
- Đau bụng dữ dội ở vị trí bị tắc
Người bị tắc ruột nên được cấp cứu càng sớm càng tốt, tránh tình trạng thủng ruột hoặc nhiễm trùng ruột.
2.8. Giun ký sinh trong ruột
Nếu đau bụng ở người trẻ, có thể nghi ngờ là do giun. Thông thường, cơn đau chỉ ở quanh rốn nhưng một vài trường hợp lại ở vùng trên rốn.
Khi giun chui vào ống mật, cơn đau càng trở nên dữ dội khiến người bệnh phải quằn quại, lăn lộn. Mức độ đau chỉ thuyên giảm khi người bệnh gập người.
2.9. Một số tình trạng khác gây đau bụng trên rốn
Một số hiện tượng có thể gây nên đau bụng trên rốn như:
- Đau cơ: do nhiều cơ tập trung vùng bụng trên, khi bị đau do chấn thương hoặc co thắt cơ có thể gây ra đau cơ bụng trên
- Viêm ruột thừa: thời gian đầu gây đau âm ỉ quanh rốn nhưng sau đó có thể lan đến bên trên rốn
- Bệnh túi thừa: vị trí đau phụ thuộc vào túi thừa, hầu hết xảy ra cơn đau bụng dưới nhưng cũng có trường hợp xuất hiện ở ruột trên, gây đau bụng bên trên rốn.
- Khí: trong bụng luôn tồn tại khí, khi khí này bị tích tụ sẽ gây ra đầy hơi, tức bụng, có thể kèm cơn đau bụng trên rốn theo từng đợt, có thể cảm nhận được vị trí căng tức.
- Khó tiêu: có cảm giác nóng rát ở thượng vị, đôi khi ở miệng hoặc cổ họng, cảm giác đau xuất hiện ở trên rốn.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây đau bụng trên rốn rất nguy hiểm như vỡ ruột thừa, loét dạ dày, xoắn ruột… Những nguyên nhân này có thể gây ra nhiễm trùng máu, chảy máu trong bụng, tắc nghẽn ruột…
3. Đau bụng trên rốn khi nào cần gặp bác sĩ?
Trong hầu hết trường hợp, nếu triệu chứng biến mất sau 1-2 ngày hoặc xác định được ngay nguyên nhân do chế độ ăn uống có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu triệu chứng nghiêm trọng hơn, người bệnh nên chủ động thăm khám để có phương án điều trị thích hợp.
Nếu các cơn đau bụng trên rốn kéo dài dữ dội hơn kèm theo các triệu chứng khác có thể đến gặp bác sĩ. Cụ thể:
- Nôn kéo dài trong 12 giờ
- Có sốt đi kèm với đau bụng
- Đau bụng xảy ra sau một chấn thương, chẳng hạn như bị đánh vào dạ dày
- Bị đau bụng sau khi dùng một loại thuốc mới
Đặc biệt, cần cấp cứu khẩn cấp nếu người bệnh có các biểu hiện sau:
- Đau dữ dội ở bụng trên bên phải
- Đau dạ dày quằn quại khiến người bệnh không thể chịu được
- Đau bụng dữ dội kèm với phân trắng
- Có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng nhưng không đi tiểu, chóng mặt hoặc mắt trũng, da khô
- Đau bụng kèm nôn kéo dài hoặc sốt cao
Đối với người bị viêm đại tràng, ngoài đau bụng kéo dài có thể đi thăm khám để tìm ra cách điều trị nếu kèm theo:
- Đau bụng: Có thể quặn bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng, kèm cứng bụng, đầy hơi…
- Tiêu chảy: Đi cầu nhiều lần trong ngày, phân nát hoặc toàn nước, có thể lẫn máu, nhất là sau khi ăn đồ tanh, lạ…
- Chán ăn: Người mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, sức khỏe suy giảm…
4. Điều trị đau bụng trên rốn
Nguyên tắc chữa đau bụng trên rốn là cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này như:
- Nếu cơn đau do chế độ ăn uống không hợp lý có thể thay đổi chế độ ăn, sử dụng thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
- Nếu cơn đau do các bệnh lý thì có thể áp dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống tình trạng co thắt… hoặc ở giai đoạn nặng có thể được chỉ định phẫu thuật….
Một số cách chữa đau bụng trên rốn như:
4.1. Massage chữa đau bụng trên rốn
Massage bụng là phương pháp đơn giản hiệu quả, không xâm lấn, có tác dụng thư giãn, giảm đau đặc biệt những vấn đề liên quan đến dạ dày, tiêu hóa, đau bụng, táo bón, đầy hơi.
Theo Hiệp hội trị liệu xoa bóp Hoa Kỳ, liệu pháp xoa bóp có tác động tích cực đến thể chất, tinh thần và cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm đầy hơi, điều hòa nhu động ruột. Bạn có thể massage giảm đau bụng trên rốn bằng cách:
- Nằm ngửa, thả lỏng cơ bụng
- Xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng hoặc có thể xoa dầu, tinh dầu
- Đặt tay lên vùng bụng trên rốn sau đó xoa theo chiều kim đồng hồ nhiều lần
- Có thể xoa nhiều khu vực ở vùng bụng như giữa bụng, trên rốn hoặc dưới rốn
- Xoa từ 15-20 phút để giảm triệu chứng đau bụng trên rốn từng cơn.
Nếu không cảm thấy thoải mái khi tự xoa bóp có thể nhờ các chuyên viên có kỹ thuật.
4.2. Chườm nóng giảm đau
Chườm nóng cũng là cách giúp giãn mao mạch, thư giãn các cơ quanh bụng đồng thời thúc đẩy chuyển động trong đường tiêu hóa, từ đó cải thiện tình trạng đau bụng. Nên nằm chườm bụng để các cơn đau được cải thiện tốt hơn.
Bạn có thể chườm nóng bằng cách:
- Sử dụng túi sưởi hoặc chai nước ấm đặt lên bụng
- Lăn qua lăn lại vùng bụng để toàn bộ vùng bụng được ấm lên trong khoảng 15 phút
- Có thể thay chai hoặc túi sưởi khi hết ấm
4.3. Dùng thuốc giảm đau bụng trên rốn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau bụng trên rốn. Do đó, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh để nhận diện được cách điều trị sao cho hợp lý. Các bác sĩ có thể phân loại theo từng triệu chứng đau để quyết định có nên điều trị y tế hay không.
Nhìn chung, có một số phương pháp xử trí bằng thuốc khi giảm triệu chứng đau bụng.
– Dùng thuốc giảm đau: trường hợp đau quặn bụng trên không thuyên giảm và kéo dài trong nhiều giờ
– Thuốc chống co thắt: dùng trong trường hợp bị nhiễm khuẩn gây viêm dạ dày hoặc ruột
– Thuốc kháng axit hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI): dùng giảm nồng độ axit dạ dày góp phần gây ra các cơn co thắt liên quan đến viêm dạ dày
– Truyền nước: trong trường hợp đau bụng kèm tiêu chảy hoặc đau bụng trên rốn kèm buồn nôn làm mất nước
Có nhiều trường hợp đau không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào tại nhà như viêm ruột thừa. Vì vậy, điều quan trọng nếu các triệu chứng hết trong vòng 1-2 ngày thì có thể không cần dùng đến thuốc, còn trong trường hợp nặng nên chủ động thăm khám để làm rõ nguyên nhân.
4.4. Hỗ trợ giảm đau bụng trên rốn do các vấn đề tiêu hóa bằng công thức cổ phương “tứ quân tử thang”
Trong trường hợp người bệnh gặp phải trường hợp đau bụng trên rốn do rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích có thể áp dụng công thức cổ phương được lưu truyền từ đời Tống – Tứ Quân Tử Thang.
Đây là một trong những cách hỗ trợ cải thiện triệu chứng ăn uống khó tiêu, tiêu hóa kém, đau bụng do các bệnh tiêu hóa, ăn ít, phân lỏng… nhờ các vị thảo dược nổi tiếng đảng sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo. Cả 4 vị thảo dược này đều có tính bình hòa, không gây nên hiện tượng nóng trong, táo bón, có thể dùng lâu dài, an toàn, không tác dụng phụ.
Bạn có thể áp dụng tứ quân tử thang bằng cách: chuẩn bị theo liều lượng 8-12g đảng sâm, 8-12g bạch truật, 12g phục linh, 4g cam thảo. Tán bột mịn, mỗi lần uống từ 8-12g hoặc có thể sắc uống ngày 2 lần.
4.5. Mẹo dân gian giảm đau bụng trên rốn
Với hiện tượng đau bụng trên rốn không kèm theo biểu hiện bất thường, người bệnh có thể cải thiện bằng cách:
Uống nước vỏ quýt:
Trong vỏ quýt có chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, chúng chứa chất kháng viêm, giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Vỏ quýt 10g
- Gừng tươi 10g
- Gạo 30g
- Nước 350ml
- Trộn đều sau đó chắt lấy nước uống, có tác dụng chữa đau bụng trên rốn cực hiệu quả.
Nước giấm táo hoặc rượu táo:
Để giảm nhẹ cơn đau bụng trên rốn, cải thiện quá trình rối loạn tiêu hóa, đồng thời giúp ổn định nồng độ pH trong cơ thể, bạn nên thực hiện như sau:
- Cho một muỗng nước giấm/rượu táo nguyên chất và ly nước ấm
- Thêm một muỗng cà phê mật ong
- Uống ngay khi còn ấm, nên dùng vào buổi sáng.
Uống nước gừng tươi:
Gừng được ví như một phương thuốc tại nhà giúp giảm nhẹ triệu chứng đau bụng. Đặc biệt, tính kháng viêm tự nhiên trong gừng còn có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm dạ dày, giảm đầy bụng, khó tiêu.
Cách thực hiện:
- Cắt vài lát gừng mỏng cho vào ly nước nóng
- Chờ 10 phút rồi cho 1 muỗng mật ong vào khuấy đều
- Uống ngay khi còn ấm
4.6. Điều trị bằng phẫu thuật
Ở một số bệnh lý gây ra đau bụng trên rốn nguy hiểm như vỡ ruột thừa, loét dạ dày, xoắn ruột… cần được phẫu thuật để xử lý tình trạng.
Phẫu thuật có thể giúp người bệnh loại bỏ nguyên nhân dẫn đến đau bụng và phục hồi chức năng của ruột hoặc dạ dày.
5. Phòng tránh đau bụng trên rốn
Theo Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường, đau bụng trên rốn không phải hiếm gặp nhưng không nên chủ quan bởi ngoài nguyên nhân từ chế độ ăn uống đây còn là lời “cảnh báo” của cơ thể rằng chúng đang gặp vấn đề. Do đó, để cải thiện các cơn đau và phòng các cơn đau nhói tái phát, bạn có thể thay đổi lối sống và chế độ ăn uống bằng cách:
- Có chế độ ăn uống riêng nếu đã gặp phải tình trạng đau bụng trên rốn do bệnh lý
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, kích ứng dạ dày, đường ruột
- Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ tanh, lạnh dễ gây đau bụng
- Trong và sau thời gian bị đau bụng không nên ăn các thực phẩm cứng, khô. Nên lựa chọn các món ăn mềm, tính ấm
- Nên nấu chín, uống sôi, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm
- Uống đủ nước và giữ ấm vùng bụng
- Chủ động thăm khám khi các triệu chứng không thuyên giảm
Có thể nói, hiện tượng đau bụng trên rốn do nhiều nguyên nhân gây ra và tiềm ẩn không ít nguy hiểm. Do đó, nếu tình trạng này đi kèm với triệu chứng bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Để lại lời nhắn hoặc liên hệ hotline 0343.44.66.99 để được tư vấn!
XEM THÊM:
- Đau bụng bên phải là biểu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào?
- 4 thủ phạm gây đau bụng xung quanh rốn không phải ai cũng biết
- Đau bụng quặn từng cơn đi ngoài – đừng xem thường!
Từ khóa » đau Lâm Râm Trên Rốn
-
Đau Bụng Trên Rốn ở Giữa Dưới ức Là Bệnh Gì? - DoctorTuan - Webflow
-
Các Nguyên Nhân Gây đau Bụng Trên Rốn Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Đau Bụng Trên Rốn Và Những Nguy Cơ Tiềm ẩn Không Thể Bỏ Qua
-
Đau Bụng Trên Rốn, Gần ức Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Đau Bụng âm ỉ Trên Rốn Kèm Buồn Nôn - Vinmec
-
Đau Bụng Trên Rốn âm ỉ Là Bệnh Gì?
-
Đau Bụng Trên Rốn Dấu Hiệu Bệnh Gì? Cách Giảm đau
-
Đau Bụng Trên Rốn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Gastimunhp
-
4 Thủ Phạm Gây đau Bụng Xung Quanh Rốn Không Phải Ai Cũng Biết
-
Đau Bụng Trên Rốn âm ỉ Có Thể Bạn đã Mắc Phải Căn Bệnh Nguy Hiểm ...
-
7 Cách Hỗ Trợ Cải Thiện Nhanh đau Bụng Trên Rốn Do Rối Loạn Tiêu Hóa
-
Đau Bụng Bên Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Viêm Dạ Dày: Bệnh Của Lối Sống Thời Hiện đại
-
6 Nguyên Nhân Gây đau Bụng Quanh Rốn Và Cách Xử Trí - Medihub
-
Đau Bụng Về đêm: 7 Nguyên Nhân Và Biện Pháp Cải Thiện - Hello Bacsi
-
Những Cơn đau Bụng Bất Thường, Cần Cảnh Giác
-
Đau Bụng, Cấp Tính - Rối Loạn Tiêu Hóa - Cẩm Nang MSD