Dầu Cá Omega 3 | Công Dụng, Cách Dùng Và Nguồn Bổ Sung
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
Omega-3 là axit béo thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện, đặc biệt hỗ trợ tim mạch, cải thiện chức năng não bộ và giảm viêm. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa, việc hiểu rõ về phân loại, liều dùng và cách bổ sung Omega-3 là rất cần thiết.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong sản xuất và phân phối TPCN, nổi bật với dòng sản phẩm Omega 3 Fish Oil, Mediphar USA sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc xoay quanh Omega-3 trong bài viết này.
Omega 3 là gì?
Omega-3 là một loại axit béo thuộc nhóm không bão hòa đa (polyunsaturated fatty acids – PUFAs), có cấu trúc đặc trưng với liên kết đôi xuất hiện ở vị trí carbon thứ ba tính từ đầu metyl của chuỗi.
Omega-3 là dưỡng chất thiết yếu đối với sức khỏe, hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng như duy trì hoạt động của não bộ, tim mạch và hệ miễn dịch. Tuy nhiên cơ thể người không có khả năng tự tổng hợp omega-3, vì vậy cần phải bổ sung từ bên ngoài thông qua chế độ ăn uống hoặc các thực phẩm chức năng chứa omega-3.
Ba loại omega-3 chính
Omega-3 có nhiều loại khác nhau, nhưng các nghiên cứu khoa học thường tập trung vào ba loại chính là ALA, EPA và DHA vì chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người. Cụ thể như sau (1):
ALA (Axit alpha-linolenic)
- Axit alpha-linolenic (ALA): Là loại omega-3 chuỗi ngắn, chứa 18 nguyên tử carbon, có công thức hóa học của ALA là C₁₈H₃₀O₂.
- Nguồn: Là loại Omega-3 phổ biến nhất trong chế độ ăn uống, đặc biệt là từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
- Hấp thụ: Cơ thể không thể tổng hợp ALA nên chúng ta cần bổ sung từ thực phẩm. Một phần ALA có thể chuyển hóa thành EPA và DHA, nhưng tỷ lệ này thấp thường dưới 15%. (1)
- Vai trò: ALA chủ yếu là tiền chất của EPA và DHA.
Xem thêm: Axit alpha-lipoic là gì? ALA công dụng & lưu ý khi sử dụng
EPA (Axit eicosapentaenoic)
- Axit eicosapentaenoic (EPA): Là chuỗi omega-3 dài, chứ 20 carbon và có công thức hóa học là EPA là C₂₀H₃₀O₂.
- Nguồn: EPA được tìm thấy nhiều trong các loại cá béo và dầu cá.
- Vai trò: EPA thiên về chống viêm và bảo vệ tim mạch.
- Hấp thụ: EPA dễ sử dụng trực tiếp hơn, trong khi ALA cần chuyển hóa để tạo hiệu quả tương tự.
Xem thêm: EPA là hoạt chất gì? và 6 tác dụng không thể bỏ qua của EPA
DHA (Axit docosahexaenoic)
- Axit docosahexaenoic (DHA): Cũng là chuỗi omega-3 dài tương tự như EPA, nhưng chứa 22 carbon và có công thức hóa học là C₂₂H₃₂O₂.
- Nguồn: DHA thường được tìm thấy nhiều trong cá béo và tảo biển.
- Vai trò: DHA đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển não bộ, hệ thần kinh và thị giác.
- Hấp thụ: DHA được cơ thể sử dụng trực tiếp, không cần chuyển đổi như ALA.
Tác dụng của omega-3 đối với sức khỏe
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Omega-3, đặc biệt là EPA và DHA, có lợi ích lớn đối với sức khỏe tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều cá hoặc bổ sung omega-3 có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bao gồm suy tim, bệnh mạch vành, và nhồi máu cơ tim.
Những dẫn chứng này là kết quả của những nghiên cứu lâu dài, đặc biệt là từ các dân tộc ăn nhiều cá như người Inuit ở Greenland và người Nhật, nơi tỷ lệ bệnh tim rất thấp.
Triglyceride là một loại chất béo trong cơ thể, nếu ở mức quá cao có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Một nghiên cứu năm 2020 với 43.998 người tham gia cho thấy EPA và DHA giúp giảm triglyceride khoảng 15%. Một số loại thuốc kê đơn chứa omega-3 đã được phê duyệt để giảm triglyceride ở những người có mức rất cao. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thành phần và hiệu quả của các loại thuốc này khác với thực phẩm bổ sung omega-3 thông thường.
Trong một nghiên cứu đã thực hiện với 11.000 đối tượng có sử dụng kết hợp EPA và DHA 850mg/ngày trong 3,5 năm. Ước tính khoảng 25% số người thực hiện đã giảm các cơn đau tim và giảm 45% tỷ lệ tử vong đột ngột.
Hỗ trợ chức năng não bộ
Omega-3, đặc biệt là DHA đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe não bộ. DHA là thành phần cấu trúc chính của não, chiếm khoảng 40% axit béo không bão hòa đa trong chất xám, giúp màng tế bào thần kinh luôn khỏe mạnh và hoạt động tốt. Chính vì thế việc bổ sung đầy đủ DHA hỗ trợ phát triển và chức năng não bộ, cải thiện khả năng nhận thức, đồng thời giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ và các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer.
Trong một nghiên cứu với bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis), bệnh nhân sử dụng omega-3 giúp giảm tần suất tái phát, giảm viêm và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đối với bệnh tâm thần phân liệt (Schizophrenia), EPA – một dạng omega-3, có thể giảm triệu chứng lo âu, trầm cảm và hành vi bạo lực.
Một số nghiên cứu khác cho thấy rằng những người tiêu thụ nhiều omega-3 từ thực phẩm như cá có nguy cơ thấp hơn mắc bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ và các vấn đề về chức năng nhận thức.
Tuy nhiên, về hiệu quả lâu dài của omega-3 đối với sức khỏe não bộ vẫn cần được nghiên cứu thêm.
Tốt cho mắt
DHA là thành phần thiết yếu, chiếm tới 60% trong cấu trúc võng mạc, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực khỏe mạnh. Việc bổ sung omega-3 một cách hợp lý không chỉ hỗ trợ bảo vệ mắt mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe thị giác.
Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở người cao tuổi. Một số nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ nhiều omega-3 từ thực phẩm như cá có nguy cơ thấp hơn mắc AMD. Tuy nhiên, nếu đã mắc bệnh, việc bổ sung omega-3 không làm chậm sự tiến triển của bệnh hoặc ngăn ngừa mất thị lực.
Khô mắt cũng là vấn đề về mắt thường gặp phải. Tình trạng này xảy ra khi nước mắt không đủ giữ ẩm, gây khó chịu và ảnh hưởng đến thị lực. Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung omega-3, đặc biệt là EPA và DHA, có thể giúp giảm triệu chứng khô mắt.
Tuy nhiên, một nghiên cứu lớn gần đây cho thấy những người uống dầu cá chứa 2.000 mg EPA và 1.000 mg DHA mỗi ngày trong 1 năm không cải thiện đáng kể triệu chứng khô mắt so với nhóm dùng giả dược. Do đó, cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tác động của omega-3 đối với bệnh khô mắt.
Tốt cho bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh lý gây đau mãn tính, sưng, cứng và suy giảm chức năng ở các khớp. Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc bổ sung omega-3 kết hợp với các loại thuốc và phương pháp điều trị tiêu chuẩn có thể hỗ trợ kiểm soát RA.
Một ví dụ điển hình là người mắc RA sử dụng omega-3 thường cần ít thuốc giảm đau hơn. Tuy nhiên, hiện chưa có kết luận rõ ràng về việc omega-3 có giúp giảm đau khớp, sưng viêm hoặc cứng khớp vào buổi sáng hay không.
Một đánh giá năm 2022 từ 30 nghiên cứu (với 1.420 người tham gia) cho thấy việc tiêu thụ thực phẩm giàu axit béo không bão hòa đa (PUFAs), đặc biệt là omega-3, có thể cải thiện các triệu chứng như đau, sưng và cứng khớp, đồng thời có thể là một bổ sung phù hợp cùng liệu pháp thuốc trong điều trị viêm khớp dạng thấp (RA). Tuy nhiên các bằng chứng này vẫn còn hạn chế, cần được nghiên cứu sâu hơn.
Tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh
Omega-3 đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng cho thai kỳ và giai đoạn cho con bú. Theo Hướng dẫn Dinh dưỡng của Mỹ (2020–2025), phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên ăn khoảng 225–340g hải sản mỗi tuần. Tuy nhiên, nên chọn các loại cá giàu EPA và DHA nhưng ít thủy ngân, như cá hồi, cá trích, cá mòi và cá hồi suối để tránh gây hại cho não và hệ thần kinh.
Một đánh giá năm 2018 từ 70 nghiên cứu với gần 20.000 phụ nữ mang thai cho thấy bổ sung omega-3 chuỗi dài (LCPUFAs) giúp giảm nguy cơ sinh non (trước 37 tuần) và sinh cực non (trước 34 tuần). Ngoài ra, trẻ sinh ra từ các bà mẹ bổ sung omega-3 cũng ít có nguy cơ nhẹ cân và ít phải vào khu chăm sóc đặc biệt sơ sinh hơn.
Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung nhiều omega-3 từ thực phẩm và thực phẩm chức năng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú và có thể cả ung thư đại trực tràng.
Tuy nhiên, trong một thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn lại không tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa việc bổ sung omega-3 và việc giảm nguy cơ tổng thể của các loại ung thư, bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt, hoặc đại trực tràng. Hiện vẫn cần thêm các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng để xác định rõ ràng tác động của omega-3 đối với nguy cơ mắc ung thư.
Xem thêm: Bật mí tác dụng của dầu cá omega 3 với sức khỏe
Cơ thể phân giải Omega 3 như thế nào?
Khi bổ sung Omega 3 thông qua đường ăn uống, cơ thể sẽ tiêu hóa Omega-3 tại ruột non, tái cấu trúc thành triglyceride và vận chuyển thông qua hệ bạch huyết đến các mô và gan. Tại đây, chúng tham gia vào nhiều chức năng quan trọng như cấu tạo màng tế bào, sản xuất eicosanoid, và dự trữ năng lượng. Cụ thể:
- Hấp thụ trong đường tiêu hóa: Omega-3 từ thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung được tiêu hóa tại ruột non, với sự hỗ trợ của dịch mật nhũ tương hóa và enzyme lipase tụy phân giải triglyceride để thành axit béo tự do và monoacylglycerol.
- Hình thành micelle: Các axit béo tự do, monoacylglycerol và các thành phần nhũ tương hóa khác kết hợp với dịch mật để tạo thành micelle, giúp vận chuyển lipid đến bề mặt tế bào niêm mạc ruột.
- Hấp thụ qua tế bào niêm mạc ruột: Tại đây Micelle giải phóng axit béo tự do và monoacylglycerol, cho phép chúng khuếch tán vào tế bào biểu mô ruột non (enterocytes), nơi chúng được tái tổng hợp thành triglyceride và đóng gói trong các hạt chylomicron.
- Vận chuyển qua hệ bạch huyết: Chylomicron mang triglyceride (bao gồm omega-3) đi qua hệ bạch huyết và vào máu, sau đó phân phối đến các mô như gan, tim, não, và cơ.
- Chuyển hóa tại gan: Tại gan, ALA có thể được chuyển hóa thành EPA và DHA. Các chất này được sử dụng để tổng hợp phospholipid hoặc lipoprotein.
- Sử dụng ở cấp độ tế bào: EPA và DHA được tích hợp vào màng tế bào để duy trì tính linh hoạt, chức năng tín hiệu, và hoạt động sinh học. Chúng cũng được chuyển hóa thành eicosanoid, resolvin, và protectin, đóng vai trò trong việc điều hòa viêm và miễn dịch.
- Dự trữ hoặc oxy hóa: Phần omega-3 không sử dụng ngay sẽ được lưu trữ trong mô mỡ hoặc bị oxy hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Liều dùng omega-3 hàng ngày hiệu quả theo từng độ tuổi
Hiện nay, chưa có khuyến nghị cụ thể về liều lượng omega-3 tổng thể (EPA và DHA), ngoại trừ ALA (axit alpha-linolenic). Dưới đây là lượng ALA được khuyến nghị hàng ngày (tính theo gram) tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính:
- Trẻ sơ sinh (0–12 tháng): 0,5g (tổng omega-3)
- Trẻ em 1–3 tuổi: 0,7g
- Trẻ em 4–8 tuổi: 0,9g
- Bé trai 9–13 tuổi: 1,2g
- Bé gái 9–13 tuổi: 1,0g
- Nam thiếu niên 14–18 tuổi: 1,6g
- Nữ thiếu niên 14–18 tuổi: 1,1g
- Nam giới trưởng thành: 1,6g
- Nữ giới trưởng thành: 1,1g
- Phụ nữ mang thai (bao gồm thiếu niên): 1,4g
- Phụ nữ đang cho con bú (bao gồm thiếu niên): 1,3g
Lưu ý: Đối với trẻ sơ sinh (0–12 tháng), khuyến nghị áp dụng cho tổng lượng omega-3 (bao gồm ALA, EPA và DHA). Các giá trị còn lại chỉ áp dụng riêng cho ALA.
Ngoài ra, theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mỗi tuần nên tiêu thụ ít nhất hai khẩu phần cá, đặc biệt là các loại cá béo. Một khẩu phần tương đương khoảng 3 ounce (85 gram) cá đã nấu chín, hoặc khoảng ¾ cốc cá đã được làm vụn.
Xem thêm: Dầu cá omega-3, bật mí liều dùng và thời gian uống tốt nhất
Những nguồn thực phẩm cung cấp omega-3 tốt
- Thực vật chứa ALA: Các loại dầu thực vật như dầu hạt lanh, dầu đậu nành và dầu cải có hàm lượng ALA cao. Ngoài ra, hạt chia và quả óc chó cũng là nguồn cung cấp ALA đáng kể.
- Hải sản chứa EPA và DHA: Cá béo nước lạnh như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích và cá mòi chứa lượng omega-3 cao. Trong khi đó, cá ít béo như cá rô, cá rô phi, cá tuyết và động vật có vỏ chứa ít omega-3 hơn. Hàm lượng omega-3 trong cá cũng phụ thuộc vào thức ăn mà cá tiêu thụ.
- Cá nuôi và cá tự nhiên: Cá nuôi thường chứa nhiều EPA và DHA hơn cá tự nhiên, nhưng điều này phụ thuộc vào loại thức ăn mà chúng được cho ăn. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy hàm lượng EPA và DHA trong cá hồi nuôi đã giảm đáng kể từ năm 2006 đến 2015 do thay đổi thành phần thức ăn.
- Thịt bò: Thịt bò có rất ít omega-3. Tuy nhiên, bò được nuôi bằng cỏ có lượng omega-3 cao hơn một chút (chủ yếu là ALA) so với bò được nuôi bằng ngũ cốc.
- Thực phẩm bổ sung omega-3: Một số sản phẩm như trứng, sữa chua, nước ép, sữa và đồ uống từ đậu nành được bổ sung thêm DHA và omega-3 khác. Từ năm 2002, DHA và axit arachidonic (AA) đã được bổ sung vào hầu hết các loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh ở Mỹ.
Bảng giá trị dinh dưỡng
Dưới đây là bảng giá trị dinh dưỡng về hàm lượng omega-3 theo 3 loại, được tính trên mỗi khẩu phần của một số thực phẩm phổ biến.
Thực phẩm | Grams mỗi khẩu phần | ||
ALA | DHA | EPA | |
| 7.26 | ||
| 5.06 | ||
| 2.57 | ||
| 2.35 | ||
| 1.24 | 0.59 | |
| 1.22 | 0.35 | |
| 0.94 | 0.77 | |
| 1.28 | ||
| 0.74 | 0.45 | |
| 0.59 | 0.43 | |
| 0.04 | 0.63 | 0.28 |
| 0.92 | ||
| 0.76 | ||
| 0.74 | ||
| 0.14 | 0.23 | 0.30 |
| 0.47 | 0.18 | |
| 0.28 | ||
| 0.12 | 0.12 | |
| 0.28 | ||
| 0.04 | 0.07 | 0.10 |
| 0.17 | 0.02 | |
| 0.04 | 0.11 | |
| 0.09 | 0.06 | |
| 0.10 | 0,04 | |
| 0.10 | ||
| 0.04 | ||
| 0.03 | ||
| 0.02 | 0.01 | |
| 0.01 |
Một số câu hỏi thường gặp về omega-3
Khi nào nên bổ sung Omega-3
Ngoài việc bổ sung Omega-3 theo lượng khuyến cáo hàng ngày, bạn có thể cân nhắc bổ sung thêm khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Da khô, bong tróc: Tình trạng này có thể do thiếu hụt Omega-3, khiến da mất đi độ ẩm và độ đàn hồi cần thiết.
- Tóc dễ gãy rụng: Thiếu Omega-3 có thể làm tóc yếu và dễ gãy, do tóc không được nuôi dưỡng đủ từ bên trong.
- Mỏi mắt hoặc khô mắt: Cảm giác khô hoặc mỏi mắt có thể là dấu hiệu cơ thể cần thêm Omega-3, đặc biệt là DHA, để hỗ trợ sức khỏe thị lực.
- Đau khớp hoặc viêm khớp: Omega-3 có tác dụng chống viêm, giúp giảm đau và cải thiện tình trạng viêm khớp. Vì thế nếu có dấu hiệu đau khớp có khả năng bạn đang thiếu hụt omega-3.
- Mệt mỏi, kém tập trung: Thiếu Omega-3 có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ, gây giảm trí nhớ và khó tập trung.
- Triglyceride cao hoặc nguy cơ tim mạch: Nếu chỉ số mỡ máu tăng cao, cơ thể có thể đang cần Omega-3 để giảm triglyceride và bảo vệ tim mạch.
- Thường xuyên cảm thấy căng thẳng hoặc lo âu: OTâm trạng bất ổn hoặc lo âu có thể là tín hiệu cho thấy cơ thể cần Omega-3 để hỗ trợ sức khỏe tinh thần.
Lưu ý: Nếu xuất hiện những dấu hiệu này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định liều lượng Omega-3 phù hợp và tránh lạm dụng.
Những ai không nên uống omega-3?
Mặc dù axit béo omega-3 mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng chúng. Dưới đây là một số nhóm người nên thận trọng hoặc tránh sử dụng omega-3:
- Người bị dị ứng hải sản: Những người dị ứng với hải sản có thể phản ứng với dầu cá chứa omega-3. Hiện chưa rõ liệu dầu cá có an toàn cho người dị ứng hải sản hay không. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Người có rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông: Omega-3 có thể làm loãng máu, tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, người có rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung omega-3.
- Người chuẩn bị phẫu thuật: Vì omega-3 có thể tăng nguy cơ chảy máu, nên các chuyên gia khuyên cáo nên ngừng dùng omega-3 khoảng 1–2 tuần trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ này.
- Người bị huyết áp thấp: Omega-3 có thể làm giảm huyết áp. Nếu bạn đã có huyết áp thấp, việc bổ sung omega-3 có thể khiến huyết áp giảm quá mức.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Mặc dù omega-3 quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh, nhưng việc bổ sung cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ và đúng liều lượng khuyến cáo để đảm bảo an toàn.
Omega 3 nên uống trong bao lâu?
Việc bổ sung omega-3 thường được coi là an toàn khi tuân thủ liều lượng khuyến nghị. Tuy nhiên, sử dụng liều cao omega-3 trong thời gian dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn như đã đề cập ở trên.
Hiện chưa có hướng dẫn chính thức về thời gian sử dụng omega-3. Tuy nhiên, các tổ chức y tế thường khuyến nghị mức tiêu thụ tối thiểu 250 mg và tối đa 4.000 mg EPA và DHA kết hợp mỗi ngày, trừ khi có chỉ định khác từ chuyên gia y tế.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt đầu bổ sung omega-3, đặc biệt nếu dự định sử dụng trong thời gian dài hoặc với liều lượng cao.
Omega-3 có gây hại cho sức khỏe không?
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo không nên tiêu thụ quá 5 gram EPA và DHA kết hợp mỗi ngày từ các thực phẩm bổ sung. Khi được sử dụng đúng liều lượng khuyến nghị, các sản phẩm bổ sung dầu cá (omega-3) nhìn chung được coi là an toàn. Tuy nhiên, omega-3 cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ như:
- Hậu vị tanh
- Hơi thở có mùi khó chịu
- Chứng ợ nóng, buồn nôn hoặc tiêu chảy
- Phát ban trên da
Ngoài ra, việc sử dụng liều cao dầu cá có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt nếu muốn dùng liều cao.
Omega-3 và omega 3-6-9 loại nào tốt hơn?
Omega-3 và omega 3-6-9 đều là các loại axit béo không bão hòa cần thiết, nhưng mỗi loại có đặc điểm riêng.
- Omega-3: Cần thiết cho sức khỏe tim mạch, não bộ và thị giác. Do cơ thể không tự sản xuất được omega-3, nên cần bổ sung omega-3 từ thực phẩm như cá béo, hạt lanh và thực phẩm bổ sung.
- Omega-6: Dễ dàng tìm thấy trong dầu thực vật và các loại hạt. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều omega-6 so với omega-3 có thể gây viêm.
- Omega-9: Cơ thể tự tổng hợp được và thường đã có đủ trong chế độ ăn uống từ dầu ô liu, dầu hạt cải.
Do chế độ ăn uống hiện nay thường dư thừa omega-6 và omega-9, nhưng lại thiếu hụt omega-3, nên các chuyên gia thường khuyến nghị bổ sung omega-3 riêng để cân bằng tỷ lệ các axit béo, hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe.
Xem thêm: Dầu cá loại nào tốt? 9 thương hiệu omega 3 tốt nhất nhất hiện nay
Khi mua viên uống omega-3 lưu ý gì?
Khi mua thực phẩm chức năng (TPCN) omega-3, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau để đảm bảo chất lượng và hiệu quả:
- Hàm lượng EPA và DHA: Chọn sản phẩm cung cấp ít nhất 500 mg kết hợp EPA và DHA mỗi ngày để hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
- Nguồn gốc: Omega-3 từ cá nhỏ như cá cơm và cá mòi thường chứa ít thủy ngân hơn. Đối với người ăn chay, omega-3 từ tảo biển là lựa chọn phù hợp.
- Kiểm nghiệm chất lượng: Ưu tiên sản phẩm được kiểm nghiệm để đảm bảo không chứa chất gây ô nhiễm.
Như vậy, omega-3 mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này, Mediphar USA đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để lựa chọn và sử dụng omega-3 một cách hiệu quả nhất.
Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm omega-3 chất lượng cao, Omega 3 Fish Oil của Mediphar USA chính là sự lựa chọn an toàn, đáp ứng tiêu chí về chất lượng với giá cả phù hợp, giúp hỗ trợ sức khỏe cho bạn và gia đình.
Xem ngay sản phẩm: Omega 3 Fish Oil
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.
> Xem thêm về tác giả
Từ khóa » Tác Dụng Của Omega 3 Với Làn Da
-
6 Lợi ích Của Omega 3 Với Da Và Tóc | Vinmec
-
Những Lợi ích Bất Ngờ Của Omega 3 đối Với Da Và Tóc - Báo Lao Động
-
5+ Tác Dụng Của Omega 3 Với Làn Da Phụ Nữ
-
Uống Omega 3 Có đẹp Da Không? - Nhà Thuốc 365
-
Bạn Có Biết Những Tác Dụng Của Omega 3 đối Với Làn Da
-
6 Tác Dụng Của Omega 3 Với Làn Da Sẽ Làm Bạn Bất Ngờ - Fado
-
Bật Mí 5 Tác Dụng Của Omega 3 Với Làn Da, Liệu Bạn đã Biết?
-
Axit Béo Omega Là Gì? Tác Dụng Của Omega 3 6 9 Trong Làm đẹp
-
Tác Dụng Của Dầu Cá Omega 3 đối Với Làn Da Của Bạn - Austores
-
12 Tác Dụng Của Omega 3 Và Các Lưu ý Khi Bổ Sung - Hello Bacsi
-
Công Dụng Tuyệt Vời Của Omega 3 Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả Nhất
-
5 Tác Dụng Của Omega 3 đối Với Làn Da Phụ Nữ - Vua Yến Mạch
-
Tác Dụng Của Omega 3 Với Làn Da Và Sức Khỏe - LÂM HẢI AN
-
Tác Dụng Của Omega 3 Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả Nhất
-
Tác Dụng Của Omega 3 đối Với Làn Da Của Bạn - ADIVA.COM.VN
-
Tác Dụng Của Omega 3 Với Làn Da - R
-
17 Tác Dụng Thần Thánh Của Omega 3 Có Thể Bạn Chưa Biết.
-
6 Lợi ích Của Axit Béo Omega-3 đối Với Làn Da Và Mái Tóc - Suckhoe123
-
3 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Omega 3 Mà Bạn Nên Biết