Đau Bụng Trên Rốn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Gastimunhp
Có thể bạn quan tâm
Đau bụng trên rốn là một triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Người ta thường quan niệm đau bụng trên rốn là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày. Liệu sự thật có phải như vậy không? Đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu của bệnh gì và làm cách nào để xác định các bệnh đau vùng trên rốn? Bạn có thể tham khảo qua bài viết sau.
Nội dung chính
- 1 Đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
- 1.1 Do giun
- 1.2 Bệnh dạ dày – tá tràng
- 1.3 Hội chứng ruột kích thích
- 1.4 Bệnh về gan mật
- 1.5 Một số bệnh khác
- 2 Đau bụng trên rốn – triệu chứng thường gặp ở bệnh lý dạ dày
- 3 Xác định bệnh đau bụng trên rốn như thế nào?
Đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
Khu vực ổ bụng được tạm phân chia thành các vùng:
- Vùng trên rốn (đau vùng thượng vị): gồm có gan, mật (đường dẫn mật và túi mật), dạ dày – hành tá tràng, tụy, lách, phía trên hệ tiết niệu (thận, phía trên niệu quản), bao quanh các cơ quan trên rốn có màng bụng. . Khi bạn có biểu hiện của đau bụng vùng trên rốn thì có nghĩa là một trong số các cơ quan trên đang gặp chút trục trặc, hoặc cũng có thể là do triệu chứng đau tại các vùng lân cận gây ra.
- Vùng dưới rốn (hạ vị): có ruột (ruột non, ruột già, trực tràng, phần dưới niệu quản, bàng quang, phần phụ (nữ giới)…
- Hố chậu phải và hố chậu trái.
Dựa vào vị trí của các bộ phận ở vùng bụng trên rốn thì đau bụng trên rốn có thể do một số bệnh sau:
Do giun
Nếu đau bụng ở người trẻ, có thể nghi ngờ là do giun. Thông thường đau bụng do giun thì chỉ đau bụng quanh rốn, nhưng một số khác lại đau ở vùng trên rốn. Khi giun chui vào ống mật, cơn đau càng trở nên dữ dội, quằn quại, người bệnh phải nằm lăn lộn. Mức độ đau chỉ thuyên giảm khi người bệnh gập người lại (chổng mông).
Bệnh dạ dày – tá tràng
Đau bụng trên rốn là dấu hiệu điển hình các bệnh liên quan đến dạ dày tá tràng. Triệu chứng viêm loét dạ dày – tá tràng gồm: đau bụng vùng trên rốn, cơn đau lan trên xương ức, âm ỉ hoặc đau dữ dội nếu cơn đau xuất hiện sau ăn 1 – 2 giờ thì đó là biểu hiện của loét dạ dày. Bệnh kèm thêm một số biểu hiện khác như: đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, ợ chua, suy nhược thần kinh.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích được là một rối loạn chức năng của đại tràng, còn có tên gọi hội chứng đại tràng co thắt, viêm đại tràng co thắt hay bệnh đại tràng chức năng. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Những người với cơ địa nhạy cảm có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn.
Những người bị hội chứng ruột kích thích thường gặp các triệu chứng: đau bụng thành cơn, quặn thắt ở vùng hạ vị, nửa bụng phải, nửa bụng trái và có thể ở vùng thượng vị. Một số khác còn gặp đi ngoài phân lỏng, sống, táo.
Bệnh về gan mật
Với biểu hiện đau ở vùng trên rốn còn là triệu chứng của các bệnh về gan mật, cụ thể:
- Gan bị viêm, áp-xe do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện là đau tức vùng trên rốn lệch sang phải, dưới hạ sườn phải.
- Bệnh của túi mật như: viêm đường dẫn mật, sỏi, u ác tính và đều gây đau bụng vùng trên rốn kèm theo nhiều triệu chứng khác (sốt, vàng da…) và thường xảy ra sau bữa ăn nhiều đạm, mỡ.
Một số bệnh khác
Ngoài ra, đau bụng trên rốn còn là biểu hiện của một số bệnh như:
- Trường hợp đau bụng quằn quại sau khi vận động hay sau khi đi xe bị xóc nhiều có thể là cơn đau của sỏi thận, niệu quản (lệch sang phải hay lệch sang trái hoặc cả 2 bên, nếu bị sỏi thận, niệu quản cả 2 bên).
- Đau thượng vị lệch sang trái có thể là lách sưng trong một số bệnh (sốt rét, hoặc do chấn thương) và bệnh dạ dày.
- Đau vùng trên rốn đôi lúc có thể xảy ra những trường hợp nguy hiểm (thủng dạ dày, thủng túi mật, thấm mật phúc mạc, ứ nước, ứ ủ thận…). Thủng dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ già đến trẻ sơ sinh đây là một cấp cứu ngoại khoa nếu không phát hiện cấp cứu kịp thời sẽ gây viêm phúc mạc, sốc và tử vong.
Đau bụng trên rốn – triệu chứng thường gặp ở bệnh lý dạ dày
Trong số các bệnh lý đường tiêu hóa có thể có chung biểu hiện đau bụng trên rốn như đã kể trên thì thường gặp nhất là đau bụng trên rốn do bệnh đau dạ dày, tá tràng. Nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ việc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ( vi khuẩn HP ) hoặc do uống quá nhiều bia rượu, bị căng thẳng, stress, sử dụng thuốc gây ảnh hưởng tới dạ dày (NSAIDs, corticoid).
Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng (VLDDHTT) do vi khuẩn HP ở Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao, trên 80%. Dấu hiệu điển hình của bệnh này là đau vùng thượng vị kèm theo có thể ợ hơi, ợ chua, và rối loạn tiêu hóa ( ăn không tiêu, bụng ậm ạch). Bệnh VLDDHTT thường xuất hiện vào ban đêm, hoặc những khi thay đổi thời tiết thì cơn đau trên rốn xuất hiện hoặc tái phát gây đau đớn, mất ngủ triền miên, sức khỏe giảm sút, người gầy da xanh, sụt cân.
Người bệnh mới bị viêm dạ dày – tá tràng thì hay gặp tình trạng ăn vào đau, nhưng khi đã bị loét da dày thì no, đói đều đau. Hậu quả của Viêm, loét dạ dày – hành tá tràng có thể dẫn đến một số biến chứng như: sa dạ dày, hẹp môn vị, hành tá tràng biến dạng do loét, thậm chí thủng dạ dày.
Xác định bệnh đau bụng trên rốn như thế nào?
Để xác định đau bụng trên rốn là bệnh gì, bệnh nhân nên theo dõi tình trạng đau của mình, nếu chỉ là cơn đau thông thường, không bị tái phát có thể do ăn uống quá no, đầy bụng, ăn phải thức ăn khó tiêu hóa. Còn nếu cơn đau dai dẳng, triền miên, thì tốt nhất nên đến bệnh viện thăm khám bằng cách siêu âm ổ bụng để biết tình trạng về gan, mật, hệ tiết niệu (thận, niệu quản), tụy, lách.
Khi thăm khám và hỏi tiền sử bệnh nhân, nếu nghi ngờ đau bụng trên rốn là dấu hiệu của bệnh dạ dày, để chuẩn đoán chính xác, các bác sỹ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện nội soi dạ dày. Qua nội soi có thể xác định mức độ nặng, nhẹ của bệnh dạ dày, đồng thời có thể tìm vi khuẩn HP (loại vi khuẩn gây viêm loét, thậm chí ung thư dạ dày) bằng cách lây mảnh sinh thiết trong dạ dày và thực hiện test nhanh Clotest, Urease test hoặc xác định vi khuẩn HP bằng kỹ thuật sinh học phân tử… Khi phát hiện có vi khuẩn Hp dạ dày thì bệnh nhân bắt buộc phải tiệt trừ một cách triệt để nhằm điều trị bệnh và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm mà vi khuẩn Hp có thể gây ra sau này.
Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh dạ dày do khuẩn Hp và được tư vấn điều trị một cách tốt nhất, bạn có thể đặt câu hỏi trên website hoặc liên hệ với chuyên gia của GastimunHP theo số: 0986 316 151 / 0903 294 739
Xem thêm: Các test kiểm tra vi khuẩn Hp trong dạ dày| Diệt khuẩn Hp, phòng sớm bệnh dạ dày
Theo Gastimunhp.vn
Viết bình luậnTừ khóa » đau Lâm Râm Trên Rốn
-
Đau Bụng Trên Rốn ở Giữa Dưới ức Là Bệnh Gì? - DoctorTuan - Webflow
-
Các Nguyên Nhân Gây đau Bụng Trên Rốn Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Đau Bụng Trên Rốn Và Những Nguy Cơ Tiềm ẩn Không Thể Bỏ Qua
-
Đau Bụng Trên Rốn, Gần ức Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Đau Bụng âm ỉ Trên Rốn Kèm Buồn Nôn - Vinmec
-
Đau Bụng Trên Rốn âm ỉ Là Bệnh Gì?
-
Đau Bụng Trên Rốn Dấu Hiệu Bệnh Gì? Cách Giảm đau
-
Đau Bụng Trên Rốn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Cách điều Trị Và Phòng Tránh
-
4 Thủ Phạm Gây đau Bụng Xung Quanh Rốn Không Phải Ai Cũng Biết
-
Đau Bụng Trên Rốn âm ỉ Có Thể Bạn đã Mắc Phải Căn Bệnh Nguy Hiểm ...
-
7 Cách Hỗ Trợ Cải Thiện Nhanh đau Bụng Trên Rốn Do Rối Loạn Tiêu Hóa
-
Đau Bụng Bên Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Viêm Dạ Dày: Bệnh Của Lối Sống Thời Hiện đại
-
6 Nguyên Nhân Gây đau Bụng Quanh Rốn Và Cách Xử Trí - Medihub
-
Đau Bụng Về đêm: 7 Nguyên Nhân Và Biện Pháp Cải Thiện - Hello Bacsi
-
Những Cơn đau Bụng Bất Thường, Cần Cảnh Giác
-
Đau Bụng, Cấp Tính - Rối Loạn Tiêu Hóa - Cẩm Nang MSD