Đau đầu Gối: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị - JEX

Đau đầu gối

Biểu hiện đau khớp gối báo hiệu nguy cơ thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp nhất ở khớp gối: 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp gối. Bệnh này chiếm 1/3 tổng số bệnh xương khớp.

Trong hệ thống khớp trên cơ thể người, khớp gối là vị trí hay bị đau nhức và dễ bị tổn thương nhất bởi vừa phải chịu lực căng lớn để nâng đỡ cơ thể vừa phải giữ thăng bằng cho từng bước chân. Dưới đây là 6 biểu hiện đau nhức đầu gối chứng tỏ bạn đang có nguy cơ thoái hóa khớp:

Đau nhức

Đau nhức gối là vấn đề phổ biến nhất trong các tình trạng bất thường xảy ra ở đầu gối. Và khi gặp phải tình trạng này, hầu hết chúng ta đều chỉ coi đây là dấu hiệu nhức mỏi thông thường chứ ít ai nghĩ ngay đến việc tìm hiểu xem bệnh lý gì khiến mình bị đau đầu như vậy.

Cơn đau nhức ở đầu gối có thể xuất hiện khi bạn di chuyển; đứng lâu hoặc khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa mưa và mùa lạnh. Nhiều trường hợp, dù đang trong trạng thái nghỉ ngơi, không vận động vẫn cảm nhận cơn đau khớp gối một cách rõ rệt. Điều này thật nguy hiểm bởi đây có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối – Các bạn không được chủ quan đâu nhé!

Cứng khớp, khó vận động

Bên cạnh nhức đầu gối, cứng khớp cũng là biểu hiện thường thấy ở người bị thoái hóa khớp. Ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy cứng khớp cục bộ do giữ lâu một tư thế hoặc cứng khớp vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy.

Đau cứng khớp gối

Đau cứng khớp gối gây khó khăn cho việc cử động

Ở giai đoạn sớm, việc xoa nắn khớp có thể giúp việc cử động trở lại bình thường. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, bệnh lý bước sang giai đoạn nặng thì không chỉ khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn mà còn có thể cướp đi khả năng đi lại, thậm chí gây tàn phế.

Đau đầu gối khi co chân, duỗi thẳng gối

Hiện tượng đau đầu gối khi co chân hoặc duỗi thẳng chân là điều hết sức bình thường nếu bạn giữ tư thế co hoặc duỗi chân trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, mỗi lần thực hiện hành động co duỗi chân, đầu gối đều bị đau nhói thì nguy cơ khớp gối của bạn bị viêm, bị thoái hóa là rất cao đấy.

Ngồi lâu đứng lên bị đau đầu gối

Khi chúng ta ngồi quá lâu, lúc đứng lên bị mỏi gối là điều đương nhiên. Thế nhưng, trường hợp ngồi lâu đứng lên bị đau đầu gối, không thể đi lại bình thường được mà cơn đau mãi không dịu đi thì đồng nghĩa với việc khớp gối của bạn đang bị tổn thương rất nặng, cụ thể là bị thoái hóa khớp.

Đau khớp gối chỉ ở 1 bên trái hoặc phải

Đôi khi đau đầu gối chỉ xuất hiện ở một bên gối (trái hoặc phải). Tùy trường hợp cảm giác đau có thể kéo dài từ bắp đùi xuống đầu gối, đau nhiều tại khớp gối hoặc chạy dài từ gối xuống bắp chân.

Mức độ đau tăng dần từ âm ỉ đến dữ dội khiến người bệnh không thể đi lại được. Nếu tình trạng này không phải do chấn thương hay tai nạn gây ra mà còn kèm theo hiện tượng sưng đỏ và nóng ở đầu gối thì có thể kết luận: Bạn đang mắc phải một trong các bệnh lý khớp là viêm khớp, thoái hóa khớp, gút…

Đau đầu gối nhưng không sưng

Nửa đêm bỗng nhiên thức giấc vì cơn đau gối đột nhiên xuất hiện không rõ nguyên do từ đâu. Mặc dù, đau đầu gối nhưng không sưng rất khó đoán biết bệnh lý nhưng không loại trừ nguy cơ viêm thoái hóa khớp gối đâu các bạn nhé!

Đau đầu gối

Đau đầu gối nhưng không sưng rất khó đoán bệnh lý

Trên đây là 6 biểu hiện đau nhức phổ biến ở khớp gối mà những người bước qua tuổi 30 thường gặp phải. Để tránh những vấn đề tương tự xảy đến với bản thân, các bạn hãy cùng JEX giải phẫu cấu trúc khớp gối để biết được những nguy cơ nào dẫn đến đau đầu gối ngay sau đây.

Giải phẫu cấu trúc khớp gối và xác định nguy cơ gây đau nhức đầu gối

Muốn xác định chính xác nguy cơ khiến khớp gối bị đau nhức, chúng ta phải hiểu rõ cấu tạo cũng như chức năng của từng bộ phận bên trong khớp gối.

Cấu tạo và chức năng của khớp gối

Khớp gối là một trong những khớp lớn và quan trọng nhất trên cơ thể với cấu tạo gồm 3 phần chính là phần xương, phần sụn bọc đầu khớp và phần mềm:

Phần xương

Cấu trúc xương ở khớp gối có 3 phần là xương bánh chè, xương lồi cầu đùi và mâm chày. Xương khớp gối đảm nhiệm vai trò chống đỡ trọng lượng cơ thể và giữ ổn định khung xương.

Phần sụn

Sụn khớp gối được phân bố ở đầu dưới xương đùi, sụn ở đầu trên xương chày, sụn ở mặt sau của xương bánh chè, sụn giữa các mặt khớp xương đùi và xương chày. Phần sụn này có chức năng giảm ma sát giúp khớp gối vận động một cách linh hoạt và trơn tru khi con người thực hiện hành động đi lại, co duỗi chân, ngồi xuống đứng lên.

Đầu gối bị viêm đau

Hình ảnh 3D Giải phẫu cấu trúc của khớp gối

Phần mềm khớp gối

Phần mềm khớp gối sẽ gồm phần mềm trong khớp gối và phần mềm nằm ngoài khớp gối. Phần mềm nằm trong khớp là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau, còn phần mềm nằm ngoài khớp gối là dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài, cơ và gân.

Nhiệm vụ của phần mềm khớp gối là gắn kết các xương lại với nhau. Đồng thời, phần mềm còn giữ cho khớp gối vững chắc giúp các hoạt động cũng như cử động của khớp gối diễn ra suôn sẻ và nhẹ nhàng.

Những nguyên nhân khiến khớp gối bị đau và tổn thương

Có thể bạn chưa biết, đầu gối là một trong những khớp quan trọng nhất và là khớp lớn nhất trong cơ thể. Bởi vì cùng lúc chịu nhiều tác động từ hệ vận động lẫn chức năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể, thế nên khớp gối rất dễ bị tổn thương. Dưới đây là những nguyên nhân khiến cho khớp đầu gối sưng đau và nhức mỏi mà bạn cần biết:

  • Dừng di chuyển một cách đột ngột.
  • Chuyển hướng di chuyển quá nhanh.
  • Tiếp đất không an toàn sau khi nhảy cao, nhảy xa.
  • Va chạm hoặc té ngã với lực mạnh.
  • Tai nạn khi tham gia các hoạt động thường ngày.
  • Chấn thương do tập luyện thể dục thể thao.
  • Các bệnh lý tự phát bên trong cơ thể, nhất là các bệnh liên quan đến xương khớp.

Trong nhóm nguyên nhân khiến khớp gối bị đau nhức còn có các bệnh lý liên quan đến hệ xương khớp. Ngay sau đây, JEX sẽ chỉ ra những bệnh lý là nguyên nhân dẫn đến biểu hiện đau khớp gối.

Những bệnh lý là nguyên nhân khác dẫn đến các biểu hiện đau khớp gối

Bên cạnh tác động từ bên ngoài, những bệnh lý sau cũng chính là nguyên nhân gây ra cảm giác đau nhức và sưng tấy ở đầu gối:

Viêm khớp

Không chỉ đau nhức và sưng tấy, đôi khi bạn còn cảm thấy cơ thể mệt mỏi hoặc bị sốt nhẹ – Đó là biểu hiện của một số dạng viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, Lupus và gút. Các dạng viêm khớp này liên quan đến hệ miễn dịch và rối loạn chuyển hóa này ảnh hưởng đến mọi cơ quan bộ phận trên cơ thể, trong đó có khớp gối.

Biểu hiện đau nhức đầu gối

Đau nhức có thể là dấu hiệu của viêm khớp

Viêm bao hoạt dịch

Những người làm việc quá sức, nhất là các công việc phải quỳ gối nhiều là đối tượng dễ bị viêm bao hoạt dịch. Bệnh lý này xảy ra khi các túi nhỏ chứa chất lỏng tạo thành lớp đệm khớp gối bị kích thích và sưng. Mắc bệnh viêm bao hoạt dịch, đầu gối của bạn sẽ bị đau nhức và căng cứng ngay cả khi không cử động.

Chấn thương

Nếu đầu gối đau nhức dữ dội và không đi được sau khi xảy ra va đập hoặc ngã thì có thể xương đùi, xương cẳng chân và xương bánh chè của bạn đã bị gãy hoặc bị lệch ra khỏi vị trí. Đôi khi, quá trình gãy xương xảy ra chậm hơn và bắt đầu từ các vết nứt nhỏ ở hai đầu xương chân. Lúc này, những cơn đau âm ỉ xuất hiện mỗi khi bạn cử động đầu gối.

Ngoài ra, đầu gối bị sưng và đau nhức còn do dây chằng bị rách khi chơi các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá… Điều này khiến xương đùi và xương chày không thể di chuyển về phía trước.

Nhiễm trùng khớp

Nhiễm trùng khớp là do khớp bị vi khuẩn xâm nhập từ một bộ nào đó trên cơ thể hoặc trực tiếp từ chấn thương vùng khớp. Và khớp gối là một trong những khớp có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.

Khi bị nhiễm trùng, khớp gối sẽ bị sưng, đỏ và đau. Cơn đau do nhiễm trùng sẽ đến nhanh kèm theo cảm giác mệt mỏi và bị sốt.

Ung thư xương

Ung thư xương là loại ung thư liên kết 3 nhóm tế bào là tế bào xương, tế bào sụn và tế bào liên kết mô mềm. Bệnh thường xảy ra xương đùi, đầu trên của xương cánh tay, xương chày, đầu dưới của xương quay với một số biểu hiện như đau mỏi và tê bì chân tay xen lẫn cảm giác yếu đi của xương. Triệu chứng của ung thư xương khi khởi phát không rõ ràng, nên chúng ta rất khó phát hiện bệnh.

Trong các nguyên nhân trên, đau khớp gối do thoái hóa là nguyên nhân phổ biến nhất, thường gặp ở những người trên 40 tuổi. Những bệnh lý về khớp có thể trở thành mãn tính khiến người bệnh gặp trở ngại trong quá trình di chuyển, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Do đó, khi nhận thấy đau nhức khớp gối bất thường, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh, kịp thời điều trị nhé!

Khi nào đau đầu gối cần đi khám tại bệnh viện?

Đau đầu gối có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng mà Jex đã chia sẻ ở trên. Vậy nên đừng chờ đến khi những cơn đau tưởng bình thường chuyển biến thành các dấu hiệu nặng như:

  • Không thể đi lại.
  • Không thể co duỗi, gập gối lại được.
  • Đau dữ dội về đêm, ngay khi nghỉ ngơi.

Khám đau nhức đầu gối

Thăm khám ngay khi nhận thấy cảm giác đau nhức gối bất thường

Hãy đến bệnh viện chuyên khoa uy tín để thăm khám và kiểm tra tình trạng khớp gối càng sớm càng tốt các bạn nhé! Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp gia tăng cơ hội hồi phục cho người bệnh, đặc biệt là khi khớp còn chưa bị phá hủy đến mức không thể phục hồi.

Một số bệnh viện chuyên khoa xương khớp uy tín tại Việt Nam

Nếu bạn đang băn khoăn không biết kiểm tra các vấn đề về xương khớp ở bệnh viện nào là tốt nhất, hãy tham khảo một số địa chỉ uy tín Jex đã tổng hợp và chia sẻ dưới đây:

Bệnh viện xương khớp tại Hà Nội

Đối với người dân sinh sống tại Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành phía Bắc nói chung, khi gặp rắc rối liên quan đến cơ khớp – Họ sẽ đến ngay 2 bệnh viện chất lượng quốc tế là:

1. Bệnh viện Việt Đức

Nằm ở khu vực trung tâm thủ đô – Bệnh viện Việt Đức số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội là trạm dừng chân của không chỉ bệnh nhân trong nước mà cả bệnh nhân quốc tế. Khoa xương khớp của Bệnh viện Việt Đức đã đạt được rất nhiều thành tích trong điều trị và phục hồi chức năng hệ xương khớp.

2. Bệnh viện Bạch Mai

Mặc dù danh tiếng của Bệnh viện Bạch Mai đã phủ sóng toàn quốc, nhưng rất nhiều người không biết tại đây có khoa xương khớp kỹ thuật cao điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, Lupus, Gút… Lưu ngay địa chỉ Bệnh viện Bạch Mai số 78 Giải Phóng, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, HN vào danh sách địa chỉ chẩn đoán và chữa trị xương khớp uy tín tại Hà Nội bạn nhé!

3. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Một địa chỉ điều trị xương khớp không thể bỏ qua nữa tại Hà Nội đó Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh. Khoa chấn thương chỉnh của bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia danh tiếng trong lĩnh vực cơ xương khớp và được trang bị những thiết bị máy móc tối tân nhất, đem đến cho người bệnh liệu trình điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Dưới sự dẫn dắt của TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến – Người phát triển ngành vi phẫu tại Việt Nam, khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Tâm Anh chính là điểm dừng chân lý tưởng dành cho bệnh nhân thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương…

Bệnh viện chữa đau khớp gối

Lựa chọn bệnh viện uy tín để kiểm tra đau nhức khớp gối. Hình ảnh: Phòng phẫu thuật khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Ngoài ra, Bệnh viện Việt Pháp, Bệnh viện Quân Đội 108 và Trung tâm Y khoa số 1 – của Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội… cũng là những cái tên được “chọn mặt gửi vàng” trong lĩnh vực điều trị và phục hồi xương khớp mà bạn nên tham khảo.

Bệnh viện xương khớp tại TPHCM

Tại TP. HCM, bạn có thể đến các bệnh viện uy tín như:

1. Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình

Tọa lạc tại số 929 Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5, TP.HCM – Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình là địa chỉ điều trị xương khớp được hàng nghìn bệnh nhân khu vực phía Nam tin tưởng lựa chọn. Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm quy trình thăm khám chuyên nghiệp cùng nhiều công nghệ điều trị xương khớp tiên tiến hàng đầu thế giới.

2. Bệnh viện Chợ Rẫy

Không chỉ nổi tiếng tại TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy còn là 1 trong những bệnh viện lớn nhất Việt Nam. Nếu có nhu cầu thăm khám và điều trị các bệnh về khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, gút, Lupus, … đừng quên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy tại số 201B Nguyễn Chí Thanh, P.5, Q.11, TP.HCM nhé!

Bên cạnh 2 bệnh viện danh tiếng này, bạn có thể tìm hiểu thêm về khoa xương khớp Bệnh viện 115, Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương…

3. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM  Ngoài yếu tố con người, bệnh viện còn chú trọng đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất khi sở hữu hàng loạt trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại, giúp kịp thời phát hiện các tổn thương và góp phần điều trị bệnh xương khớp thành công nhanh chóng. Bên cạnh 3 bệnh viện trên, bạn có thể tìm hiểu thêm về khoa xương khớp Bệnh viện 115, Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương…

Các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết để chẩn đoán bệnh

Để tìm ra nguyên nhân khiến khớp gối bị đau nhức và sưng tấy, bác sĩ sẽ thực hiện những thủ tục cần thiết sau đây:

Chụp X quang

Thông qua phim chụp X – quang, bác sĩ sẽ xác định được một cách chính xác, khớp gối có bị chấn thương không, xương khớp gối có bị tổn thương không và sụn khớp gối có bị mòn không?

Chụp MRI

Chụp cộng hưởng MRI là một kỹ thuật tạo hình cắt lớp bằng sóng từ trường và sóng radio đem đến hình ảnh rõ nét nhất giúp nâng cao hiệu quả chẩn đoán bệnh lý cho bác sĩ. Công nghệ tiên tiến này được đánh giá là mang lại kết quả thăm khám cao hơn so với một số phương pháp truyền thống như siêu âm và chụp cắt lớp CT…

Kiểm tra dịch khớp

Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để chọc hút lấy dịch bên trong khớp gối. Kết quả xét nghiệm sẽ cho bác sĩ biết tính chất vật lý của dịch khớp gối có bị thay đổi hay không? Nếu dịch khớp thay đổi thì đó là biểu hiện của bệnh lý gì?

Quá trình kiểm tra và chẩn đoán bệnh là cơ sở để bác sĩ đưa ra phương pháp cũng như liệu trình điều trị phù hợp nhất. Do đó, các bạn hãy lựa chọn bệnh viện đáng tin cậy để được tiến hành các bước thăm khám và xác định nguyên nhân gây đau nhức gối chuẩn xác nhất.

Những cách điều trị đau khớp gối hiệu quả hiện nay

Dựa vào nguyên nhân gây đau nhức gối và mức độ đau của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra 1 trong những cách điều trị hiệu quả sau đây:

Sử dụng thuốc giảm đau

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn như những nhóm thuốc giảm đau kháng viêm để giảm đau và sưng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau khớp gối nhé!

Thuốc trị xương khớp

Không sử dụng thuốc chữa đau khớp gối khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ

Thuốc giảm đau khớp gối chỉ giúp giảm đau tạm thời và gây nhiều tác dụng phụ như viêm loét dạ dày – tá tràng… Vì thế, để có thể vừa giúp giảm đau, vừa tái tạo sụn khớp mỗi ngày, bạn nên tham khảo bổ sung sản phẩm chứa tinh chất thiên nhiên đã được nghiên cứu về tác dụng hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ và phục hồi xương khớp như JEX thế hệ mới.

Là sản phẩm được kết hợp từ các tinh chất thiên nhiên quý như Eggshell Membrane, Collagen Peptide, Collagen Type II không biến tính, Chondroitin Sulfate, White Willow Bark, Turmeric Root…, JEX thế hệ mới hỗ trợ giảm đau xương khớp, ngăn chặn quá trình viêm tại khớp, bảo vệ màng hoạt dịch và khớp gối một cách hiệu quả.

Quan trọng hơn, JEX thế hệ mới không chỉ đơn thuần hỗ trợ xoa dịu các triệu chứng đau nhức, sưng tấy biểu hiện ra bên ngoài mà còn trực tiếp tham gia vào quá trình hỗ trợ tái tạo và phục hồi tế bào sụn, tế bào xương. Từ đó góp phần giảm viêm khớp do thoái hóa khớp. Đây là điều mà các loại thuốc giảm viêm đau thông thường không thể làm được.

Bạn có thể liên hệ đến hotline 1800 556 889 (miễn cước) để được các chuyên viên Y khoa tư vấn kỹ hơn về công dụng và cách dùng sản phẩm này nhé!

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp giảm đau, sưng, căng cứng và cải thiện chức năng khớp gối. Phương pháp này có thể giúp bạn thực hiện các cử động đi lại, co duỗi, ngồi và quỳ thuận lợi hơn.

vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp điều trị đau nhức khớp hiệu quả

Kiên trì kết hợp vật lý trị liệu và các bài tập thể dục được thiết kế dành riêng cho bệnh nhân mắc các vấn đề về xương khớp sẽ hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối mà không cần phẫu thuật. Có 2 loại vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp gối là điều trị thụ động ( phụ thuộc vào sự hướng dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu) và điều trị tích cực (người bệnh tự tập những bài tập lợi khớp tại nhà).

Điều trị vật lý trị liệu khớp gối thụ động

Điều trị thụ động bao gồm liệu pháp làm lạnh, liệu pháp làm nóng và các bài tập dưới nước:

  • Liệu pháp làm lạnh

Bác sĩ trị liệu sẽ đặt miếng gạc lạnh hoặc khăn ướp lạnh lên khớp gối. Dưới tác động của hơi lạnh, tình trạng sưng và đau đầu gối sẽ được xoa dịu đi. Phương pháp làm lạnh phù hợp với tình trạng viêm khớp cấp tính có biểu hiện sưng tấy và đỏ.

  •  Liệu pháp làm nóng

Ngược lại với liệu pháp làm lạnh, bác sĩ vật lý trị liệu sẽ dùng miếng đệm nóng đặt lên khớp gối. Nhiệt độ nóng sẽ làm tăng lưu lượng máu đến khớp gối giúp giảm độ cứng và cảm giác đau nhức ở khớp gối cũng như các cơ xung quanh đầu gối.

Chúng ta chỉ nên áp dụng phương làm nóng khi khớp hết viêm sưng. Đặc biệt, tuyệt đối không chườm nóng cho những trường hợp viêm cấp tính tức là bị viêm hoặc kích ứng dây chằng bên trong khớp gối.

  • Bài tập dưới nước

Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng dưới nước tạo điều kiện cho khớp gối được cử động để dần trở về trạng thái ban đầu và  giảm dần các triệu chứng của thoái hóa khớp gối.

Điều trị vật lý trị liệu tích cực

Trong điều trị tích cực, bác sĩ vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân 2 nhóm bài tập là bài tập tăng cường và bài tập linh hoạt:

  • Bài tập tăng cường

Các bài tập tăng cường giúp bạn củng cố độ chắc chắn của cơ bắp. Tập luyện cơ bắp ở chân có thể giúp khớp gối khỏe hơn, từ đó giảm bớt đau khớp gối. Bạn có thể tham khảo một số bài tập tăng cường cơ khớp gối hiệu quả mà Jex hướng dẫn chi tiết dưới đây.

  • Bài tập linh hoạt

Tập các động tác linh hoạt như uốn dẻo mềm mại sẽ làm cho đầu gối của bạn linh hoạt hơn và khôi phục từ từ chức năng của khớp gối. Các bài tập linh hoạt tăng độ mềm dẻo của khớp gối là đạp xe đạp, bơi lội, chạy lên xuống cầu thang, chạy bước nhỏ…

Tiêm tế bào gốc vào khớp

Công nghệ tiêm tế bào gốc là phương pháp điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp tiên tiến nhất hiện nay. Không dùng thuốc giảm đau, không phẫu thuật xâm lấn – Tế bào gốc khi được đưa vào bên trong khớp gối sẽ giúp giảm đau và tăng sinh sụn khớp nhanh chóng.

Phẫu thuật

Biện pháp phẫu thuật khớp gối thường được chỉ định cho những trường hợp bị đau đầu gối do chấn thương. Việc phẫu thuật nhằm tái tạo lại dây chằng chéo và sửa lại sụn chêm giúp người bệnh có thể đi lại sau khoảng hơn 1 tháng và hồi phục bình thường sau khoảng 6 tháng.

Mỗi cách điều trị bệnh đau nhức khớp gối có những ưu điểm riêng. Các bạn hãy trực tiếp đến bệnh viện chuyên khoa trao đổi cụ thể phương pháp chữa trị với bác sĩ nhé!

Hướng dẫn cách trị đau đầu gối tại nhà

Cùng với liệu trình điều trị chuẩn Y khoa, bạn có thể kết hợp một số cách trị đau đầu gối tại nhà mà Jex hướng dẫn dưới đây để giúp khớp gối mau bình phục nhất có thể:

Giảm cân

Thừa cân gây thêm áp lực lên khớp gối và lượng mỡ dư thừa trong cơ thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng thêm. Vậy nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý sẽ giúp giảm đau và giảm viêm sưng xương khớp.

Và cân nặng chuẩn của một người cao 1m 60 là khoảng 49 – 50 kg. Nếu thừa cân, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống ít dầu mỡ, hạn chế đồ ăn nhanh, tăng cường rau củ quả và tích cực tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.

Thường xuyên tập thể dục thể thao

Luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường độ vững chắc cho khối cơ và khối xương, góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Hằng ngày, bạn chỉ cần thực hiện các bài tập đơn giản như đạp xe đạp hay chạy bộ…

Chườm đá hoặc đeo băng bảo vệ và cố định khớp

Đặt miếng vải mỏng hoặc khăn vải đã ướp lạnh lên trên đầu gối trong khoảng 10 – 20 phút và lập lại nhiều lần trong ngày có thể khắc phục chứng đau mỏi khớp gối hữu hiệu. Hoặc bạn dùng miếng băng thun quấn quanh đầu gối khi đứng dậy (đảm bảo băng thun ôm sát nhưng không quá chặt) cũng sẽ giảm bớt phần nào cảm giác đau nhức khớp gối đấy!

Chế độ dinh dưỡng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối giúp giảm đau nhức khớp gối và hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp. Đối với những người đang gặp phải các vấn đề cơ khớp thì cần nhóm thực phẩm giàu Vitamin E, Vitamin D, Omega – 3, Vitamin C, chất xơ… và cần tránh một số thực phẩm như đồ chiên, đường, muối, bơ sữa, đồ chứa chất kích thích…

vitamin c

Vitamin C là dưỡng chất tốt cho người viêm khớp gối

Hi vọng bài viết này của Jex đã cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích về tình trạng đau khớp gối. Nếu nhận thấy xương khớp đau nhức bất thường, đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay tới bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời, tránh mắc phải các bệnh lý xương khớp nguy hiểm bạn nhé!

Từ khóa » Hiện Tượng Buốt đầu Gối