Đau đầu Hay Quên Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Hapacol
Đau đầu hay quên thường gây ra nhiều khó chịu, lo lắng cho người bệnh. Đây có thể là hậu quả của tình trạng căng thẳng, làm việc quá sức kéo dài, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục chứng đau đầu hay quên nhé.
Đau đầu hay quên là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Đau đầu hay quên là hiện tượng đau đầu hoặc đau nửa đầu kèm theo triệu chứng hay quên, suy giảm trí nhớ, chóng mặt và buồn nôn. Người bệnh có thể trải qua những cơn đau đầu âm ỉ hoặc dữ dội theo từng cơn.
Tình trạng đau đầu hay quên kéo dài sẽ gây ra rất nhiều bất tiện và xáo trộn trong cuộc sống của người bệnh. Họ không những phải trải qua các cơn đau đầu tồi tệ, mà còn gặp phải những khó khăn rất lớn trong công việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày do suy giảm trí nhớ.
Tình trạng đau đầu hay quên có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau đây:
Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình xảy ra khi dây thần kinh truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình của cơ thể bị tổn thương, dẫn đến quá trình truyền dẫn, tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn. Người bị rối loạn tiền đình thường dễ bị đau đầu hoa mắt chóng mặt, đau đầu mệt mỏi, giữ thăng bằng kém và có triệu chứng suy giảm trí nhớ. Rối loạn tiền đình có thể xảy ra dù ở độ tuổi nào.
Rối loạn tuần hoàn não
Rối loạn tuần hoàn não là tình trạng lưu lượng máu lưu thông lên não không đủ, dẫn đến các chức năng của não bị rối loạn. Bệnh lý này thường gặp người trên 40 tuổi và người cao tuổi. Người bị rối loạn tuần hoàn não thường bị đau đầu hoa mắt chóng mặt, rối loạn về giấc ngủ, rối loạn về sự tập trung, rối loạn cảm xúc, đau đầu mệt mỏi và suy giảm trí nhớ. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể mất ý thức và đột quỵ.
Bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một trong những căn bệnh về não bộ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ, hành vi và trí nhớ. Đây là một căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, những người mắc phải chứng rối loạn não bẩm sinh hoặc bị chấn thương cũng có nguy cơ bị Alzheimer.
Hiện nay chỉ có thể xác định, khi bị bệnh Alzheimer, các tế bào não lưu trữ và xử lý thông tin bắt đầu bị suy yếu và chết. Ngoài ra, các protein bất thường được sản sinh sẽ tạo nên các mảng bám tích tụ ở các tế bào, góp phần cản trở quá trình truyền tải thông tin.
Đau nửa đầu migraine
Đau nửa đầu migraine thường khiến người bệnh xuất hiện các cơn đau đầu ở một bên. Nguyên nhân gây ra tình trạng này được cho là do các dây thần kinh não bị rối loạn, mạch máu não bị co giãn một cách bất thường, do sử dụng chất kích thích, stress, thay đổi hormone, do di truyền, mất ngủ, chế độ ăn uống thất thường,… Đau nửa đầu migraine là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau đầu hay quên.
Mạch máu não bị co giãn bất thường sẽ khiến các cơn đau xuất hiện kèm theo cảm giác có nhịp mạch đập, người bệnh bị đau đầu hoa mắt chóng mặt, ù tai, đồng thời, nhạy cảm hơn với ánh sáng và tiếng động. Tình trạng thiếu máu tạm thời cũng sẽ khiến họ suy giảm khả năng tập trung, gây ra các cơn đau đầu hay quên.
Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ bị đau đầu hay quên cao hơn nam giới và thường gặp ở nhóm nữ giới văn phòng.
Xem thêm: Đau nửa đầu và đau đầu: Phân biệt như thế nào?
Cách khắc phục tình trạng đau đầu hay quên
Tình trạng đau đầu hay quên là một dấu hiệu của một bệnh lý, bản thân nó không phải là một bệnh lý. Do đó, để khắc phục một cách hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và bệnh lý gây ra tình trạng này.
Một trong những cách giảm đau đầu phổ biến là sử dụng một số loại thuốc giảm đau thông thường do bác sĩ chỉ định. Những thuốc này có công dụng cải thiện tình trạng đau đầu, giúp giảm cảm giác khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử những cách giảm đau đầu khác tại nhà như:
- Kết hợp chườm lạnh và chườm nóng. Chườm lạnh giúp làm tê các cơn đau đầu, trong khi chườm nóng sẽ giúp các cơ thư giãn, dẫn đến giảm đau.
- Ngủ đủ giấc. Bạn cần cố gắng ngủ đủ giấc từ 6-8 tiếng mỗi ngày. Đây là một cách giảm đau đầu tự nhiên và vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ.
- Bổ sung magiê và vitamin nhóm B vào chế độ dinh dưỡng. Magiê kiểm soát lượng đường trong máu và dẫn truyền thần kinh, trong khi vitamin nhóm B góp phần tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Cả hai chất này đều được chứng minh giúp giảm đau hiệu quả.
- Cố gắng giữ tinh thần ổn định, không nên căng thẳng. Bạn sẽ cần sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý để cơ thể ở trong một tình trạng thoải mái, không bị áp lực quá nhiều, tránh ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Điều này sẽ giúp làm giảm tình trạng đau đầu hay quên hiệu quả.
Đau đầu hay quên là tình trạng khá phổ biến và có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng.
Nguồn Tham khảo: https://www.tapchidongy.org/dau-dau-hay-quen.html
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Từ khóa » Chịu Quen
-
Quên Phân Ly - Rối Loạn Tâm Thần - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bỏ Quên, Không Chịu Dùng Nhân Tài Ngoài Đảng Là Biểu Hiện Của Căn ...
-
11 Dấu Hiệu Chàng Yêu Bạn Chỉ Vì Chuyện ấy - Hello Bacsi
-
Hà Sơn Hải Vân - “ Sướng Quen Rồi Khổ Không Chịu được....
-
Những Cách đơn Giản Giúp Trẻ Rèn Luyện Thói Quen Ngủ Nôi Mà ...
-
Lecce 2022-23 Xem Trước: Salentini Phải Chịu Một Số Phận Quen ...
-
Nguyên Nhân Khiến Trẻ Sơ Sinh Không Bú được Sữa Mẹ
-
10 Dấu Hiệu Cảnh Báo | Alzheimer's Association | Vietnamese
-
3 Thói Quen Tư Duy Nếu Chịu Khó Rèn Luyện Sẽ Giúp Một Người "phá ...
-
NẾU CHỊU THAY ĐỔI VÀI THÓI QUEN NÀY, GIẤC NGỦ NGON SẼ ...
-
8 Thói Quen Nếu Chịu Khó Rèn Luyện Bạn Sẽ Vượt Qua được Mọi Giới ...
-
Chuyện Nhặt: Lính Bọn Tôi "khổ Quen Rồi, Sướng Không Chịu được"