Đau Cơ Liên Sườn Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Giảm đau Hiệu Quả

Đau cơ liên sườn mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động của cơ thể. Chính vì vậy, bệnh cần được phát hiện sớm và có phương án điều trị thích hợp giúp người bệnh lấy lại chất lượng sống.

5/5 - (195 bình chọn)
  1. 1. Đau cơ liên sườn là gì?
  2. 2. Nguyên nhân
    1. 2.1. Vận động mạnh
    2. 2.2. Tổn thương, chấn thương
    3. 2.3. Thói quen sinh hoạt
  3. 3. Triệu chứng đau cơ liên sườn
  4. 4. Khi nào bạn cần đến bác sĩ
  5. 5. Phương pháp điều trị đau cơ liên sườn
    1. 5.1. Sử dụng thuốc
    2. 5.2. Tiến hành vật lý trị liệu
    3. 5.3. Phẫu thuật
  6. 6. Cách phòng tránh đau cơ liên sườn

1. Đau cơ liên sườn là gì?

Đầu tiên chúng ta cần hiểu cơ liên sườn là gì? Theo đó, đây là một nhóm cơ chạy dọc theo 2 bên xương sườn. Bao gồm 2 nhóm cơ ngoài và trong. Cơ liên sườn có nhiệm vụ duy trì sự cân bằng và tham gia vào các hoạt động khác của cơ thể như di chuyển và các cử dụng cần dùng sức.

Đặc biệt, nhóm cơ này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình tập luyện và chơi thể thao với cường độ cao của con người. Chính vì vậy, đau cơ liên sườn là triệu chứng thường gặp ở các vận động viên và những người có thói quen rèn luyện với cường độ cao.

Đau cơ liên sườn là gì?

Đau cơ liên sườn là gì?

Tóm lại, đau cơ liên sườn bên trái hoặc phải là tình trạng tổn thương của các nhóm cơ dọc xương sườn. Tình trạng này có thể dẫn đến viêm cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động sinh hoạt của con người. Khi không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát sinh những biến chứng nghiêm trọng.

>> Tìm hiểu ngay: Đau thần kinh liên sườn, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

2. Nguyên nhân

Bạn có thể đau cơ liên sườn trái hoặc phải xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:

2.1. Vận động mạnh

Như đã nói ở trên, tình trạng đau nhói ở nhóm cơ này gặp chủ yếu ở những vận động viên, những người thường xuyên vận động nhiều với cường độ mạnh. Bên cạnh đó, những chuyển động mạnh, đột ngột như các bài tập bụng crunch, sit-up cũng gây nên tình trạng này.

2.2. Tổn thương, chấn thương

Tất cả những va chạm, tác động mạnh tại vùng mô mềm, xương đều có thể gây tổn thương trực tiếp lên vùng cơ sườn. Chẳng hạn như:

  • Hắt hơi, ho mãn tính.
  • Sai sót trong phẫu thuật dẫn đến các tổn thương mô ở nhóm cơ liên sườn.
  • Bị viêm dây chằng.
  • Tổn thương cột sống hoặc dây thần kinh liên sườn.

2.3. Thói quen sinh hoạt

Một số thói quen sinh hoạt xấu dưới đây có thể khiến bạn bị đau cơ liên sườn:

  • Ngồi quá lâu một chỗ hoặc ngồi sai tư thế.
  • Ăn uống không đủ dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin và một số khoáng chất như sắt, magie…
  • Thường xuyên thức khuya, sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia…

Để điều trị đau cơ liên sườn, người bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám, sớm tìm ra nguyên nhân và được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Ngồi quá lâu một chỗ cũng khiến cơ liên sườn bị đau

Ngồi quá lâu một chỗ cũng khiến cơ liên sườn bị đau

3. Triệu chứng đau cơ liên sườn

Tuỳ theo nguyên nhân, người bệnh có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau. Trong đó bao gồm một số dấu hiệu điển hình như:

  • Đau nhức cơ sườn, sau đó lan rộng ra nhiều khu vực khác như sống lưng, bụng.
  • Sưng tấy hoặc bầm tím ở vùng cơ liên sườn.
  • Các cơ có dấu hiệu suy yếu.
  • Đau khi cười, hắt hơi hoặc hít thở sâu.

Trong trường hợp cơn đau phát sinh do căng cơ, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng nếu bạn cố gắng hoạt động. Thậm chí bạn có thể bị rách cơ.

4. Khi nào bạn cần đến bác sĩ

Thông thường các cơn đau cơ liên sườn có thể tự hết sau khoảng một vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng đau nghiêm trọng, khiến bạn không thể chịu đựng được, gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt của bạn. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu gặp một trong các yếu tố sau:

  • Mất khả năng đi lại hoặc cử động.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao.
  • Vùng bị chấn thương sưng tấy và đau nhức khó chịu.

5. Phương pháp điều trị đau cơ liên sườn

5.1. Sử dụng thuốc

Một số trường hợp đau nặng, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một hoặc một số loại thuốc giảm đau kết hợp theo toa để kiểm soát tình trạng đau. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này bao gồm:

  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid: diclofenac, naproxen
  • Thuốc giảm đau opioid: dexamethason
  • Thuốc giãn cơ: Eperison…

Các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, nên bạn cần thận trọng trong quá trình sử dụng.

Thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc Tây

Thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc Tây

5.2. Tiến hành vật lý trị liệu

Với những trường hợp gặp chấn thương nghiêm trong, để phục hồi chức năng bạn có thể phải sử dụng đến vật lý trị liệu. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị và chế độ tập luyện phù hợp cho bạn.

5.3. Phẫu thuật

Đa số các trường hợp đau cơ liên sườn hiếm khi phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu cơn đau của bạn bắt nguồn từ những chấn thương nghiêm trọng chẳng hạn như rách cơ, thì phẫu thuật là điều cần thiết trong những trường hợp này.

6. Cách phòng tránh đau cơ liên sườn

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, người bệnh có thể hạn chế các cơn đau cơ liên sườn bằng việc chú ý đến chế độ sinh hoạt và làm việc như sau:

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, thực hiện các động tác giúp cơ vận động linh hoạt.
  • Tránh vận động mạnh và bê vác vật quá nặng gây ảnh hưởng đến các cơ.
  • Hạn chế ngồi quá lâu một chỗ, một tư thế.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh là nguyên nhân gây đau cơ liên sườn như viêm dây chằng, đau dây thần kinh liên sườn,…
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, không thức khuya, làm việc quá sức.

Ngoài ra, đi kiểm tra sức khỏe định kỳ một hoặc hai lần mỗi năm để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý là vô cùng cần thiết.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về chứng đau cơ liên sườn để phân biệt với các triệu chứng của bệnh khác. Hãy xây dựng cho mình lối sinh hoạt lành mạnh để các bệnh về cơ xương khớp không còn làm phiền đến cuộc sống của bạn.

XEM THÊM:

  • Viêm dây thần kinh liên sườn nên ăn gì, kiêng gì?
  • Đau thần kinh liên sườn khám ở đâu uy tín?

Từ khóa » đau Dọc 2 Bên Sườn