Tại Sao Liếc Mắt Bị đau? Cần Làm Gì Khi Bị đau Lúc Mắt Di Chuyển?

Tùy mức độ đau, tần suất gặp phải và các triệu chứng liên quan mà liếc mắt bị đau là biểu hiện mỏi mắt đơn thuần hay dấu hiệu của bệnh lý về mắt nghiêm trọng hơn. Trong bài viết dưới đây, EYELINK sẽ cùng bạn tìm hiểu về tình trạng này.

Nội dung bài viết

  • 1/ Liếc mắt bị đau là bệnh gì?
  • 2/ Những triệu chứng thường gặp khi liếc mắt bị đau
  • 3/ Khi liếc mắt bị đau cần làm gì?

1/ Liếc mắt bị đau là bệnh gì?

Khi liếc mắt bị đau, mắt đau khi di chuyển thì rất có thể là do bạn bị mỏi mắt, mắt căng thẳng khi đọc hay nhìn màn hình điện tử nhiều. Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh về mắt như:

  • Viêm dây thần kinh thị giác: là tình trạng dây thần kinh đi từ phía sau nhãn cầu đến não bị viêm. Các triệu chứng thường gặp là mất thị lực cùng cảm giác đau nhiều, khó chịu khi mắt nhìn từ bên này sang bên kia.
  • Nhiễm trùng xoang: nhiễm trùng một trong các xoang khiến áp lực tích tụ phía sau mắt của bạn, có thể bị đau một bên mắt hoặc cả hai.
  • Chấn thương mắt.

Để làm rõ nguyên nhân liếc mắt bị đau nhức chỉ có thể xác nhận bằng MRI, do đó bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa sớm nhé.

2/ Những triệu chứng thường gặp khi liếc mắt bị đau

Nếu liếc mắt bị đau chỉ là các cơn đau nhẹ và không kèm triệu chứng khác, như mờ mắt hay tăng tiết dịch gỉ mắt thì bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách giảm đau tự nhiên, kết hợp cùng thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo không cần kê đơn để loại bỏ mỏi mắt, hỗ trợ mắt phục hồi tổn thương.

Trong một số trường hợp, đi kèm với cảm giác mắt bị đau khi liếc này thì bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác như:

  • Đỏ mắt
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Nhiều gỉ mắt, đặc biệt vào buổi sáng sau khi thức dậy
  • Đau vừa đến nặng khu trú ở mắt hoặc liếc mắt bị nhức đầu
  • Mắt bị đau và chảy nước mắt
  • Giảm thị lực
  • Buồn nôn, nôn

Khi có các triệu chứng kèm theo này, bạn nên đi khám nhãn khoa sớm. Các triệu chứng này có thể là manh mối để giúp bác sĩ tìm ra được nguyên nhân cơn đau.

3/ Khi liếc mắt bị đau cần làm gì?

Khi cơn đau mắt ở mức độ nhẹ và tần suất thấp, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày thì bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm kích ứng, làm dịu cơn đau sau:

  • Chườm đá lạnh tại vị trí mắt bị đau. Nên bọc đá qua một lớp khăn mềm.
  • Pha loãng nha đam với nước lạnh và dùng tăm bông thoa lên mắt.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo không kê đơn để thuyên giảm mỏi mắt, tạo điều kiện cho mắt phục hồi tổn thương.
  • Nên đeo kính râm khi đi ra ngoài, uống nhiều nước để cơ thể và mắt được cung cấp đủ nước.
  • Cố gắng không dụi mắt.
  • Hạn chế dùng thiết bị điện tử khi không cần thiết.
  • Điều chỉnh độ sáng màn hình phù hợp với ánh sáng của môi trường xung quanh để hạn chế việc điều tiết cho mắt.
  • Cho mắt được nghỉ ngơi bằng cách tạo thói quen với quy tắc 20 – 20 – 20: sau 20 phút nhìn xa 20 feet (6m) trong 20s.
  • Giữ khoảng cách từ mắt tới màn hình phù hợp.
  • Giữ màn hình có độ phân giải cao để hình ảnh được sắc nét hơn, giảm mỏi mắt.
  • Vệ sinh màn hình sạch sẽ.
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt, giàu vitamin, omega-3, lutein như: trứng, cá, cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ, cam…

Bạn có thể tham khảo nhỏ dưỡng mắt với nước mắt nhân tạo không chất bảo quản Sodyal X của Italy. Với thành phần là 0.1% Acid Hyaluronic dạng liên kết chéo (X-cross linked) – cấu trúc giúp tăng khả năng dưỡng ẩm và tính ổn định so với Acid Hyaluronic thông thường – Sodyal X giúp dưỡng ẩm chuyên sâu, tăng cường lớp bôi trơn cho bề mặt mắt và kính áp tròng, tạo cảm giác dễ chịu dài lâu, giảm triệu chứng khô mắt như chảy nước mắt, cộm, mờ, nhòe; phục hồi tổn thương nhanh chóng.

Nếu áp dụng các biện pháp giảm đau, dưỡng phục hồi mắt tại nhà nhưng không cải thiện hoặc liếc mắt bị đau kèm theo các triệu chứng bất thường khác. Bạn cần đi khám bác sĩ để làm rõ nguyên nhân và được kê đơn thuốc phù hợp.

Trong trường hợp này, có thể bạn sẽ cần dùng thêm thuốc nhỏ mắt kháng sinh, kháng viêm (như viêm dây thần kinh thị giác cần được điều trị bằng kháng viêm corticoid). Khi mắt bị dị ứng, thuốc chống dị ứng đường uống có thể được kê thêm để thuyên giảm cảm giác khó chịu do triệu chứng mang đến.

Nếu thị lực hoặc sức khỏe của bạn gặp nguy hiểm, các bác sĩ có thể sẽ cùng bạn xem xét để lựa chọn phẫu thuật.

Như vậy, khi liếc mắt bị đau, bạn vẫn nên tới bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám trực tiếp, tốt nhất là tại Bệnh viện Mắt để có đầy đủ phương tiện, nhằm chẩn đoán sớm và được điều trị kịp thời. Cũng đừng quên thực hành các biện pháp chăm sóc mắt tại nhà hàng ngày nhé!

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.webmd.com/eye-health/eye-pain-causes-symptoms-diagnosis-treatment
  2. https://www.healthline.com/health/why-do-my-eyes-hurt#diagnosis

Từ khóa » Khi Liếc Mắt Bị đau