Đau đầu Gối Nhưng Không Sưng – Biểu Hiện Của Nhiều Bệnh

Đau khớp gối không chỉ còn là “bệnh của người lớn tuổi” nữa khi ngày càng có nhiều thanh niên gặp phải triệu chứng khó chịu này. Trong đó, đau đầu gối nhưng không sưng là tình trạng bạn không nên chủ quan vì có thể là biểu hiện của nhiều bệnh. 

Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ đau nhức đầu gối là bệnh gì, chân bị đau nhưng không sưng thì có nguy hiểm hay không. Bên cạnh đó, bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến khớp gối đều dễ dàng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhất là khi chúng xảy ra thường xuyên và có khả năng trở thành mạn tính. 

Các triệu chứng đi kèm với đau đầu gối nhưng không sưng

triệu chứng đau đầu gối nhưng không sưng

Mức độ đau đầu gối của bạn có thể thay đổi từ nhẹ đến trung bình, từ thoáng qua đến dai dẳng. Ngoài ra, bạn đôi khi gặp phải các triệu chứng khác đi kèm với những cơn đau này như:

  • Ngứa ran, tê bì hoặc dị cảm
  • Cảm giác nóng rát ở khớp
  • Cứng khớp, khó cử động khớp, giảm phạm vi chuyển động
  • Mệt mỏi, yếu sức
  • Có hoặc không có dấu hiệu viêm

Đau đầu gối nhưng không sưng là bệnh gì?

nguyên nhân đau đầu gối nhưng không sưng

Có nhiều nguyên nhân khiến đầu gối bị đau nhưng lại không gây sưng tấy. Hiện tượng này thường xảy ra trong những trường hợp như sau: 

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp là bệnh khớp phổ biến nhất và ước tính ​​sẽ trở thành nguyên nhân gây tàn tật đứng hàng thứ tư thế giới vào năm 2020. Bệnh khớp mạn tính này có đặc điểm là gây nứt vỡ, mất sụn cùng với những thay đổi khác của khớp, bao gồm phì đại xương (hình thành gai xương). 

Khớp gối là một trong những vị trí dễ bị thoái hóa. Tỷ lệ thoái hóa khớp gối tăng dần theo độ tuổi, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này như béo phì, lao động thể lực nặng, ngồi xổm, quỳ gối, leo trèo…

Đau nhức đầu gối là triệu chứng sớm nhất của bệnh, đôi khi được mô tả là đau sâu. Đau thường tăng lên khi duy trì những tư thế chịu trọng lực và giảm khi nghỉ ngơi nhưng cuối cùng bạn có khả năng bị đau liên tục. Bạn cũng có thể bị cứng khớp sau khi ngủ dậy hoặc không hoạt động. Tình trạng này thường kéo dài glucosamine dạng sulfate tinh thể để giảm đau và phục hồi chức năng ở giai đoạn sớm của thoái hóa khớp. Glucosamine được tổng hợp bởi cơ thể nhưng khả năng đó thường giảm dần theo tuổi tác. Do vậy, người trẻ tuổi có thể dùng glucosamine để phòng ngừa đau khớp gối trong tương lai. Bạn cũng có thể sử dụng paracetamol để giảm đau.

Nếu mức độ đau khớp gối nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) và thuốc điều trị các bệnh lý chuyên biệt.

Cách trị đau đầu gối tại nhà và phòng ngừa chấn thương

Một số cách chữa đau khớp gối mà bạn có thể thực hiện tại nhà nhằm bảo vệ và củng cố sức khỏe sụn khớp là:

  • Tập các bài tập tốt cho khớp gối ở mức độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội và đạp xe đạp. Những hoạt động thể chất này không tạo quá nhiều áp lực lên khớp gối, do đó giúp giảm sức căng cho các bộ phận ở đầu gối.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Giảm cân lành mạnh hoặc duy trì cân nặng hợp lý. Béo phì, thừa cân có thể là một “gánh nặng” cho hệ thống xương khớp, đặc biệt là khớp gối, làm gia tăng nguy cơ gặp chấn thương.
  • Tắm nước ấm, chườm ấm. Nhiệt độ ấm có thể giúp thư giãn cơ bắp, giảm cứng cơ và khớp từ đó giảm tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng.
  • Chườm lạnh trong trường hợp gặp các chấn thương gây đau gối hay sau khi có tình trạng sưng, nóng, đỏ vùng gối
  • Mát-xa. Liệu pháp mát-xa có thể giúp giảm đau và cứng khớp. Tuy nhiên, cũng tương tự như chườm ấm, phương pháp này thường chỉ có tác dụng ngắn hạn.
  • Khởi động, làm nóng cơ thể trước khi chơi thể thao cũng như giãn cơ sau khi chơi, tập luyện. 
  • Thay đổi thói quen vận động để tăng tính linh hoạt và độ bền cho khớp gối, tránh lười vận động hoặc vận động quá sức, thay đổi chuyển động đột ngột. 
  • Bổ sung đầy đủ và cân bằng dưỡng chất, nhất là các thực phẩm tốt cho xương khớp, sụn.
  • Sử dụng các thiết bị bảo vệ đầu gối khi tham gia thể thao, lao động.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Đau nhức đầu gối nhưng không sưng là bệnh gì?”. Nếu bị đau đầu gối kéo dài hoặc đau dữ dội, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » Hiện Tượng Buốt đầu Gối