Đau đầu Do Thiếu Ngủ: Bạn Phải Làm Sao? - Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Sản phẩm dành cho người lớn
Cảm - sổ mũi- Hapacol Cảm cúm
- Hapacol Capsules
- Hapacol Flu day
- Hapacol CS Day
- Hapacol CF
- Hapacol Sủi
- Hapacol 650
- Hapacol 650 extra
- Hapacol Đau Nhức
- Hapacol Extra
- Hapacol Caplet 500
- Hapacol ACE 500
- Hapacol Blue
Sản phẩm dành cho trẻ em
Cảm – sổ mũi- Hapacol 250 Flu
- Hapacol 150 Flu
- Hapacol 250
- Hapacol Child
- Hapacol 150
- Hapacol 325
- Hapacol 80
Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh. Trong thời gian ngủ, cơ thể sẽ tự phục hồi chức năng để bạn có thể hoạt động hiệu quả vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, nếu ngủ không đủ giấc, bạn có thể bị đau đầu. Theo các nghiên cứu, thiếu ngủ thường liên quan đến hai loại đau đầu khác nhau: đau nửa đầu và đau đầu căng thẳng. Để hiểu rõ hơn về tình trạng đau đầu do thiếu ngủ, bạn hãy tham khảo bài viết của nhãn hàng Hapacol sau đây nhé.
Theo các nghiên cứu, thiếu ngủ thường liên quan đến hai loại đau đầu khác nhau: đau nửa đầu và đau đầu căng thẳng. Để hiểu rõ hơn về tình trạng đau đầu do thiếu ngủ, bạn hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.
MỤC LỤC NỘI DUNG
- Đau nửa đầu và đau đầu căng thẳng là gì?
- Mối liên hệ giữa đau đầu và thiếu ngủ
- Bạn nên ngủ bao lâu thì đủ?
- Những cách điều trị đau đầu do thiếu ngủ
Đau nửa đầu và đau đầu căng thẳng là gì?
Đau nửa đầu và đau đầu căng thẳng là hai nguyên nhân chính khiến bạn mất ngủ.
Đau nửa đầu có thể gây ra đau đầu nghiêm trọng với các triệu chứng bao gồm:
- Đau thường chỉ ở một bên đầu
- Cơn đau kéo dài hàng giờ đến vài ngày
- Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh
- Buồn nôn
- Nôn
Đau đầu căng thẳng thường đau nhẹ đến trung bình xung quanh đầu và ánh sáng hoặc âm thanh không làm bệnh nặng hơn. Ngoài ra, các loại đau đầu khác có thể xảy ra trong khi ngủ, nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cho thấy chúng có liên quan đến chứng thiếu ngủ.
Mối liên hệ giữa đau đầu và thiếu ngủ
Năm 2011, các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Missouri đã công bố một nghiên cứu cho thấy thiếu giấc ngủ REM (giấc ngủ mắt chuyển động nhanh) có liên quan đến những cơn đau đầu dữ dội hơn. Trong giấc ngủ REM:
- Não sẽ hoạt động tích cực hơn
- Cơ thể thả lỏng và bất hoạt
- Các giấc mơ xuất hiện
- Mắt chuyển động nhanh
Cũng theo nghiên cứu này, thiếu ngủ làm tăng quá trình tạo protein trong cơ thể, gây chứng đau mãn tính. Các protein này có thể làm giảm ngưỡng cơ thể khi trải qua cơn đau và có thể gây ra chứng đau nửa đầu dữ dội.
Xem thêm: Người bị đau đầu nên ăn gì và nên kiêng ăn món gì
Bạn nên ngủ bao lâu thì đủ?
Người lớn khỏe mạnh nên ngủ từ 7-9 tiếng để có đủ sức khỏe và năng lượng làm việc trong ngày. Đối với từng độ tuổi, thời gian ngủ sẽ khác nhau:
Tuổi | Thời gian ngủ cần thiết |
---|---|
Trẻ sơ sinh và trẻ từ dưới 3 tháng tuổi | 14 – 17 tiếng |
Trẻ từ 4 -11 tháng tuổi | 12 – 15 tiếng |
Trẻ từ 1 – 2 tuổi | 11 – 14 tiếng |
Trẻ từ 3 – 5 tuổi | 10 – 13 tiếng |
Trẻ từ 6 – 13 tuổi | 9 – 11 tiếng |
Trẻ từ 14 -17 tuổi | 8 – 10 tiếng |
18 – 64 tuổi | 7 – 9 tiếng |
Từ 65 tuổi trở lên | 7 – 8 tiếng |
Các tình trạng khác cũng khiến bạn bị thiếu ngủ như:
- Ngáy
- Căng thẳng
- Lo lắng
- Phiền muộn
- Chứng ngưng thở lúc ngủ
- Nghiến răng
- Mệt mỏi sau chuyến bay xa
- Sử dụng sai gối
Ngoài ra, ngủ quá nhiều cũng có thể gây đau đầu.
Những cách điều trị đau đầu do thiếu ngủ
Đối với tình trạng đau đầu do thiếu ngủ nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê toa, như paracetamol (Hapacol). Những tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị thích hợp.
Ngoài ra, một số biện pháp tại nhà cũng có thể giúp giảm đau đầu do thiếu ngủ, như:
- Chườm nhiệt nóng hoặc lạnh trong 5 -10 phút mỗi lần để giảm đau đầu
- Tập thể dục, yoga hoặc thiền để thư giãn
- Châm cứu hoặc massage
- Sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin B12, coenzyme Q10 và magie
- Nghỉ ngơi trong phòng tối khi bạn cảm thấy đau đầu
Cách tốt nhất để không bị đau đầu do thiếu ngủ là xây dựng thói quen ngủ lành mạnh, bằng cách:
- Thường xuyên tập thể dục. Tuy nhiên, bạn không nên tập sát vào giờ đi ngủ vì sẽ khiến bạn khó ngủ hơn. Tốt nhất, bạn nên tập thể dục ít nhất 3 tiếng trước khi đi ngủ.
- Ăn nhẹ vào bữa tối để tránh tình trạng khó tiêu hoặc dư năng lượng.
- Ngủ đúng giờ sẽ giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi hiệu quả hơn.
- Tránh các chất kích thích như cồn, nicotine và caffeine từ 4 – 6 tiếng trước khi đi ngủ.
- Không dùng tivi hoặc máy vi tính trước khi ngủ. Thay vào đó, bạn có thể đọc sách để dễ chìm vào giấc ngủ.
- Chỉ đi ngủ khi bạn thật sự buồn ngủ. Nếu bạn cố gắng gượng ép bản thân đi ngủ, bạn sẽ khó ngủ hơn.
- Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ vì bạn sẽ dễ đi tiểu trong khi ngủ, khiến bạn không ngủ sâu và đủ giấc.
Xem thêm: Đau Đầu 2 bên Thái Dương – Không Thể Xem Thường
Nguồn tham khảo:
Headache from Lack of Sleep? Here’s What to Do
https://www.healthline.com/health/lack-of-sleep-headache
Lack of Sleep Triggers ‘Migraine’ Proteins
https://www.webmd.com/sleep-disorders/news/20100624/lack-of-sleep-triggers-migraine-proteins#1
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Các bài viết khác8 nguyên nhân gây đau nhức răng và cách điều trị hiệu quả
Xem chi tiết >>Dấu hiệu bệnh sởi và thủy đậu ở trẻ em: Làm sao để phân biệt?
Sởi và thủy đậu đều là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, hai căn bệnh này có những... Xem chi tiết >>Sử dụng máy vi tính có thể khiến bạn đau đầu
Thật khó để tưởng tượng một cuộc sống hiện đại mà không có máy vi tính vì nó là một nhu cầu... Xem chi tiết >>Tại sao ánh nắng gây những cơn đau đầu?
Một ngày đầy nắng thường khiến mọi người cảm thấy ấm áp và vui vẻ. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp xúc dưới... Xem chi tiết >>Những lý do gây đau đầu nhức mắt thường gặp
Đau đầu là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trên đầu. Một số... Xem chi tiết >>8 loại thuốc nhất định nên mang theo khi đi du lịch
Chuẩn bị thuốc mang theo khi đi du lịch và các vật dụng sơ cứu cá nhân là điều vô cùng quan... Xem chi tiết >> Sản phẩm liên quanHapacol 250
Thuốc bột sủi bọt.
Hộp 24 gói x 1,5 g.
Hapacol Cảm cúm
Viên nén.
Hộp 24 gói x 1,5 g.
Hapacol Sủi
Viên nén sủi bọt.
Hộp 4 vỉ x 4 viên.
Hapacol 650
Viên nén.
Hộp 10 vỉ x 5 viên.
Hapacol Capsules
Viên nang cứng
Hộp 10 vỉ x 10 viên
Tin nổi bật
10 cách giảm đau mỏi cơ bắp chân, bắp tay tại nhà hiệu quả Nguyên nhân, cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh sởi Đau đầu: Dấu hiệu thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị Hiểu rõ về sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Dấu hiệu, triệu chứng cụ thểTừ khóa » Cách Dễ Ngủ Khi Bị Sốt
-
9 Cách đảm Bảo Giấc Ngủ Ngon Khi Bị Cảm Cúm - Eva
-
Mẹo Ngủ Ngon Khi Bị Cảm Lạnh Hoặc Cảm Cúm | Vinmec
-
6 Cách đơn Giản Giúp Bạn Vượt Qua Cơn Sốt Không Cần Dùng Thuốc
-
Làm Thế Nào để Ngủ Ngon Hơn Khi Bị Cảm Lạnh & đau Họng?
-
7 Cách Giúp Bạn Dễ Ngủ, Ngủ Ngon Hơn Khi Bị Cảm Lạnh - Sức Khỏe
-
Top 10 Cách Hạ Sốt Nhanh Tại Nhà An Toàn Và Hiệu Quả
-
10 Bí Quyết Vàng để Có Giấc Ngủ Sâu | Prudential Việt Nam
-
Cảm Cúm: 12 Cách Giảm Nhẹ Triệu Chứng Bệnh
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Việc Ngủ Khi Bị ốm - Sức Khỏe
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Việc Ngủ Khi Bị ốm
-
Phương Pháp Không Dùng Thuốc Giúp Dễ đi Vào Giấc Ngủ
-
Cách Phòng Ngừa Khi Bị đau đầu Sau Khi Ngủ Dậy | Hapacol
-
Trẻ Sốt Về đêm: Nguyên Nhân Và Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Tại Nhà | Huggies
-
Làm Sao để Dễ Ngủ Khi Bị Sốt | 20-nghì - 20-nghì | Năm 2022