Đau Do Thần Kinh Liên Sườn - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Trong trường hợp không tìm được nguyên nhân thì gọi đó là đau thần kinh liên sườn tiên phát, cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Thần kinh liên sườn là các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1-D12 chạy dọc theo bờ dưới của các xương sườn cùng với động mạch, tĩnh mạch liên sườn trong bó mạch thần kinh liên sườn và chia thành hai nhánh với nhánh trước có nhiệm vụ điều khiển sự co giãn của các cơ liên sườn trong động tác hô hấp và các cử động khác, nhánh sau tiếp nhận cảm giác của da và các cơ quan, các bộ phận trong lồng ngực.
Vì liên quan của nó như vậy nên các bệnh lý của tủy sống, cột sống, xương sườn và thành ngực đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Hơn nữa, các dây thần kinh liên sườn cũng là các dây thần kinh nằm ở nông nên dễ bị tác động của các yếu tố ngoại cảnh.
Đau thần kinh liên sườn thường được người bệnh mô tả bằng các từ như: “đau ngực”, “tức ngực”, “đau mạng sườn”. Bởi vì những cơn đau thường kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn nên người bệnh thường chỉ đau ở một bên, đau từ trước ngực lan theo “mạng sườn” ra phía sau ở cạnh cột sống, có thể có điểm đau và hiện tượng tăng cảm giác ở vùng đau khi sờ vào vùng bị đau.
Đau dây thần kinh liên sườn thường xuất hiện kèm theo khi mắc các bệnh: cúm, lao, thấp khớp, các bệnh về phổi, màng phổi, tim, gan hay tổn thương ở đốt sống lưng như: lao cột sống, ung thư nguyên phát hay di căn, thoái hóa, u tủy.
Trong một số trường hợp, người bệnh có cảm giác đau từ phía trước vùng ngực, xương ức trở vào cột sống, đau tăng khi ho, hắt hơi hay thay đổi tư thế. Trên người mắc bệnh Zona sườn thường có những biểu hiện ban đầu là đau, sau đó phát ban đỏ, nổi mụn nước ở vùng da có dây thần kinh liên sườn đi qua rồi cuối cùng xuất hiện ban da hình dãy từ cột sống tới xương ức.
Đau dây thần kinh liên sườn là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, do đó khi bị đau cần phải đến bác sĩ để được khám, tìm nguyên nhân của bệnh như:
Do thoái hóa cột sống: thường gặp ở người cao tuổi, tính chất khu trú thường không rõ ràng. Người bệnh có cảm giác đau là ê ẩm, không cấp tính, kèm theo đau âm ỉ cột sống ngực cả khi nghỉ và khi vận động, ấn vào điểm đau, người bệnh thấy tức nhẹ và dễ chịu.
Cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn
Do lao cột sống hoặc ung thư cột sống: thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên trở lên, bệnh diễn biến nặng, khu trú tại vùng cột sống bị tổn thương. Người bệnh thường có cơn đau chói cả hai bên sườn, có khi đau như bó chặt lấy ngực hoặc bụng, trong trường hợp này rất dễ bị nhầm với cơn đau thắt ngực hoặc đau dạ dày, khi đó nếu ấn cột sống sẽ có điểm đau chói, người bệnh đau liên tục suốt ngày đêm, tăng khi thay đổi tư thế hoặc vận động. Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện như: sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân và có thể có biến dạng cột sống nếu ở giai đoạn nặng…
Do bệnh lý tủy sống: đau dây thần kinh liên sườn thường là triệu chứng sớm của u rễ thần kinh, u ngoại tủy. Trong bệnh lý ở tủy sống, cơn đau thường ở một bên, khu trú rõ, đau ở một bên sườn.
Đau dây thần kinh liên sườn ở các bệnh lý cột sống, tủy sống thường là các triệu chứng sớm nên nếu được phát hiện sẽ khám và chẩn đoán sớm được các bệnh trên bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại như MRI, CT-Scanner.
Đau dây thần kinh liên sườn do nhiễm khuẩn: thường gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona, trong trường hợp này cơn đau sẽ biểu hiện qua 2 giai đoạn.
Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: cơn đau xuất hiện ở vùng cạnh cột sống hoặc vùng liên cột sống - bả vai, có thể đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoảng liên sườn ra phía trước, đau âm ỉ cả ngày và đêm, đau khi hít thở sâu, khi thay đổi tư thế, ho, hắt hơi do đó người bệnh thường dễ nhầm với các bệnh lý của phổi. Ngoài ra, khi ấn vùng cạnh cột sống người bệnh thấy đau tức, lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. Đây là bệnh do lạnh hoặc do vận động sai tư thế gây ra.
Bệnh thường được biểu hiện bởi cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Do đó, người bệnh rất dễ nhầm với các cơn đau tức ngực bởi biểu hiện sau:
Đau ngực: cơn đau từ xuất phát từ vùng ngực, xương ức trở vào cột sống, đau tăng lên khi ho, hắt hơi hay thay đổi tư thế. Người bệnh thường chỉ đau ở một bên, có thể có điểm đau rõ rệt và tăng cảm giác ở vùng đau khi sờ vào.
Đau do zona liên sườn: cơn đau xuất hiện trong khoảng 3 - 4 ngày, người bệnh thường đau một bên kèm cảm giác nóng rát ở người trẻ, đau nhiều ở người già. Ngoài ra, người bệnh cảm thấy mệt, sốt nhẹ, có thể có hạch ở nách, sau đó phát ban đỏ, nỗi mụn nước ở vùng da có dây thần kinh liên sườn đi qua.
Đau do thần kinh liên sườn là biểu hiện của rất nhiều các chứng bệnh do đó để phòng ngừa chúng đau này cần thực hiện tốt những biện pháp sau:
- Cần điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm khuẩn, chống loãng xương, tránh chấn thương và không lạm dụng thuốc corticoid.
- Phát hiện sớm biểu hiện của bệnh đau dây thần kinh liên sườn và các chứng đau của bệnh tim, phổi, bệnh nhiễm khuẩn. Khi có biểu hiện đau tức ngực, đau mạng sườn cần đến ngay bác sĩ để được khám và xác định nguyên nhân.
BS. HỒ VĂN CƯNG
Mang niềm vui đến cho bệnh nhi ung thư | Cần đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế | Top 10 ca khúc bán chạy nhất mọi thời đại ở Anh |
Từ khóa » đau Dọc 2 Bên Sườn
-
Đau ở Dưới Ngực Và Hai Bên Sườn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Vinmec
-
Đau Cơ Liên Sườn Và Những điều Bạn Cần Biết - Hapacol
-
Đau 2 Bên Sườn, Cơ Thể Mệt Mỏi, Miệng đắng Là Dấu Hiệu Của Bệnh ...
-
Đau Bụng 2 Bên Sườn Thường Xuyên Là Bệnh Gì?
-
Đau Xương Sườn: 6 Nguyên Nhân Có Thể Bạn Chưa Biết - Hello Bacsi
-
Bị đau Hai Bên Sườn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - GiaDinhMoi
-
Đau Cơ Liên Sườn Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Giảm đau Hiệu Quả
-
Các Nguyên Nhân Phổ Biến Gây đau Sườn | BvNTP
-
Đau Lưng 2 Bên Sườn: Biểu Hiện Bệnh Lý Gì? Đừng Chủ Quan!
-
Đau Hai Bên Thắt Lưng Là Bệnh Gì Và Cách Chữa Đau 2 Bên ...
-
Đau Hạ Sườn Phải Do Nguyên Nhân Nào Và Cách Giảm đau Ra Sao?
-
Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách ...
-
Đau 2 Bên Sườn Sau Lưng Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị