Đau đầu Nhức Mắt Là Bệnh Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người trong chúng ta thỉnh thoảng thường bị đau đầu nhức mắt, nhưng hiện tượng kéo dài có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và khiến bạn mệt mỏi. Nếu bạn gặp phải tình trạng như vậy thường xuyên thì có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Mời bạn cùng tìm hiểu hiện tượng đau đầu nhức hốc mắt trong bài viết ngay sau đây.
Tìm hiểu chung
Đau đầu nhức mắt là gì?
Đau đầu nhức mắt là cơn đau có cảm giác như xuất hiện ở bên trong đầu, từ các xoang hoặc trong hốc mắt; đau từ vùng khác của đầu nhưng lan đến hốc mắt; đau đầu kèm theo giảm thị lực, chảy nước mắt, đỏ mắt…
Tùy theo nguyên nhân và loại đau đầu mà hiện tượng đau đầu nhức hốc mắt có thể xuất hiện ở một hoặc cả 2 bên mắt. Tình trạng này có thể khiến bạn nhạy cảm với ánh sáng và rất khó chịu ở mắt.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của đau đầu nhức mắt
Cơn đau nhói hoặc âm ỉ và đôi lúc trở nên nghiêm trọng hơn. Những dấu hiệu và triệu chứng có thể thay đổi tùy theo nguyên nhân và loại đau đầu mà bạn gặp phải.
Cụ thể như sau:
- Đau nửa đầu migraine: Cơn đau nửa đầu bên trái hoặc đau nửa đầu bên phải và nhức mắt có thể gây đau quanh mắt và vùng thái dương, lan từ sau mắt đến sau đầu. Đau đầu nhức mắt đi kèm triệu chứng nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh, buồn nôn, suy nhược, thay đổi tâm trạng…
- Đau đầu do căng thẳng: Cơn đau này có thể xảy ra một vài lần trong vài tháng. Triệu chứng thường gặp là nhức mỏi mắt và đau đầu nhẹ ở cả 2 bên đầu, kèm theo cảm giác như bị bóp nghẹt ở trán.
- Đau đầu cụm: Tình trạng này thường xảy ra theo chu kỳ, kéo dài vài ngày đến vài tuần rồi biến mất trong nhiều tháng. Chúng gây đau đầu dữ dội ở phía sau hoặc xung quanh một bên mắt. Bệnh nhân có thể bị sụp mí mắt, chảy nước mắt, mắt đỏ, chảy nước mũi và nghẹt mũi một bên.
- Đau đầu do viêm xoang: Đau đầu nhức mắt do viêm xoang có thể gây ra cơn đau ở bất cứ nơi nào có hệ thống xoang, bao gồm mắt, mũi, má, trán và răng. Những cơn đau đầu này thường đi kèm với các triệu chứng dị ứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi và thậm chí là sốt. Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn trong ngày. Các triệu chứng khá giống với chứng đau nửa đầu migraine và đau đầu từng cụm nên nhiều người dễ nhầm lẫn.
- Viêm động mạch thái dương (viêm động mạch tế bào khổng lồ): Đầu tiên, bệnh nhân bị giảm thị lực đột ngột kèm các triệu chứng khác như nhức đầu, đau da đầu, đau hoặc yếu hàm khi nhai, sốt, sụt cân, chán ăn, đau khớp hoặc đau cơ, đổ mồ hôi vào ban đêm, trầm cảm, mệt mỏi. Động mạch thái dương và trán nổi rõ, sờ vào thấy mềm. Nếu không được điều trị có thể dẫn tới mù vĩnh viễn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu nhức hốc mắt có thể là:
- Đau nửa đầu migraine: Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được tìm thấy. Tuy nhiên, cơn đau đầu migraine bị kích hoạt bởi các yếu tố như căng thẳng hoặc lo lắng quá mức, thay đổi hormone, tư thế sai hoặc chế độ ăn uống, thuốc men, các kích thích khác từ môi trường.
- Đau đầu do căng thẳng: Bạn có thể nhận thấy đau đầu do căng thẳng sau một ngày dài lái xe, nhìn vào màn hình thiết bị điện tử liên tục hoặc bất cứ điều gì đòi hỏi sự tập trung liên tục và phải nhìn gần. Cơn đau đầu này thường xuất hiện nhiều vào những ngày trời lạnh và có thể đi kèm với các cơn co thắt cơ ở đầu hoặc cổ.
- Đau đầu từng cụm: Đau đầu từng cụm thường xảy ra theo chu kỳ và nam giới gặp nhiều hơn phụ nữ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định rõ ràng, yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân khiến căn bệnh này phổ biến hơn.
- Đau đầu do viêm xoang: Bạn cũng có thể bị đau đầu nhức mắt khi bị viêm xoang và viêm mũi dị ứng vì chúng ảnh hưởng đến vùng xung quanh mắt. Loại đau đầu này xuất hiện phổ biến nhất trong các thời điểm giao mùa, mùa lạnh.
- Viêm động mạch thái dương: Thường gặp ở người trên 65 tuổi, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể mà chỉ nhận thấy tình trạng viêm và tắc nghẽn dòng chảy của máu ở động mạch này.
Ngoài ra, tình trạng đau đầu nhức mắt cũng có thể do gặp phải vấn đề ở thị giác như:
- Mỏi mắt
- Viêm trong hoặc xung quanh mắt
- Cận thị chưa được chẩn đoán
- Viêm xơ cứng
- Viêm dây thần kinh thị giác
- Bệnh Graves, một bệnh rối loạn tự miễn dịch
- Tăng nhãn áp
- Có khối u bên trong hoặc phía sau mắt
Một số yếu tố nguy cơ sau đây làm tăng khả năng bạn gặp phải hiện tượng đau đầu nhức hốc mắt:
- Thiếu ngủ
- Đói
- Mất nước
- Uống rượu
- Hút thuốc
- Mùi nồng nặc
- Đèn sáng
- Tiếng ồn
- Căng thẳng
- Thay đổi nội tiết tố
- Bệnh lý nhiễm trùng.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán chứng đau đầu nhức mắt
Nếu bạn thường xuyên bị nhức mỏi mắt và đau đầu, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn. Không có xét nghiệm cụ thể nào để giúp xác định tình trạng này. Thay vào đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên vị trí của cơn đau, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và các nguyên nhân có thể gây ra cơn đau.
Bác sĩ sẽ thăm khám và hỏi bạn về các triệu chứng đang gặp phải. Bên cạnh đó là tiến hành kiểm tra tầm nhìn, khả năng phối hợp các giác quan và phản xạ của bạn.
Đôi khi, bạn cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán cụ thể hơn.
Những phương pháp điều trị cơn đau đầu nhức mắt
Không phải mọi cơn đau đầu nhức mắt đều cần đến bác sĩ. Bạn thường có thể điều trị chúng tại nhà bằng các biện pháp sau:
- Thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau đối với cơn đau nhẹ
- Thay đổi chế độ ăn uống
- Giảm hoặc bỏ rượu và bỏ hút thuốc
- Thực hiện các bài tập phù hợp
- Thư giãn để giảm căng thẳng
- Xông hơi hoặc xịt mũi để giúp đường mũi thông thoáng và giảm áp lực xoang nếu bạn bị đau đầu nhức mắt do viêm xoang.
Tuy nhiên, một số người cần được thăm khám và điều trị chuyên sâu hơn. Nếu bạn bị đau đầu nhức mắt dữ dội và thường xuyên, bạn nên đi khám ngay lập tức. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị dựa trên nguyên nhân, triệu chứng và vị trí đau. Thuốc có thể là kháng sinh nếu nguyên nhân là do viêm xoang hoặc thuốc trị chứng đau nửa đầu.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa
Muốn phòng ngừa cơn đau đầu nhức mắt bạn cần nhận biết được các tác nhân gây ra cơn đau đầu của bản thân. Nếu bạn bị nhức mỏi mắt và đau đầu do các yếu tố lối sống, hãy thực hiện một số thay đổi như sau:
- Hạn chế hoặc tránh sử dụng caffein, rượu và thực phẩm chế biến sẵn
- Bỏ hút thuốc
- Tập thể dục thường xuyên
- Tìm các biện pháp để giải tỏa căng thẳng
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý
- Tránh xa khỏi màn hình máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác
- Tránh các tác nhân gây đau đầu đã nhận thấy.
Đau đầu nhức mắt không còn là tình trạng hiếm gặp. Nếu tình trạng này làm ảnh hưởng đến thị lực hoặc đi kèm với các triệu chứng bất thường khác thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng hơn. Đừng tự chẩn đoán mà hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm và điều trị kịp thời.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Khi Liếc Mắt Bị đau
-
Đau Nhức Mắt - Triệu Chứng Của Nhiều Bệnh
-
Nguyên Nhân Khiến đau Mắt Khi Liếc? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Liếc Mắt Bị đau Là Bị Gì? Cách Chữa Trị
-
Nhức Mắt Khi Liếc, Cử Động Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Chứng đau Nửa đầu Gần Hốc Mắt Là Bệnh Gì? | Vinmec
-
Nhức Mắt Mỗi Khi Trợn Ngược Hay Liếc, Khắc Phục Như Thế Nào?
-
Đau Hốc Mắt
-
Đau Nửa đầu Thị Giác: Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Tại Sao Liếc Mắt Bị đau? Cần Làm Gì Khi Bị đau Lúc Mắt Di Chuyển?
-
Đau đầu Quanh Hốc Mắt - Tuổi Trẻ Online
-
Những Lý Do Có Thể Gây Ra đau đầu Nhức Mắt - Hapacol
-
Đau Hốc Mắt Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Hello Bacsi
-
Đau Nhức Hốc Mắt Là Bệnh Gì, Có Nghiêm Trọng Không?
-
Đau Nửa đầu Gần Hốc Mắt Là Bệnh Gì - 3 Bệnh Thường Gặp Nhất