Đau Dây Thần Kinh Chẩm: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Hello Bacsi

Đau dây thần kinh chẩm thường bị nhầm lẫn là một dạng đau nửa đầu. Bởi cơn đau này thường lan từ cổ đến nửa sau đầu, sau tai và thường chỉ ảnh hưởng một bên đầu. Tuy nhiên, tình trạng này khác với đau nửa đầu cả về nguyên nhân và cách điều trị.

Hiểu rõ hơn về đau dây thần kinh chẩm sẽ giúp bạn biết được cách đối phó khi bị những cơn đau này tấn công, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tìm hiểu chung

Đau dây thần kinh chẩm là gì?

Dây thần kinh chẩm là 2 sợi thần kinh lớn bắt đầu từ giữa đốt sống cổ trên đi qua các cơ ở phía sau đầu vào da đầu, chi phối cảm giác ở khu vực này. Khi dây thần kinh chẩm bị kích thích sẽ có cảm giác đau như bắn, điện giật hoặc ngứa ran, rất giống với cảm giác đau dây thần kinh sinh ba, nhưng chúng chỉ ảnh hưởng ở phía sau đầu, ít khi lan ra phía trước về một bên mắt. 

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng đau dây thần kinh chẩm 

  • Đau nhức, rát hoặc đau nhói từ phía cổ lên sau đầu. Cảm giác đau như kim đâm xuyên thấu ở khu vực đầu cổ sau. 
  • Cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên da đầu. 
  • Đau sau mắt. 
  • Đau khi cử động cổ.
  • Nhạy cảm ở da đầu, một số bệnh nhân có thể bị đau ngay cả khi có va chạm nhẹ nhất khiến việc gội đầu hoặc nằm gối cũng trở nên khó khăn. 

Bên cạnh đó, một số bệnh nhân cũng sẽ có các biểu hiện tương tự như đau nửa đầu hoặc đau đầu từng cơn. 

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh chẩm là gì?

chẩn đoán nguyên nhân đau dây thần kinh chẩm

Đau dây thần kinh chẩm là kết quả của việc dây thần kinh bị chèn ép hoặc căng cơ ở cổ; hoặc cũng có thể do chấn thương ở đầu, cổ. Đau dây thần kinh chẩm có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Dưới đây là một số bệnh lý có thể liên quan đến tình trạng này: 

  • Thoái hóa khớp đốt sống cổ trên 
  • Chấn thương các dây thần kinh chẩm 
  • Thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép lên các dây thần kinh chẩm hoặc các rễ thần kinh C2 và/hoặc C3 ở cổ. 
  • Bệnh thoái vị đĩa đệm cổ 
  • Các khối u ảnh hưởng đến rễ thần kinh cổ C2, C3 
  • Bệnh gout 
  • Bệnh tiểu đường 
  • Viêm mạch máu 
  • Nhiễm trùng 

Ngoài ra, ở nhiều trường hợp, nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh chẩm là do căng cơ cổ mãn tính hoặc không rõ nguyên nhân. 

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau dây thần kinh chẩm?

Chẩn đoán đau dây thần kinh chẩm rất phức tạp vì thực tế không có xét nghiệm cụ thể. Trước tiên bác sĩ thường kiểm tra thể chất và thần kinh khi có dấu hiệu nghi ngờ đau dây thần kinh chẩm. Nhưng nếu không phát hiện ra dấu hiệu bất thường, một số kỹ thuật chẩn đoán sau đây có thể hữu ích để xác định có phải là đau dây thần kinh chẩm không: 

  • Chụp MRI để quan sát hình ảnh ba chiều của cấu trúc vùng cần chẩn đoán. 
  • Chụp CT scan cho thấy hình dạng và kích thước của vùng cơ thể được quét. 
  • Block thần kinh chẩm. 

Những phương pháp điều trị đau dây thần kinh chẩm 

điều trị đau dây thần kinh chẩm

Điều trị dây thần kinh chẩm chủ yếu là các phương pháp giúp giảm đau.Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể đề nghị điều trị phẫu thuật hoặc không phẫu thuật.

Điều trị không phẫu thuật 

  • Giảm đau bằng nhiệt. Bạn có thể dùng các đệm sưởi hoặc các túi chườm có bán sẵn ngoài nhà thuốc để làm giảm đau.. 
  • Vật lý trị liệu hoặc xoa bóp tại chỗ đau. 
  • Để giảm đau, bạn cũng có thể dùng một số thuốc như thuốc chống viêm, giãn cơ, chống co giật. 
  • Block thần kinh qua da không chỉ dùng để chẩn đoán mà đôi lúc còn dùng làm giảm đau dây thần kinh chẩm. 
  • Tiêm botox có thể hiệu quả trong làm giảm đau do viêm dây thần kinh. 

Điều trị phẫu thuật  

  • Kích thích tủy sống. Đây là phương pháp dùng các điện cực kích thích đặt giữa tủy sống và đốt sống. Các điện cực này sẽ ngăn chặn tín hiệu đau được truyền từ tủy sống đến não. 
  • Kích thích dây thần kinh chẩm. Phương pháp này tương tự như kích thích tủy sống nhưng các điện cực sẽ được đặt dưới da, ở gần dây thần kinh chẩm. 
  • Phẫu thuật cắt bỏ hạch tủy sống cổ C2-C3.  

Chăm sóc bệnh nhân

Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân đau dây thần kinh chẩm

Bác sĩ khuyến khích bệnh nhân thường xuyên tái khám để duy trì hiệu quả điều trị bệnh. Trong những lần thăm khám này bác sĩ có thể điều chỉnh các điện cực kích thích hoặc đánh giá hồi phục của bệnh nhân sau điều trị. Việc theo sát bệnh sẽ giúp bác sĩ đảm bảo rằng bệnh nhân được chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » Chèn Dây Thần Kinh Cổ Gây đau đầu